Thảm kịch Benghazi và sự dối trá của Barack Obama

Giúp NTDVN sửa lỗi

Giờ đây khi nhắc đến địa danh Benghazi, người ta không chỉ nghĩ đến thành phố lớn nhất nằm ở phía đông Libya, mà còn nhớ đến thảm kịch đẫm máu tại Tòa lãnh sự Mỹ vào tối 11/9/2012. Vụ tấn công phái đoàn ngoại giao Hoa Kỳ tại Benghazi đã khiến 4 người Mỹ tử nạn, trong đó có Đại sứ Mỹ Christopher Stevens. Cho đến nay, thảm kịch Benghazi vẫn chìm trong bóng tối bí ẩn của… di sản Barack Obama.

Rạng sáng ngày 3/1/2020, Trung Cận Đông nóng lên khi Tướng Qassem Soleimani, chỉ huy Lực lượng Quds tinh nhuệ thuộc Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) đã bị giết chết trong một vụ nã tên lửa của Mỹ tại sân bay Baghdad. Vụ việc xảy ra chỉ đúng một ngày sau cuộc tấn công Đại sứ quán Mỹ tại Iraq vào đêm 31/12/ 2019.

Tướng Qassem Soleimani, chỉ huy Lực lượng Quds tinh nhuệ thuộc Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) đã bị giết chết trong một vụ nã tên lửa của Mỹ tại sân bay Baghdad. (Ảnh chụp video)
Tướng Qassem Soleimani, chỉ huy Lực lượng Quds tinh nhuệ thuộc Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) đã bị giết chết trong một vụ nã tên lửa của Mỹ tại sân bay Baghdad. (Ảnh chụp video)

Cuộc tấn công Đại sứ quán Mỹ tại Iraq đã gợi nhớ đến một trong những ký ức tồi tệ nhất, xảy ra cách đây gần 8 năm tại thành phố Benghazi (Libya) - hay còn gọi là “Biến cố Benghazi” - khi một nhóm phiến quân đã tấn công Lãnh sự quán Mỹ vào ngày 11/9/2012.

Đảng Dân chủ “bảo vệ” Iran, âm mưu “trói tay” Tổng thống Mỹ

Cách đây đúng 10 ngày (7/5/2020), Thượng viện Hoa Kỳ đã không thể giành đủ phiếu để bác quyền phủ quyết của Tổng thống Donald Trump đối với Nghị quyết Quyền lực Chiến tranh do Hạ viện (Đảng Dân chủ kiểm soát) soạn thảo và thông qua, nhằm hạn chế khả năng Tổng thống phát động chiến tranh chống Iran.

Phiên bỏ phiếu tại Thượng viện đã không đạt đủ 2/3 số phiếu cần thiết để đảo ngược quyền phủ quyết của Tổng thống đối với Nghị quyết mà ông Trump gọi là "sự sỉ nhục", và cho rằng nó sẽ “làm tổn hại nghiêm trọng khả năng của Tổng thống trong việc bảo vệ Hoa Kỳ, đồng minh và đối tác của chúng ta”.

Tháng 2/2020, Hạ viện Mỹ đã thông qua Nghị quyết này ngay sau khi Tổng thống Donald Trump ra lệnh tiêu diệt Tướng Iran Qassem Soleimani tại Sân bay Quốc tế Baghdad. Tất cả các sự kiện trên đều bắt nguồn từ vụ tấn công Đại sứ quán Mỹ tại Iraq vào đêm 31/12/2019.

Tất cả các sự kiện trên đều bắt nguồn từ vụ tấn công Đại sứ quán Mỹ tại Iraq vào đêm 31/12/2019. (Ảnh chụp video)
Tất cả các sự kiện trên đều bắt nguồn từ vụ tấn công Đại sứ quán Mỹ tại Iraq vào đêm 31/12/2019. (Ảnh chụp video)

Bối cảnh cuộc tấn công Đại sứ quán Mỹ tại Iraq

Cái chết của Tướng Qassem Soleimani vào rạng sáng ngày 3/1/2020 đã trở thành nút thắt đỉnh điểm trong cuộc xung đột giữa Mỹ và Iran diễn ra trong chỉ trong vòng có vài ngày, bắt đầu từ vụ một nhà thầu dân sự Mỹ bị giết chết trong cuộc không kích ở miền Bắc Iraq ngày 27/12/2019.

Trước khi phát động vụ nã tên lửa tiêu diệt đoàn xe trong đó có Qassem Soleimani, tình báo Mỹ có nhiều lý do để tin rằng, tướng Soleimani đã tham gia ở “giai đoạn cuối” trong việc hoạch định chiến dịch tấn công người Mỹ tại Iraq, Syria và Lebanon.

Ngày 31/12/2019, nhằm đúng đêm Giao thừa, những người “biểu tình” do dân quân Iraq được Iran hậu thuẫn đã tấn công Đại sứ quán Mỹ ở Baghdad với lý do nhằm “đáp trả” các cuộc không kích của Mỹ. Những kẻ quá khích đã đập phá camera an ninh, cửa sổ, cửa chính, và xông vào khu vực An ninh bên ngoài rồi phóng hỏa vào khu vực Tiếp tân, nhưng đã bị cảnh vệ Đại sứ quán Mỹ đáp trả bằng lựu đạn gây choáng và hơi cay.

Đám đông biểu tình, trong đó có rất nhiều người mặc đồng phục dân quân Iraq đã bị đẩy lùi sau khi hai chiếc trực thăng Apache cùng 100 lính thủy đánh bộ được điều động gấp rút từ Tiểu đoàn 2, Sư đoàn Thủy quân Lục chiến số 7 có mặt nhanh chóng tại Đại sứ quán Mỹ.

Sự có mặt kịp thời của quân đội Mỹ tại Đại sứ quán đã giúp đẩy lùi nhanh chóng cuộc tấn công của đám đông biểu tình. (Ảnh chụp video)
Sự có mặt kịp thời của quân đội Mỹ tại Đại sứ quán đã giúp đẩy lùi nhanh chóng cuộc tấn công của đám đông biểu tình. (Ảnh chụp video)

Tổng thống Donald Trump đã viết trên Twitter: “Đại sứ quán Mỹ tại Iraq đã trải qua nhiều giờ, AN TOÀN! Nhiều chiến binh tuyệt vời của chúng ta, cùng với trang thiết bị quân sự có tính sát thương nhất trên thế giới, đã lập tức nhanh chóng tới hiện trường...”

Vậy vì sao “Biến cố Benghazi” dưới thời chính quyền Barack Obama lại được nhắc đến trong vụ tấn công Đại sứ quán Mỹ tại Baghdad dưới sự chỉ huy của vị Tổng Tư lệnh Donald Trump? Câu trả lời: Đó chính là sự TƯƠNG PHẢN trong cách xử lý khủng hoảng giữa hai vị Tổng thống.

Cùng một sự kiện, nhưng cách xử lý khủng hoảng đã thể hiện sự khác biệt giữa hai vị tổng thống Mỹ: Donald Trump và Barack Obama. (Ảnh tổng hợp)
Cùng một sự kiện, nhưng cách xử lý khủng hoảng đã thể hiện sự khác biệt giữa hai vị tổng thống Mỹ: Donald Trump và Barack Obama. (Ảnh tổng hợp)

Thảm kịch Benghazi

Cách nay gần 8 năm, vào tối ngày 11/9/2012, một nhóm vũ trang Hồi giáo đã tấn công Tổng Lãnh sự Mỹ tại thành phố Benghazi trong nhiều đợt. Vụ tấn công đã khiến đại sứ Chris Stevens cùng thông tín viên Sean Smith tử nạn.

