Tàu sân bay Mỹ và hải quân Ấn Độ tập trận chung, gửi tín hiệu mạnh mẽ đến ĐCSTQ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Cuộc xung đột biên giới Trung - Ấn đã gây ra căng thẳng gay gắt giữa hai nước. Hôm 20/7, nhóm tác chiến tàu sân bay USS Nimitz của Mỹ và các tàu chiến của Hải quân Ấn Độ đã tổ chức một cuộc tập trận quân sự gần quần đảo Andaman và Nicobar của Ấn Độ, phát đi tín hiệu chiến lược mạnh mẽ cho Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

ĐCSTQ thường xuyên thể hiện sự hiếu chiến ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Hôm 18/7, USS Nimitz - tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân của Hải quân Hoa Kỳ, đã vượt qua eo biển Malacca và tiến vào Ấn Độ Dương. Hôm 20/7, hải quân Hoa Kỳ và Ấn Độ đã tiến hành "Cuộc tập trận tương tác" (PASSEX) và hai bên đã thiết lập được "khả năng tương tác" thông qua một loạt các cuộc tập trận như cuộc tập trận hải quân chung Malabar.

Thông cáo báo chí của Hải quân Hoa Kỳ tuyên bố rằng, tàu tuần dương có tên lửa dẫn đường USS Princeton (CG-59), tàu tuần dương có tên lửa dẫn đường dòng Arleigh Burke USS John Paul Jones (DDG-53), tàu khu trục USS Sterett (DDG-104) và tàu khu trục Ralph Johnson (DDG-114), v.v. đã gia nhập vào nhóm tác chiến tàu sân bay Nimitz.

Trong cuộc tập trận gần quần đảo Andaman và Nicobar, tàu chiến Ấn Độ gồm có tàu ​​khu trục, tàu hộ vệ, tàu ngầm và máy bay tuần tra hàng hải, tất cả các trang thiết bị của Hải quân Ấn Độ thuộc Bộ Tư lệnh Andaman - Nicobar (ANC) và Bộ Tư lệnh Hải quân Miền Đông (ANC) đều đã tham gia tập trận.

Hôm 20/7, nhóm tác chiến tàu sân bay USS Nimitz Mỹ và các tàu chiến của Hải quân Ấn Độ đã tổ chức một cuộc tập trận quân sự gần đảo Andaman và Nicobar. (U.S. Navy photo by Mass Communication 2nd Class Donald R. White Jr.)

Tư lệnh của nhóm tác chiến tàu sân bay Nimitz, Chuẩn đô đốc Jim Kirk, nói: “Đây là một đặc quyền khi được tác chiến với Hải quân Ấn Độ. Ngài RADM Vatsayan, Tư lệnh của Hạm đội Miền Đông Ấn Độ, đã lãnh đạo một hạm đội lớn mạnh và thuần thục. Nhóm tác chiến tàu sân bay Nimitz đã tham gia một loạt các cuộc tập trận với hạm đội của ngài RADM, điều này đã cải thiện khả năng tương tác của chúng tôi và chứng minh sự linh hoạt của hải quân hai nước".

Thông cáo báo chí của Hải quân Hoa Kỳ tuyên bố rằng, trong khi hành động cùng nhau, Hải quân Hoa Kỳ và Ấn Độ đã tiến hành các cuộc tập trận cao cấp nhằm tối đa hóa khả năng huấn luyện và khả năng tương tác, bao gồm cả khả năng phòng không. Nhiệm vụ của nhóm tác chiến tàu sân bay USS Nimitz là cung cấp an ninh trên toàn khu vực trong khi xây dựng quan hệ đối tác với bạn bè và đồng minh.

USS Nimitz và USS Ronald Reagan vừa hoàn thành các nhiệm vụ bố trí tác chiến và bảo đảm "tự do hàng hải" ở Biển Đông. Đây là hành động hỗ trợ chính mà Hoa Kỳ thể hiện với các đồng minh và đối tác trong khu vực để cùng nhau chống lại sự xâm lược và bành trướng của ĐCSTQ.

Hoa Kỳ có 10 "tàu sân bay siêu hạng" giống Nimitz, mỗi chiếc có trọng tải khoảng 100.000 tấn, có khả năng mang theo 80 đến 90 máy bay chiến đấu và có thể triển khai trên toàn thế giới.

Chính quyền Ấn Độ tuyên bố rằng các tuyến đường thủy hải dương mang tính chiến lược là một phần của các khu vực chung trên toàn cầu. Anurag Srivastava, Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Ấn Độ, cho biết trong một cuộc họp báo tuần trước: "Chúng tôi kiên quyết tuân theo luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Luật Biển, bảo đảm tự do đi lại bằng đường hàng không và đường biển trong các vùng biển quốc tế này, và các hoạt động thương mại hợp pháp cũng sẽ không bị cản trở".

Hôm 20/7, nhóm tác chiến tàu sân bay USS Nimitz Mỹ và các tàu chiến của Hải quân Ấn Độ đã tổ chức một cuộc tập trận quân sự gần đảo Andaman và Nicobar. (U.S. Navy photo by Mass Communication Specialist 3rd Class Jose Madrigal)

Hôm 27/6, hải quân Ấn Độ và Nhật Bản đã tiến hành một cuộc tập trận chung ở Vịnh Bengal. Từ năm 2015, Nhật Bản thường xuyên tham gia cuộc tập trận hải quân chung "Malabar" giữa Ấn Độ và Hoa Kỳ.

Theo VOA của Mỹ đưa tin, Ấn Độ đang hoàn thiện kế hoạch mời Úc tham gia tập trận hải quân ở Ấn Độ Dương. Đây sẽ là một bước tiến lớn để Ấn Độ, Nhật Bản, Úc và Hoa Kỳ tăng cường hợp tác quốc phòng để đối trọng với ĐCSTQ.

Mục tiêu của bốn quốc gia này là xây dựng một khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do, cởi mở và ổn định để chống lại sự xâm lược và bành trướng của ĐCSTQ.

Đông Phương

Theo Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Tàu sân bay Mỹ và hải quân Ấn Độ tập trận chung, gửi tín hiệu mạnh mẽ đến ĐCSTQ