Thâm hụt thương mại của Mỹ thấp nhất trong 1,5 năm qua do nhập khẩu ít hơn từ Trung Quốc

Giúp NTDVN sửa lỗi

Thâm hụt thương mại của Mỹ giảm 7,6% trong tháng 10, xuống mức thấp nhất trong vòng 16 tháng trở lại đây, một phần là do nhập khẩu ít hơn từ Trung Quốc trong bối cảnh tranh chấp thương mại đang diễn ra...

Ngày 5/12, Cục phân tích kinh tế Mỹ cho biết: thâm hụt hối phiếu thương mại toàn quốc trong tháng 10 giảm xuống còn 47,2 tỷ đô la so với mức 51,1 tỷ đô la vào tháng trước. Trong hai tháng vừa rồi, cả nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa đều giảm.

Thâm hụt thương mại nhỏ hơn có thể thúc đẩy tăng tổng sản phẩm quốc nội trong quý IV

Tổng nhập khẩu trong tháng 10 là 254,3 tỷ đô la, ít hơn 4,3 tỷ đô la so với nhập khẩu trong tháng 9, giảm 1,7%. Giá trị hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc từ tháng 9 đến tháng 10 giảm 1,8 tỷ đô la xuống còn 35,3 tỷ đô la, số liệu đã loại bỏ yếu tố mùa vụ.

Các sản phẩm mà Mỹ nhập khẩu trong tháng 10 ít hơn so với tháng 9 bao gồm: dược phẩm, điện thoại di động, quần áo, đồ chơi và tivi. Trong cùng thời gian, xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc cũng giảm từ 9 tỷ đô la xuống còn 7,5 tỷ đô la.

Tổng xuất khẩu trong tháng 10 của Mỹ là 207,1 tỷ đô la, tức là giảm 0,2% so với tháng trước đó, tương đương 0,4 tỷ đô la.

Cuộc xung đột thương mại với Trung Quốc đã làm nhập khẩu và xuất khẩu của Mỹ giảm xuống mức thấp nhất trong 17 tháng qua.

shipping containers
Các container vận chuyển đang được chất lên một con tàu trên đảo Terminal ở Los Angeles, California vào ngày 30/1/2019. (Reuters/Mike Blake)

‘Thỏa thuận sẽ thành công’

Washington và Bắc Kinh vẫn chưa ký kết thỏa thuận “giai đoạn một” được công bố trong tháng 10, điều này đã làm gia tăng lo ngại về sự leo thang của cuộc xung đột thương mại giữa hai quốc gia.

Hồi tháng 10, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới cho biết rằng họ đã đạt được thỏa thuận thương mại một phần về nguyên tắc, sở hữu trí tuệ, dịch vụ tài chính, và nông nghiệp.

Tổng thống Donald Trump và nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã lên kế hoạch gặp gỡ và ký kết thỏa thuận thương mại sơ bộ tại Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo châu Á - Thái Bình Dương tại Chile vào giữa tháng 11, nhưng hội nghị đã bị hủy bỏ.

U.S. President Donald Trump meets with Chinese leader Xi Jinping at the start of their bilateral meeting at the G20 leaders summit in Osaka, Japan, on June 29, 2019. (Reuters/Kevin Lamarque)
Tổng thống Donald Trump gặp nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình khi bắt đầu cuộc họp song phương tại Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo G20 ở Osaka, Nhật Bản vào ngày 29/6/2019. (Kevin Lamarque/Reuters)

Phát biểu trước một cuộc họp với các nhà lãnh đạo NATO tại London, ông Trump cho biết thỏa thuận thương mại với Trung Quốc có thể phải đợi đến sau cuộc bầu cử vào tháng 11 năm 2020.

Ngài Tổng thống nói với các phóng viên: “Tôi không có hạn chót nào cả. Ở một mức độ nhất định, tôi nghĩ rằng thỏa thuận với Trung Quốc tốt nhất nên đợi cho tới sau cuộc bầu cử. Nhưng họ muốn thỏa thuận ngay bây giờ, để xem liệu nó có tiến triển tốt không; tôi nghĩ rằng thỏa thuận sẽ thành công thôi”.