Vài giờ sau, đến lượt sở tiền trạm của CIA nằm cách đó gần 2 cây số cũng bị tấn công, khiến hai đặc vụ CIA là Tyrone Woods và Ghen Doherty đã bị chết.

Cuộc bao vây và tấn công Tòa lãnh sự Mỹ diễn ra trong vòng 13 tiếng đồng hồ. Ngay sau đó, chính quyền Obama đã nhiều lần kết luận rằng, đây là một cuộc tấn công tự phát do đám đông quá khích biểu tình phản đối một video có nội dung nhục mạ Hồi giáo, sản xuất tại Mỹ có tiêu đề: The Innocence of Muslims (Sự ngây thơ của người Hồi giáo).

Video dài 14 phút đăng trên Youtube vào tháng 6/2012 không hề gây tiếng vang, và cách thời điểm xảy ra thảm kịch tận 3 tháng, đã trở thành một lý do “chính đáng” để chính quyền Obama vin vào đó nhằm che giấu hậu quả. Kết luận vội vã này sau đó đã được chính Cục tình báo CIA khẳng định lại: “Những người ban đầu được cho là những người biểu tình thực sự là một nhóm phiến quân Hồi giáo với mục tiêu tấn công Tòa lãnh sự”.

Thay vì đứng ra chịu trách nhiệm cho thảm kịch, chính quyền Obama lại đổ lỗi rằng cuộc tấn công tự phát do đám đông quá khích phản đối một video có nội dung nhục mạ Hồi giáo sản xuất tại Mỹ có tiêu đề: The Innocence of Muslims (Sự ngây thơ của người Hồi giáo).
Thay vì đứng ra chịu trách nhiệm cho việc phản ứng chậm chạp với thảm kịch, chính quyền Obama lại đổ lỗi rằng cuộc tấn công tự phát do đám đông quá khích phản đối một video có nội dung nhục mạ Hồi giáo sản xuất tại Mỹ có tiêu đề: The Innocence of Muslims. (Ảnh tổng hợp)

Vụ tấn công tại Benghazi đã trở thành thảm kịch quốc gia, dẫn tới cuộc điều tra do các nghị sĩ Đảng Cộng hòa đứng đầu. Họ lo ngại rằng, chính quyền Tổng thống Obama đã làm sai lệch sự thật về những gì đã xảy ra tại Benghazi.

Hai năm sau, vào ngày 17/9/2014, Ủy ban Giám sát của Hạ viện đã mở cuộc điều trần trong khuôn khổ của việc điều tra của Hạ viện về “Biến cố Benghazi”. Cuộc điều tra xoay quanh ba câu hỏi:

  1. Liệu Tòa lãnh sự Benghazi có được bảo vệ đầy đủ?
  2. Liệu nước Mỹ có ngăn chặn được cuộc tấn công này?
  3. Và liệu chính quyền Obama có che đậy sự thật về nguồn gốc của cuộc tấn công này hay không?

Lần ngược thời gian, hé lộ nhiều nghi vấn

18 tiếng trước khi xảy ra thảm kịch Benghazi, trùm khủng bố Al-Qaeda là Ayman al-Zawahiri đã ra lời hiệu triệu trong một video đăng trên mạng Internet, kêu gọi các lực lượng khủng bố đồng loạt tấn công người Mỹ tại Libya để trả thù việc một trùm đặc công của Al-Qaeda là Abu Yahya al-Libi bị máy bay không người lái của Mỹ hạ sát.

18 tiếng trước khi xảy ra thảm kịch Benghazi, trùm khủng bố Al-Qaeda là Ayman al-Zawahiri đã ra lời hiệu triệu trong một video đăng tải trên mạng Internet, kêu gọi đồng loạt tấn công người Mỹ.
18 tiếng trước khi xảy ra thảm kịch Benghazi, trùm khủng bố Al-Qaeda là Ayman al-Zawahiri đã ra lời hiệu triệu trong một video đăng tải trên mạng Internet, kêu gọi đồng loạt tấn công người Mỹ tại Lybia. (Ảnh: Andres Pérez Flickr - CC BY 2.0)

Khi ấy, truyền thông cánh tả Mỹ đã “lờ tịt” lời hiệu triệu này của trùm khủng bố, cũng như đưa tin hạn chế về sự kiện một đám đông Hồi giáo bạo động trước Đại sứ quán Mỹ tại Ai Cập. Cuộc bạo động tại Đại sứ quán Mỹ ở thủ đô Cairo chỉ diễn ra đúng 6 tiếng sau lời hiệu triệu của trùm khủng bố Ayman al-Zawahiri, và cách 12 giờ đồng hồ trước khi xảy ra thảm kịch Benghazi.

Vì sao truyền thông cánh tả Mỹ lại hạn chế đưa những tin “nguy hiểm” này? Đơn giản, đây là thời điểm nước rút của Tổng thống Obama trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng nhiệm kỳ 2. Vì vậy, mọi thông tin bất lợi cho chính quyền Obama đều tự nguyện “câm lặng”.

Benghazi là thành phố lớn thứ hai của Libya, và là tâm điểm của các cuộc biểu tình chống nhà độc tài Libya là Muammar Gaddafi trong cuộc nổi dậy Mùa xuân Ả rập năm 2011, dẫn tới cuộc nội chiến vào tháng 3/2011.

Sau khi nội chiến kết thúc vào tháng 8/2011, Benghazi đã trở thành một trong những địa danh nguy hiểm nhất thế giới, là cái nôi của các hoạt động dân quân khủng bố, là căn cứ quan trọng của phiến quân và các nhóm thánh chiến Hồi giáo cực đoan. Rất nhiều phiến quân sau đó đã gia nhập lực lượng dân quân đều có nguồn gốc từ thành phố Benghazi, nên có thể nói Benghazi là một nơi đại loạn.

Benghazi trở thành một trong những địa danh nguy hiểm nhất thế giới, là cái nôi của các hoạt động dân quân khủng bố, là căn cứ quan trọng của phiến quân và các nhóm thánh chiến Hồi giáo cực đoan.
Benghazi trở thành nơi nguy hiểm nhất thế giới, là cái nôi của các hoạt động dân quân khủng bố, là căn cứ quan trọng của phiến quân và các nhóm thánh chiến Hồi giáo cực đoan. (Ảnh: Getty)

Các tổ chức quốc tế như Ủy ban Chữ Thập đỏ Quốc tế hay các đại sứ quán của phương Tây đều rút khỏi điểm nóng Benghazi từ trước. Nhưng chính quyền Barack Obama vẫn duy trì Tòa Lãnh sự Mỹ tại đây, và một tiền trạm CIA bí mật nằm cách đó gần hai cây số.

7 tháng trước khi thảm kịch xảy ra, tháng 2/2012, chính quyền Obama đã nhận được yêu cầu của đại sứ Chris Stevens bổ sung thêm lực lượng bảo vệ an ninh mật.

Ngày 25/6/2012, đại sứ Stevens đã gọi điện cho Nhà Trắng, bày tỏ nỗi lo ngại về chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan đang gia tăng xung quanh Benghazi, với sự xuất hiện của 10 trung tâm huấn luyện khủng bố cài cắm quanh các trụ sở của Mỹ. Đại sứ Stevens đã “lưu ý” với ông chủ Nhà Trắng rằng, các nhân viên ngoại giao Mỹ đã nhiều lần phát hiện thấy lá cờ đen của tổ chức khủng bố Al-Qaeda bay qua các tòa nhà chính phủ.

Ông yêu cầu Nhà Trắng bổ sung thêm 11 lính bảo vệ với lưu ý: “Việc hỗ trợ an ninh từ nước chủ nhà là không đủ, và không thể phụ thuộc nguồn cung cấp môi trường an toàn này cho người nước ngoài phụ trách”.

Đại sứ Mỹ Chris Stevens (phải) đã nhiều lần bày tỏ lo ngại và cảnh báo về sự nguy hiểm, cùng mối đe dọa ngày càng gia tăng của các nhóm khủng bố xung quanh khu vực Đại sứ quán. (Ảnh: Getty)
Đại sứ Mỹ Chris Stevens (phải) đã nhiều lần bày tỏ lo ngại và cảnh báo về sự nguy hiểm, cùng mối đe dọa ngày càng gia tăng của các nhóm khủng bố xung quanh khu vực Đại sứ quán. (Ảnh: Getty)

Tuy nhiên, yêu cầu này của vị đại sứ liên tục bị Obama từ chối. Hai năm sau tấn thảm kịch, trong cuộc điều trần làm chứng trước Ủy ban Giám sát Hạ viện Mỹ, một số quan chức an ninh trong chính quyền Obama hé lộ lý do từ chối bổ sung lực lượng bảo vệ cho Tòa lãnh sự tại Benghazi, là do Tổng thống Obama “không muốn một màn trình diễn của lực lượng Mỹ tại Benghazi sẽ xúc phạm người Hồi giáo”.

Thay vào đó, chính quyền Obama muốn dựa vào lực lượng an ninh của nước chủ nhà Libya – vốn đang trong tình cảnh hỗn loạn nhiễu nhương - và đây cũng là điều mà chính đại sứ Stevens lo ngại.

Khi ngày 11/9 đến gần, là thời điểm nhạy cảm đối với tất cả các cơ sở đồn trú của Mỹ tại nước ngoài, chính quyền Obama nhẽ ra phải tăng cường an ninh để bảo vệ cơ quan ngoại giao đặt tại các quốc gia Hồi giáo ngày càng thù địch với Mỹ, thì vị Tổng thống da màu lại làm ngược lại.

Tổng thống Obama “không muốn một màn trình diễn của lực lượng Mỹ tại Benghazi sẽ xúc phạm người Hồi giáo”.
Tổng thống Obama “không muốn một màn trình diễn của lực lượng Mỹ tại Benghazi sẽ xúc phạm người Hồi giáo”. (Ảnh: Getty)

Tháng 8/2012, Tổng thống Obama không những không bổ sung thêm lực lượng an ninh, mà lại còn hạ lệnh rút 16 lính đặc nhiệm bảo vệ Tòa lãnh sự Mỹ ở Benghazi rời khỏi Libya, thay thế vào đó là nhân viên an ninh của nước chủ nhà.

Trớ trêu thay, nhóm nhân viên an ninh này lại là nhóm dân quân Libya có biệt danh là The 17th of February Martyrs Brigade (Lữ đoàn Tuẫn Ðạo 17/2) – là nhóm vũ trang có liên hệ đến một nhánh của al-Qaeda. Vì sao chính quyền Obama lại có sự “hớ hênh” về tình báo và an ninh đến như vậy?

Dựa trên các tài liệu do Ủy ban Giám sát Hạ viện công bố (9/2014), người ta biết được rằng phòng Tình huống của Nhà Trắng đã nhận được một email gửi vào lúc 1 giờ chiều ngày 11/9/2012 (giờ Washington), thông báo Tòa lãnh sự tại Benghazi có dấu hiệu bị bao vây.

Nhưng chính quyền Obama đã không có bất cứ động thái quân sự nào ngay thời điểm đó. Câu trả lời duy nhất mà Nhà Trắng đáp lại email của vị đại sứ Mỹ trong tình huống khẩn cấp: Đó là “cử” một máy bay không người lái trang bị camera tới hiện trường.

Câu trả lời duy nhất mà Nhà Trắng đáp lại cái email của vị đại sứ Mỹ trong tình huống khẩn cấp: Đó là “cử” một máy bay không người lái được trang bị camera tới hiện trường.
Câu trả lời duy nhất mà Nhà Trắng đáp lại cái email của vị đại sứ Mỹ trong tình huống khẩn cấp: Đó là “cử” một máy bay không người lái được trang bị camera tới hiện trường. (Ảnh: Shutterstock)

Án binh bất động

3 tiếng sau, vào lúc 4h chiều ngày 11/9 (tức khoảng 10h tối tại Benghazi), Nhà Trắng lại nhận được thêm một email báo rằng Tòa Lãnh sự đang bị tấn công. Khoảng 20 kẻ có vũ trang đã nổ súng bên ngoài, khi đại sứ Chris Stevens đang có mặt trong tòa nhà, và chỉ có 4 nhân viên Mỹ cùng Lữ đoàn Tuẫn Ðạo của nước chủ nhà hỗ trợ an ninh.

Nhưng mọi lời cầu cứu từ Benghazi gửi đi đều chìm trong im lặng. Trong suốt 13 tiếng giao tranh tại Tòa Lãnh sự và tại sở tiền trạm của CIA nằm ngay gần đó, chính quyền Barack Obama không hề có bất cứ động thái hỗ trợ quân sự nào để giải vây và cứu nguy cho nhân viên của mình.

Các nhà quân sự tính toán, chỉ cần ít phút tăng viện từ Libya, chỉ cần vài giờ bay từ trạm Không quân Hải quân lớn ở cảng Sigonella (Ý), từ các căn cứ quân sự ở vịnh Aviano (Ý) và vịnh Souda (Hy Lạp) là có thể điều máy bay chiến đấu và pháo hạm bay AC-130 tới Benghazi, nhanh chóng giải tán được đám đông hoặc đáp trả một cuộc tấn công khủng bố.

Nếu tổng thống Obama ra quyết định giải cứu, thì chỉ cần mất vài giờ bay từ các Căn cứ Không quân xung quanh Benghazi là đủ để có thể đẩy lùi cuộc tấn công vào tòa đại sứ Mỹ. (Ảnh tổng hợp)
Nếu tổng thống Obama ra quyết định giải cứu, thì chỉ cần mất vài giờ bay từ các Căn cứ Không quân xung quanh Benghazi là có thể đẩy lùi cuộc tấn công vào tòa đại sứ Mỹ. (Ảnh tổng hợp)

Nhưng lệnh giải cứu không bao giờ đến với Benghazi. Tại sao? Câu trả lời có lẽ vẫn là Barack Obama không muốn “xúc phạm” đến thế giới Hồi giáo bằng cách điều động quân đội Mỹ đến giải vây. Sau này người ta còn biết thêm rằng, Lữ đoàn Tuẫn Ðạo có nhiệm vụ bảo vệ Lãnh sự quán đã rời bỏ vị trí ngay khi những kẻ khủng bố đột nhập vào Tòa lãnh sự.

Khi bị hỏi về chuyện này, cấp dưới của Obama cho biết, “vụ tấn công không đủ lâu để kịp đưa lực lượng quân đội tới ứng cứu”. Nhưng thực tế, Nhà Trắng cùng các cơ quan đầu não khác tại Washington đã được máy bay do thám không người lái “tường thuật trực tiếp” diễn biến tại hiện trường và báo thẳng về căn cứ.

Sáng ngày 12/9, vài tiếng sau khi vụ tấn công kết thúc, Tổng thống Obama và Ngoại trưởng Clinton có mặt tại Vườn Hồng họp báo, họ đã biết chắc chắn cuộc tấn công vào lãnh sự quán Benghazi là do những kẻ khủng bố gây ra. Họ biết vì họ đã bí mật gửi một loạt email tới các quan chức nội các để thảo luận trong thời điểm vụ tấn công đang diễn ra.

Tuy nhiên, cả Tổng thống và bà Ngoại trưởng đã không nói gì về những việc họ biết, và tệ hơn nữa đã không làm gì để giải cứu, mặc cho vị đại sứ Mỹ đang trong cảnh ngàn cân treo sợi tóc.