Chứng khoán Mỹ đã lao dốc vào ngày 3/12 sau khi ông Trump đề nghị rằng thỏa thuận thương mại có thể phải chờ đợi.

Chỉ số bình quân ngành công nghiệp Dow Jones trên thị trường chứng khoán đã giảm hơn 450 điểm trong phiên giao dịch buổi sáng, ghi nhận mức giảm lớn nhất trong vòng hai tháng qua. Chỉ số S&P 500 và Nasdaq Composite cũng giảm hơn 1%.

Hôm thứ Tư (4/12), ông Trump cho biết cuộc đàm phán thương mại với Trung Quốc đang tiến triển “rất tốt”, có vẻ lạc quan hơn so với phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh NATO trước đó. Các nhà đầu tư hy vọng rằng Mỹ và Trung Quốc có thể ngăn chặn sự leo thang căng thẳng thương mại giữa hai nước - điều đang làm suy giảm niềm tin của họ.

Khảo sát chuyên gia: Xác suất xảy ra suy thoái kinh tế tại Mỹ giảm

Trong một cuộc thăm dò ý kiến ​​vào quý IV của Bankrate, khoảng hai chục nhà kinh tế hàng đầu cho biết xác suất suy thoái kinh tế vào năm 2020 là 35%, thấp hơn so với xác suất 41% trong một khảo sát tương tự vào quý III.

Kết quả khảo sát Chỉ số kinh tế quý IV của Bankrate cho thấy các chuyên gia, chủ yếu là các nhà kinh tế hàng đầu và giám đốc điều hành cấp cao của các tổ chức tài chính, hiện đang lạc quan hơn về triển vọng kinh tế của năm tới so với nhóm người được phỏng vấn tương tự vào quý trước.

Có cùng niềm tin lớn hơn trong quý IV so với quý III, các chi tiết chính của bản báo cáo hôm thứ Hai (2/12) của Viện Quản lý cung ứng (ISM) đã lạc quan hơn, bao gồm các đơn đặt hàng và việc làm mới trong ngành dịch vụ.

Ông Timothy Fiore, Chủ tịch Ủy ban Khảo sát Kinh doanh ISM, cho biết trong một báo cáo: “Nhận xét của những người tham gia là nhất quán so với tháng trước, với niềm tin được cải thiện hơn so với tháng 10”.

Trong khi nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ 2,1% trong quý III, báo cáo ISM ghi nhận tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm là 1,5%.

Ông Fiore cho biết thêm: “Mối quan hệ trong quá khứ giữa PMI [Chỉ số quản lý mua hàng] và nền kinh tế nói chung cho thấy PMI trong tháng 11 (48,1%) tương ứng với mức tăng 1,5% của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trên cơ sở hàng năm”.

Ước tính tăng trưởng trong quý IV nằm trong khoảng từ 1,3% đến 1,9% hàng năm.

Thuế quan đối với Brazil và Argentina

Trong khi đó, vào hôm thứ Hai (2/12), ông Trump tuyên bố đã đổi mới thuế thép và nhôm đối với Brazil và Argentina như một biện pháp nhằm bảo vệ các nhà sản xuất và công nhân Hoa Kỳ.

Tổng thống nói rằng sự mất giá gần đây của đồng tiền Brazil và Argentina đã thúc đẩy ông hành động.

Hoa Kỳ có thặng dư thương mại với Brazil, đã tăng trong tháng 10 lên mức cao nhất kể từ tháng 3 năm 2014. Thặng dư thương mại với Nam và Trung Mỹ đạt mức cao kỷ lục trong tháng 10.

Ông Trump đã áp dụng hoặc đe dọa áp dụng thuế quan đối với một số quốc gia trong nỗ lực mà ông mô tả là nhằm tái cân bằng cán cân thương mại toàn cầu đang bất công bằng.

Thanh Hương (biên dịch)

Theo theepochtimes



BÀI CHỌN LỌC

Thâm hụt thương mại của Mỹ thấp nhất trong 1,5 năm qua do nhập khẩu ít hơn từ Trung Quốc