Mặc dù biết cuộc tấn công tại Benghazi là do những kẻ khủng bố gây ra, nhưng cả ông Obama và bà Hillary Clinton đã không làm gì để giải cứu bất chấp thời gian vẫn đủ để quân đội có thể đến cứu viện. (Ảnh: Getty)
Dù biết cuộc tấn công tại Benghazi là do những kẻ khủng bố gây ra, nhưng cả ông Obama và bà Hillary Clinton đã không làm gì để giải cứu bất chấp thời gian vẫn đủ để quân đội có thể đến cứu viện. (Ảnh: Getty)

Theo Fox News, có tới 300 đến 400 nhân viên an ninh tại Washington đã nhận được những email này trong thời gian cuộc tấn công đang diễn ra và kết thúc. Những người này làm việc trực tiếp với các quan chức an ninh, quân sự và ngoại giao hàng đầu của chính quyền Obama. (1)

Cho tới khi công chúng Mỹ biết được vụ tấn công tại Benghazi diễn ra như thế nào thì đã quá muộn. Vị đại sứ Mỹ đã tử nạn và kinh hoàng hơn, hình ảnh của ông với thân thể tím tái, trầy xước đang bị đám đông quây lại trong giờ phút sinh tử đã tràn ngập khắp mặt báo thế giới.

Đại sứ Chris Stevens và thông tín viên Sean Smith, cùng hai đặc vụ CIA đã bị sát hại khi đang phục vụ đất nước, dưới sự lãnh đạo của vị Tổng Tư lệnh Barack Obama.

Các quan chức cấp cao của Nhà Trắng không xác nhận về việc ngài đại sứ đã bị chết trong tình huống như thế nào. Họ chỉ xác nhận đại sứ Stevens đã ở trong Tòa lãnh sự vào thời điểm xảy ra vụ tấn công, và cho đến khi thi thể của ông được trao trả lại cho phía Mỹ tại sân bay Benghazi vào lúc bình minh sớm mai.

Hình ảnh vị đại sứ Mỹ Chris Stevens sau vụ tấn công tại Benghazi.
Hình ảnh vị đại sứ Mỹ Chris Stevens sau vụ tấn công tại Benghazi.

Khi vụ tấn công xảy ra, người ta mới “tá hỏa” ra là Tòa Lãnh sự Mỹ tại Benghazi chỉ giống như một “cơ sở tạm thời”, nghĩa là nó thiếu các trang thiết bị an ninh ở cấp đại sứ: Không có kính chống đạn, cửa gia cố và nhiều tính năng phòng thủ khác.

Người ta đặt câu hỏi: Trong suốt 13 tiếng hỏa ngục tại Tòa Lãnh sự và sở tiền trạm CIA, Tổng thống Obama làm gì? Chỉ biết đến tối ngày hôm sau, ông Obama đã bay tới Las Vegas, dự buổi gây quỹ cho chiến dịch tranh cử nhiệm kỳ hai của ông. Tiếp đó, Obama dự tiệc chiêu đãi cùng cặp đôi siêu sao làng giải trí là Jay-Z và Beyonce.

Sự ra đi của Chris Stevens dường như không phải là mối bận tâm quá lớn đối với ông Obama. Bởi chỉ trong một vài ngày sau đó, người ta đã thấy ông trong buổi tiệc của Jay-Z và Beyonce.
Sự ra đi của Chris Stevens dường như không phải là mối bận tâm quá lớn đối với ông Obama. Bởi chỉ trong một vài ngày sau đó, người ta đã thấy ông trong buổi tiệc của Jay-Z và Beyonce.

Vụ thảm sát tại Benghazi và cái chết bi thảm của đại sứ Chris Stevens lùi dần vào dĩ vãng bởi chiến dịch tái tranh cử rầm rộ của ông Obama diễn ra sau đó…

Sai lầm và Dối trá

Nhưng với người dân Mỹ, câu chuyện không kết thúc ở đó. “Biến cố Benghazi” đã được Tổng thống Barack Obama, Ngoại trưởng Hillary Clinton và Đại sứ LHQ khi ấy là bà Susan Rice liên tục giải thích rằng, những gì xảy ra tại Benghazi là do đoạn video có tên “Innocence of Muslims” đã kích động những người Hồi giáo cực đoan gây ra thảm kịch.

Chính quyền Barack Obama đã đưa ra nhiều lời giải thích khác nhau về nguyên nhân và diễn tiến của vụ việc, nhưng vẫn giấu nhẹm sự thật và trách nhiệm của các quan chức liên đới, đặc biệt là Ngoại trưởng Hillary Clinton – “sếp” trực tiếp của Ðại sứ Chris Stevens. Ngược lại, các nghị sĩ Ðảng Cộng hòa khi ấy đã nêu ra nhiều nghi vấn, về một âm mưu che giấu sự thật từ phía chính quyền Obama khi ngày bầu cử Tổng thống đang cận kề (tháng 11/2012).

Có nhiều bằng chứng cho thấy, chính quyền Obama đã dối trá khi cung cấp các thông tin mâu thuẫn về những gì xảy ra vào ngày 11/9/2012 kinh hoàng tại Benghazi:

Có nhiều bằng chứng cho thấy, chính quyền Obama đã cung cấp các thông tin khá mâu thuẫn về những gì đã xảy ra vào ngày 11/9/2012 kinh hoàng ấy. 
Có nhiều bằng chứng cho thấy, chính quyền Obama đã cung cấp các thông tin khá mâu thuẫn về những gì đã xảy ra vào ngày 11/9/2012 kinh hoàng ấy. (Ảnh: Getty)

6h43 ngày 11/9:

Diễn biến: Một nhân viên ngoại giao Mỹ ở Benghazi thức giấc và nhìn thấy một cảnh vệ Libya đang chụp ảnh bên trong khu phức hợp Lãnh sự quán từ một tầng thượng của tòa nhà lân cận. Khi bị phát hiện, anh ta lập tức biến mất. (2)

Chính quyền Obama: Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao cho biết "không có gì bất thường xảy ra trong ngày 11/9, và không có bất cứ cảnh báo nào về một cuộc tấn công sắp xảy ra”.

Bằng chứng mâu thuẫn: Hai ngày trước đó, đại sứ Stevens đã nhận được một cảnh báo từ lãnh đạo dân quân Hồi giáo, rằng họ sẽ "không đảm bảo an ninh" cho Tòa Lãnh sự nếu Mỹ ủng hộ nhà lãnh đạo Mahmoud Jibril trong cuộc bỏ phiếu cho ghế Thủ tướng vào ngày 12/9. An ninh của Lãnh sự quán Mỹ đang dựa vào Lữ đoàn Tuẫn đạo. (3)

Thêm nữa, người ta đã tìm thấy trong đống đổ nát ở Tòa Lãnh sự bức thư của đại sứ Stevens viết: "Vì lý do an ninh, chúng tôi cần cẩn thận về việc hạn chế di chuyển khỏi khu phức hợp và lên lịch nhiều cuộc họp nhất có thể trong biệt thự".

Các phóng viên của tờ Foreignpolicy nói rằng họ tìm thấy một bản thư nháp trong tòa đại sứ Mỹ tại Benghazi sau vụ tấn công. (Ảnh chụp màn hình)
Các phóng viên của tờ Foreignpolicy nói rằng họ tìm thấy một bản thư nháp trong tòa đại sứ Mỹ tại Benghazi sau vụ tấn công. (Ảnh chụp màn hình)

Thông tín viên Sean Smith cũng bày tỏ sự lo lắng qua email gửi cho người bạn: "Giả sử chúng tôi không chết đêm nay. Chúng tôi đã phát hiện thấy một trong những nhân viên bảo vệ đã chụp ảnh khu phức hợp".

21h30:

Diễn biến: Các nhân chứng tại nhà hàng thượng lưu Venezuela đối diện với Lãnh sự quán đã nhìn thấy hai chiếc xe bán tải chở đầy dân quân đỗ trước cửa khu phức hợp. Họ còn không che giấu tấm vải đen có dòng chữ Ansar al-Sharia - là một nhánh của al-Qaeda và có liên hệ với Lữ đoàn Tuẫn Ðạo 17/2 đang bảo vệ an ninh cho Tòa lãnh sự.

Chính quyền Obama: Bộ Ngoại giao khẳng định Tòa lãnh sự được gia cố vững chắc, các bức tường được nâng lên 3,6 mét với dây kẽm gai concertina, lưới tản nhiệt và cửa thép chống đạn.

Bằng chứng mâu thuẫn: Các bức tường của khu phức hợp chỉ cao khoảng 2,5m, tường phía sau tòa nhà không có dây kẽm gai. Hai ngày sau cuộc tấn công, chủ tòa nhà đã chỉ cho giới truyền thông thấy: “Quá dễ dàng cho nhóm khủng bố” khi hệ thống an ninh quá sơ sài.

So với các Đại sứ quán Mỹ khác trên thế giới, lãnh sự quán tại Benghazi có kết cấu phòng thủ khá lỏng lẻo, rất dễ bị tấn công.
So với các Đại sứ quán Mỹ khác trên thế giới, lãnh sự quán tại Benghazi có kết cấu phòng thủ khá lỏng lẻo, rất dễ bị tấn công. (Ảnh tổng hợp từ video)

21h42:

Diễn biến: Các nhân chứng tại nhà hàng đối diện đã nghe thấy tiếng súng nổ và nhìn thấy một nhân viên an ninh Libya mở cánh cổng thép và ló đầu ra. Tại phòng Trung tâm Điều hành Chiến thuật (TOC), nhân viên của Dịch vụ An ninh Ngoại giao (DSS) qua màn hình nhìn thấy cánh cổng tòa Lãnh sự mở toang và lính canh Libya bỏ chạy ngay khi những kẻ vũ trang xông vào tòa nhà. Nhân viên DSS này kích hoạt chuông báo động.

Chính quyền Obama: Bộ Ngoại giao khẳng định tối 11/9, lực lượng an ninh rất đầy đủ: 5 DSS, 5 lính canh Libya không vũ trang và 3 dân quân vũ trang của Lữ đoàn Tuẫn đạo 17/2.

Bằng chứng mâu thuẫn: Theo báo cáo của Ủy ban Giám sát Hạ viện, đại sứ Stevens đã 3 lần (vào các ngày 7/6; 9/7 và 15/8) yêu cầu Nhà Trắng chi viện an ninh, hoặc hủy bỏ kế hoạch cắt giảm lực lượng an ninh của Obama. Trước đó vài tháng tại Benghazi đã xảy ra nhiều vụ tấn công khủng bố nhằm vào các cơ sở và phái đoàn quốc tế, và ngay cả khi Benghazi đang cực kỳ bất ổn, Obama vẫn tiếp tục kế hoạch cắt giảm an ninh với lý do “Libya đang trở lại bình thường”.

Bất chấp sự phản đối của Đại tá Andrew Wood, tổng thống Obama vẫn tiếp tục kế hoạch cắt giảm an ninh với lý do "Libya sau cuộc đảo chính đang trở lại bình thường" vào mùa hè năm 2012 (trước thời điểm diễn ra vụ tấn công tòa đại sứ). (Ảnh: Getty)
Bất chấp sự phản đối của Đại tá Andrew Wood, tổng thống Obama vẫn tiếp tục kế hoạch cắt giảm an ninh với lý do "Libya sau cuộc đảo chính đang trở lại bình thường" vào mùa hè năm 2012 (trước thời điểm diễn ra vụ tấn công tòa đại sứ). (Ảnh: Getty)

Mùa hè năm 2012, ba đơn vị DSS bị rút về nước, bất chấp sự phản đối của Đại tá Andrew Wood - chỉ huy Lực lượng phản ứng nhanh của Mỹ tại Libya. Ngày 15/8, một ngày sau khi đơn vị DSS rút về nước, đại sứ Stevens đã email thông báo cho Nhà Trắng rằng an ninh ở Benghazi “đã bị bỏ một khoảng trống quá nguy hiểm”. Chỉ huy DSS rời Benghazi một tháng trước khi thảm kịch xảy ra đã nói với truyền thông rằng, “việc dựa vào người Libya là quá mạo hiểm vì họ thường xuyên bị phát hiện liên kết với kẻ thù”.

Người ta cũng đặt câu hỏi về lực lượng DSS bảo vệ đại sứ Stevens. Bốn DSS có mặt cùng vị đại sứ khi vụ tấn công xảy ra, trong khi DSS thứ năm đang ở sở tiền trạm CIA. Khi Tòa lãnh sự bị tấn công, ba trong số bốn DSS đã để súng, mũ bảo hộ và áo chống đạn tại khu nhà ở mà nhẽ ra theo nguyên tắc phải mang theo người. Họ buộc phải chạy tới khu nhà ở lấy vũ khí, trong khi chỉ còn lại duy nhất một DSS (có vũ khí) ở lại canh chừng.

Vào thời điểm ba DSS quay lại thì những kẻ tấn công đã đột nhập được vào trong tòa nhà và tấn công, buộc họ phải rút về sở tiền trạm CIA nằm gần đó. Nghĩa là vào thời điểm nhóm khủng bố tấn công Lãnh sự quán Mỹ, chỉ có duy nhất một đặc vụ DSS bảo vệ đại sứ Stevens và thông tín viên Smith.

21h50:

Diễn biến: Theo lời khai của ông Gregory Hicks - phó đại sứ Mỹ tại Tripoli (thủ đô Libya) thì vào thời điểm ấy, đại sứ Stevens đã tuyệt vọng gọi điện khắp nơi cầu cứu, trong đó ông đã gọi cho Gregory Hicks: "Chúng tôi đang bị tấn công". Người đứng đầu Ủy ban An ninh tối cao của Libya tại Benghazi cũng nhận được điện thoại cầu cứu của vị đại sứ: “Làm ơn giúp chúng tôi".

Đại sứ Stevens đã tuyệt vọng gọi điện khắp nơi cầu cứu, trong đó ông đã gửi một thông điệp tới Gregory Hicks rằng: "Chúng tôi đang bị tấn công".
Đại sứ Stevens đã tuyệt vọng gọi điện khắp nơi cầu cứu, trong đó ông đã gửi một thông điệp tới Gregory Hicks rằng: "Chúng tôi đang bị tấn công". (Ảnh chụp video)

Nhóm phiến quân bắt đầu nổ súng và phóng lựu đạn phá lớp cửa bên trong của khu nhà, dấu hiệu cho thấy cuộc tấn công bắt đầu. Lúc này, chỉ còn đơn độc một DSS đã buộc phải đưa đại sứ Stevens và thông tín viên Smith vào phòng Trú ẩn an toàn, được gia cố nằm sâu trong khu lãnh sự. Tuy nhiên, các tay súng chỉ mất 15 phút để xâm nhập vào khu nhà chính và bắt đầu phóng hỏa.

Lúc này, chỉ còn đơn độc một DSS đã buộc phải đưa đại sứ Stevens và thông tín viên Smith vào phòng Trú ẩn an toàn, được gia cố nằm sâu trong khu lãnh sự.
Lúc này, chỉ còn đơn độc một DSS đã buộc phải đưa đại sứ Stevens và thông tín viên Smith vào phòng Trú ẩn an toàn, được gia cố nằm sâu trong khu lãnh sự. (Ảnh chụp video)

Chính quyền Obama cho biết: Nơi trú ẩn an toàn là một khu vực có tường bao quanh, được trang bị bằng lớp cửa chắc chắn để ẩn náu trong trường hợp khẩn cấp tòa nhà bị tấn công.

Bằng chứng mâu thuẫn: Phòng trú ẩn an toàn mắc một lỗ hổng an ninh nghiêm trọng. Cánh cửa không phải làm bằng tấm thép chắc chắn, mà chỉ là những thanh thép dày gắn lại với nhau, nên có khả năng phá được và đồng thời không ngăn được khói trong trường hợp tòa nhà bị phóng hỏa.

22h15:

Diễn biến: Khu phức hợp bị phóng hỏa và khói đã xâm nhập phòng Trú ẩn buộc đặc vụ DSS phải đưa đại sứ Stevens và Smith đến một lối thoát ở trong phòng. DSS nhảy ra sân bên ngoài để quan sát rồi quay lại nơi đại sứ và thông tín viên đứng chờ, nhưng không may đã bị mất dấu do khói đen bao phủ. Anh ta buộc phải gọi điện cho đồng đội DSS nhờ trợ giúp. Bốn đặc vụ DSS từ sở tiền trạm CIA đã quay trở lại Lãnh sự quán để tìm kiếm hai nhà ngoại giao, nhưng bất thành.

Khu phức hợp bị phóng hỏa và khói đã xâm nhập phòng Trú ẩn an toàn buộc đặc vụ DSS phải đưa đại sứ Stevens và Smith đến một lối thoát ở bên trong phòng.
Khu phức hợp bị phóng hỏa và khói đã xâm nhập phòng Trú ẩn an toàn buộc đặc vụ DSS phải đưa đại sứ Stevens và Smith đến một lối thoát ở bên trong phòng. (Ảnh: Getty)

Chính quyền Obama: Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao cho biết các DSS vừa phải đối mặt với hỏa hoạn vừa phải chiến đấu dữ dội với nhóm tấn công: "Có một vụ nổ đáng kể đang diễn ra bên ngoài"; "Có những viên đạn bị găm lại. Có khói thuốc nổ. Có những vụ nổ… “.

Bằng chứng mâu thuẫn: Thực tế, nếu có một cuộc đấu súng dữ dội thì tại sao hiện trường lại có rất ít vết đạn. Chỉ có một vài lỗ đạn trên các bức tường bao quanh khu phức hợp, cũng không tìm thấy vỏ đạn dọc các hành lang trên lối đi. Vào thời điểm Tòa lãnh sự bị tấn công, bốn trong số năm đặc vụ DSS đã không có mặt trong tòa nhà.

Video giải thích vụ tấn công và khẳng định "không tìm thấy bằng chứng của một cuộc đấu súng dữ dội diễn ra tại hiện trường".

22h25:

Diễn biến: Một lực lượng gồm 6 người Mỹ và 40 dân quân Libya đã rời sở tiền trạm CIA tự phát đến Lãnh sự quán ứng cứu. Họ cùng 5 đặc vụ DSS đã tìm thấy xác của thông tín viên Smith nhưng không tìm thấy đại sứ Stevens. Họ bị nhóm vũ trang phục kích bên ngoài tòa nhà nhưng vẫn cố gắng tìm kiếm đại sứ Stevens trong vòng 15 phút trước khi buộc phải rời đi. Vào lúc 11 giờ đêm, họ mang thi thể Smith rời khỏi tòa nhà, nơi vị đại sứ vẫn mất tích ở trong đó.

Chính quyền Obama: Các báo cáo của CIA và Bộ Ngoại giao đều nói rằng lực lượng cứu trợ là "nhân viên Hoa Kỳ". Bà Charlene Lamb, quan chức Bộ Ngoại giao chịu trách nhiệm về an ninh đại sứ quán, đã làm chứng trước Hạ viện rằng, quân tiếp viện là một "đội phản ứng nhanh đóng quân gần đó". Bà Susan Rice, đại sứ Mỹ tại LHQ cho biết cơ sở thứ hai là "cơ sở phụ" của Lãnh sự quán Mỹ.

Bằng chứng mâu thuẫn: Nghị sĩ Frank Wolf (bang Virginia) cho biết, “căn cứ thứ hai” không phải là cơ sở phụ của Bộ Ngoại giao mà là sở tiền trạm của CIA, hoạt động độc lập với Lãnh sự quán và có 22-26 đặc vụ làm việc tại đó. Một số trong những đặc vụ này đã tham gia vào cuộc tìm kiếm đại sứ Stevens tại Tòa lãnh sự. Tuy nhiên, cụm từ "CIA" đã không xuất hiện lần nào trong các bản báo cáo đánh giá trách nhiệm.

“Căn cứ thứ hai” không phải là cơ sở phụ của Bộ Ngoại giao mà là sở tiền trạm của CIA nằm vùng, hoạt động hoàn toàn độc lập với Lãnh sự quán và có 22-26 đặc vụ làm việc tại đó.
“Căn cứ thứ hai” không phải là cơ sở phụ của Bộ Ngoại giao mà là sở tiền trạm của CIA nằm vùng, hoàn toàn độc lập với Lãnh sự quán và có 22-26 đặc vụ làm việc tại đó. (Ảnh chụp video)

Các nhà quan sát nghi ngờ, có thể Obama tránh CIA bị lôi vào cuộc điều tra của Quốc hội nên đã để bà Charlene Lamb ở Bộ Ngoại giao ra làm chứng tại Ủy ban giám sát của Hạ viện. Câu hỏi cho đến nay vẫn chưa được giải đáp, đó chính là vai trò của CIA tại Benghazi.

Lời khai của những người sống sót cho thấy, nhóm khủng bố đã được huấn luyện cực kỳ bài bản. Tờ Vanity Fair cho biết: “Những kẻ tấn công có mệnh lệnh rõ ràng cùng thông tin tình báo hoàn hảo. Chúng biết mọi vị trí và phương án tiếp cận khu vực nghỉ ngơi của đại sứ, cũng như vô hiệu hóa được lực lượng an ninh và lính gác địa phương trong đêm đó”.

Thảm kịch tại Benghazi đã cho thấy một sai lầm nghiêm trọng về an ninh và tình báo khi CIA đã đánh giá sai về các mạng lưới khủng bố trong khu vực. Báo cáo của Ủy bạn Giám sát Hạ viện (2013) cũng cho thấy, lực lượng hỗ trợ sơ tán nhân viên Lãnh sự quán Mỹ đêm 11/9/2012 không phải là người Mỹ mà là người Libya.

0h00 ngày 12/9:

Diễn biến: Tại sở tiền trạm CIA nằm ngay gần Lãnh sự quán, Chỉ huy của cơ sở này lo lắng bị tấn công đã gọi điện tới Đại sứ quán Mỹ tại Tripoli xin ứng cứu. Nhưng vô vọng. Vào lúc 5 giờ sáng, một loạt đạn pháo cối đã nã vào sở tiền trạm, trong đó hai quả đạn cối phát nổ trên mái nhà đã giết chết hai đặc vụ CIA là Glen Doherty và Tyrone Woods.

Vào lúc 5 giờ sáng, một loạt đạn pháo cối đã nã vào khu nhà ở. Hai quả đạn phát nổ trên mái nhà đã giết chết hai lính đặc nhiệm là Glen Doherty và Tyrone Woods. 
Vào lúc 5 giờ sáng, một loạt đạn pháo cối đã nã vào khu nhà ở. Hai quả đạn phát nổ trên mái nhà đã giết chết hai lính đặc nhiệm là Glen Doherty và Tyrone Woods. (Ảnh chụp video)

Chính quyền Obama đã mô tả cuộc tấn công của nhóm vũ trang vào “căn cứ này” là có quy mô nhỏ, sử dụng vũ khí thông thường.

Bằng chứng mâu thuẫn: Tên lửa phá hủy một bức tường và đạn cối bắn lên mái nhà chứng tỏ cho thấy vụ tấn công sở tiền trạm CIA được nhóm khủng bố thực hiện từ xa, khác hẳn với cách xâm nhập trực tiếp vào khu phức hợp của Lãnh sự quán.

0h15:

Diễn biến: Khi nhóm DSS rời bỏ Lãnh sự quán, có rất đông người Libya tiến vào bên trong tòa nhà. Họ ráo riết tìm kiếm mọi thứ trong khu phức hợp và phát hiện thấy một cửa sổ mở vào phòng trú ẩn. Bên trong, họ tìm thấy đại sứ Stevens đang nằm trên sàn nhà. Một video cho thấy họ đã khiêng vị đại sứ ra bên ngoài. Khi phát hiện thấy đại sứ Stevens có dấu hiệu còn sống, đã có những tiếng la hét, tranh luận về việc đưa ông đến bệnh viện.

Chính quyền Obama tuyên bố rằng lực lượng an ninh vẫn duy trì mọi nỗ lực để xác định vị trí của đại sứ Stevens nhiều giờ sau vụ tấn công.

Bằng chứng mâu thuẫn: Những người Libya đã đưa đại sứ Stevens vào chiếc ô tô riêng rồi cấp tốc thẳng tiến tới Trung tâm Y tế Benghazi.

Giám đốc Trung tâm là Tiến sĩ Fathi al-Jerami cho biết, ông và các nhân viên đã bị sốc khi được biết bệnh nhân là đại sứ Hoa Kỳ. Họ cũng không thể tưởng tượng được là vị đại sứ đã không được bảo vệ vào thời điểm ấy. Các bác sĩ đã tiến hành hô hấp trong suốt 90 phút trước khi kết luận đại sứ Stevens tử vong.

Cho đến lúc ấy cũng không có quan chức Mỹ nào liên lạc với bệnh viện. Một bác sĩ đã tìm thấy chiếc điện thoại di động trong túi của đại sứ Stevens và gọi đến một số máy của một đặc vụ tại sở tiền trạm CIA. Nhưng do vị bác sĩ nói tiếng Anh hạn chế nên mãi tới sáng ngày 12/9, phía Mỹ mới đến bệnh viện nhận thi thể của Stevens. Lúc này, hình ảnh vị đại sứ Mỹ tím tái đã ngập tràn trên mạng Internet tại Libya.

Ngày 16/9:

Diễn biến: Gần 5 ngày sau vụ tấn công, đại sứ Mỹ tại LHQ là bà Susan Rice đã trả lời phỏng vấn các kênh truyền hình ABC, CBS, NBC, CNN và Fox News để giải thích cho các cuộc tấn công tại Benghazi. Trước đó, ngày 12/9, ông Obama lặp lại rằng,cuộc tấn công khởi phát như là một sự phản đối video chống Hồi giáo và vượt khỏi tầm kiểm soát”.

Chính quyền Obama: Bà Susan Rice cho biết vụ tấn công là hệ quả của cuộc biểu tình phản đối video The Innocence of Muslims và tuyên bố: "Có dấu hiệu cho thấy những kẻ cực đoan đã tham gia vào các cuộc biểu tình bạo lực."

Bằng chứng mâu thuẫn: Chỉ sau vài giờ sau tuyên bố gây tranh cãi của bà Susan Rice, ông Mohammed Magaraif, Chủ tịch Quốc hội Libya đã quy kết trách nhiệm cho các phần tử của dân quân Ansar al-Sharia (có mối liên hệ với al Qaeda). Tuyên bố của ông cũng phù hợp với các nhân chứng và những người sống sót tại Lãnh sự quán xác nhận rằng, không có bất kỳ cuộc biểu tình nào tại Benghazi phản đối nội dung của video đó.

Tại Mỹ, nhiều người đặt câu hỏi vì sao bà Susan Rice lại là người tuyên bố cái chết của đại sứ Mỹ mà không phải là Ngoại trưởng Hillary Clinton hay Tổng thống Obama.

Nhiều người ngạc nhiên vì sao bà Rice lại là người tuyên bố cái chết của đại sứ Mỹ mà nhẽ ra việc này phải là bà Ngoại trưởng Hillary Clinton, hoặc là Tổng thống Obama. 
Nhiều người ngạc nhiên vì sao bà Rice lại là người tuyên bố cái chết của đại sứ Mỹ mà nhẽ ra việc này phải là bà Ngoại trưởng Hillary Clinton, hoặc là Tổng thống Obama. (Ảnh: Getty)

Bà Susan Rice đã dựa vào dữ liệu nào để tuyên bố vụ tấn công là kết quả của một cuộc biểu tình, nếu như không phải chính quyền Obama đã cố tình che giấu và đổ lỗi cho một nguyên nhân khác để tránh mọi tham chiếu đến nhóm dân quân Ansar al-Sharia có liên kết với al Qaeda, hòng giảm nhẹ vấn đề và ảnh hưởng đến cuộc tranh cử Tổng thống đang vào hồi kết.

4 tuần sau khi thảm kịch xảy ra, FBI mới tới hiện trường Benghazi nhưng lúc này đã quá muộn. Mọi dấu vết đã bị quần nát hoặc biến mất bởi các nhà báo và người dân hiếu kỳ sống quanh đó. Sự “chậm chạp” đến mức khó hiểu của FBI dưới thời chính quyền Obama đã được các nhà quan sát đối chiếu với tình huống Đại sứ quán Pháp ở Tripoli bị đánh bom sau đó 7 tháng (4/2012). Nhóm chuyên gia Pháp đã có mặt tại hiện trường chỉ sau đúng một ngày xảy ra thảm họa.

Một năm sau (9/2013), FBI mới mở cuộc điều tra về thảm kịch Benghazi. Một năm sau tấn thảm kịch giết chết 4 người Mỹ, không có bất kỳ nghi phạm nào xuất hiện tại tòa án ở Libya hay ở Mỹ. Sau khi Tổng thống Obama đắc cử nhiệm kỳ hai, thảm kịch Benghazi đã chìm vào bóng tối bí ẩn trong di sản của Barack Obama.

Sau khi Tổng thống Obama đắc cử nhiệm kỳ hai, thảm kịch ngày 11/9/2012 tại Benghazi đã chìm vào bóng tối… di sản của Barack Obama.
Sau khi Tổng thống Obama đắc cử nhiệm kỳ hai, thảm kịch ngày 11/9/2012 tại Benghazi đã chìm vào bóng tối… di sản của Barack Obama. (Ảnh: Getty)

Một câu chuyện - Hai số phận

Nếu có bất kỳ sự kiện nào tương phản làm nổi bật sự khác biệt về tính trung thực và hiệu quả giữa hai đảng Dân chủ và Cộng hòa tại Mỹ đang nắm quyền, thì đó chính là sự so sánh giữa vụ tấn công Lãnh sự quán Mỹ ở Benghazi (Libya, ngày 11/9/2012) và vụ tấn công Đại sứ quán Mỹ ở Baghdad (Iraq, ngày 31/12/2019).

Tại Libya năm 2012, chính quyền Đảng Dân chủ của cựu Tổng thống Barack Obama đã nói dối ngay từ đầu về nguyên nhân của vụ việc, tuyên bố sai lầm rằng cuộc tấn công bắt nguồn từ một cuộc biểu tình tự phát, và phủ nhận đó là một cuộc tấn công khủng bố đã được lên kế hoạch. Chính quyền Obama viện cớ là do một video vô danh sản xuất tại Mỹ đã mạo phạm đến người Hồi giáo, và các kênh truyền thông cánh tả đã lèo lái công chúng Mỹ tin vào “thuyết” này của Barack Obama. Sau nhiều cuộc điện thoại và email cầu cứu phát đi từ Tòa lãnh sự Benghazi, Nhà Trắng dưới thời Obama vẫn án binh bất động. Kết quả: Lãnh sự quán bị đập phá đốt cháy, cùng cái chết bi thảm của Đại sứ Chris Stevens và ba nhân viên người Mỹ khác. Quân đội Mỹ chỉ có mặt tại Benghazi vào trưa ngày 12/9, tức là hơn 13 tiếng đồng hồ kể từ khi cuộc tấn công khủng bố bắt đầu.

Vụ tấn công vào tòa lãnh sự ở Benghazi thiếu vắng sự can thiệp từ chính quyền tổng thống Obama đã khiến 4 người thiệt mạng, trong đó có đại sứ Mỹ Chris Stevens. (Ảnh: Getty)
Vụ tấn công vào tòa lãnh sự ở Benghazi thiếu vắng sự can thiệp từ chính quyền tổng thống Obama đã khiến 4 người thiệt mạng, trong đó có đại sứ Mỹ Chris Stevens. (Ảnh: Getty)

Tại Iraq, trong ngày cuối cùng của năm 2019, chính quyền Đảng Cộng hòa của Tổng thống Donald Trump đã cập nhật cho công chúng Mỹ chi tiết về vụ tấn công Đại sứ quán Mỹ tại Iraq qua các tuyên bố và Twitter. Khi đám đông Hezbollah được Iran hậu thuẫn tấn công Đại sứ quán Mỹ, phản ứng từ chính quyền Donald Trump cực kỳ nhanh chóng và quyết liệt. Đại sứ quán Mỹ tại Baghdad không những có sự hỗ trợ thiện chiến của Thủy quân lục chiến và nhân viên an ninh Hoa Kỳ có khả năng đẩy lùi cuộc tấn công ngay tại chỗ, mà Tổng thống Trump còn nhanh chóng điều thêm trực thăng và lính thủy đánh bộ từ Kuwait sang tiếp viện trong một khoảng thời gian cực ngắn. Sự chi viện kịp thời này đã chặn đứng đám đông biểu tình - nhiều người trong số đó mặc đồng phục dân quân - ngay lối cổng vào an ninh, khiến ý định xâm nhập và chiếm cứ khu phức hợp của Đại sứ quán Mỹ của nhóm khủng bố bị thất bại.

Trái ngược với Biến cố Benghazi, vụ tấn công Đại sứ quán Mỹ tại Baghdad không xảy ra bất kỳ thương vong nào cho người Mỹ. Tuy nhiên truyền thông cánh tả Mỹ đã hoàn toàn im lặng trước thành công này của chính quyền Donald Trump.

Trái ngược với biến cố Benghazi, tổng thống Trump đã cử lực lượng quân đội đến ứng cứu kịp thời, đồng thời cũng thể hiện được sức mạnh và quyền uy của Mỹ tại Trung Đông.
Trái ngược với biến cố Benghazi, tổng thống Trump đã cử lực lượng quân đội đến ứng cứu nhanh chóng, đồng thời cũng thể hiện được sức mạnh và lấy lại quyền uy của Mỹ tại Trung Đông. (Ảnh tổng hợp từ video)

Có một điểm đáng chú ý, trong cuộc “biểu tình” trước Đại sứ quán Mỹ tại Iraq, có sự xuất hiện của Hadi al-Amiri, là người đứng đầu phe Shia thân Iran và có vai trò rất lớn trong Lực lượng Huy động Phổ biến (PMF) – nhóm dân quân Iraq do Iran hậu thuẫn và bị Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo liệt vào danh sách nhóm 3 người cầm đầu cuộc biểu tình tấn công Đại sứ quán Mỹ tại Iraq.

Hadi al-Amiri còn bị cáo buộc tội khủng bố chống lại nước Mỹ, giúp Iran vận chuyển vũ khí cho nhà độc tài Bashar al-Assad ở Syria, và trong một bức ảnh, ông này đang cúi đầu trước Lãnh tụ tối cao của Cộng hòa Hồi giáo Iran Ayatollah Ali Khamenei.

Hadi al-Amiri bị bắt gặp cúi đầu trước Lãnh tụ tối cao của Cộng hòa Hồi giáo Iran Ayatollah Ali Khamenei. (Ảnh chụp video)
Hadi al-Amiri bị bắt gặp cúi đầu trước Lãnh tụ tối cao của Cộng hòa Hồi giáo Iran Ayatollah Ali Khamenei. (Ảnh chụp video)
Khoảnh khắc ông Obama cúi chào trước Quốc vương Salman bin Abdulaziz Al Saud trong chuyến thăm Arab Saudi vào năm 2009, đã bị chỉ trích là "hành động không nên có của một vị tổng thống Hoa Kỳ" đối với các quốc gia Hồi giáo. (Nguồn: Getty)
Khoảnh khắc ông Obama cúi chào trước Quốc vương Salman bin Abdulaziz Al Saud trong chuyến thăm Arab Saudi vào năm 2009, đã bị chỉ trích là "hành động không nên có của một vị tổng thống Hoa Kỳ" đối với các quốc gia Hồi giáo. (Nguồn: Getty)

Điều đáng ngạc nhiên là, Hadi al-Amiri cũng chính là người từng có mặt trong phái đoàn của Thủ tướng Iraq Nouri al-Maliki đã tới Phòng Bầu dục năm 2011, với tư cách là khách mời của Tổng thống Barack Obama.

Hadi al-Amiri cũng chính là người từng có mặt trong phái đoàn của Thủ tướng Iraq Nouri al-Maliki, đã tới Phòng Bầu dục năm 2011 với tư cách là khách mời của Tổng thống Barack Obama. 
Hadi al-Amiri cũng chính là người từng có mặt trong phái đoàn của Thủ tướng Iraq Nouri al-Maliki, đã tới Phòng Bầu dục năm 2011 với tư cách là khách mời của Tổng thống Barack Obama.

Hadi al-Amiri bị Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo liệt vào danh sách nhóm 3 người cầm đầu cuộc biểu tình tấn công Đại sứ quán Mỹ tại Iraq.

Xuân Trường

Kỳ sau: Thế lực nào đang gây ra sự hỗn loạn tại nước Mỹ?

*****

Tham khảo:
https://www.foxnews.com/world/crowd-shouting-down-usa-attempts-to-storm-us-embassy-in-baghdad-report-says
https://www.mediamatters.org/sean-hannity/comprehensive-guide-benghazi-myths-and-facts
https://www.investors.com/politics/editorials/obama-knew-benghazi-linked-to-al-qaida/
https://www.dailymail.co.uk/news/article-2204626/Chris-Stevens-death-Video-shows-ambassadors-body-pulled-embassy.html
https://www.theguardian.com/world/middle-east-live/2012/sep/12/libya-egypt-attacks-muhammad-film-live
https://www.cbsnews.com/news/new-documents-reveal-events-leading-up-to-benghazi-attack/
htps://www.thedailybeast.com/exclusive-libya-cable-detailed-threats?ref=scrol
https://www.dailymail.co.uk/news/article-7844623/Barack-Obama-welcomed-leader-embassy-attack-White-House.html
https://www.dailymail.co.uk/news/article-7844623/Barack-Obama-welcomed-leader-embassy-attack-White-House.html



BÀI CÙNG CHUYÊN ĐỀ

BÀI CHỌN LỌC

Thảm kịch Benghazi và sự dối trá của Barack Obama