Tháng 8: Giá lương thực thế giới tăng cao tháng thứ ba liên tiếp

Giúp NTDVN sửa lỗi

Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO) cho biết giá lương thực thế giới tăng tháng thứ ba liên tiếp trong tháng 8/2020, dẫn đầu là mức tăng của ngũ cốc thô, dầu thực vật và đường. 

Chỉ số giá thực phẩm của FAO, theo dõi giá thực phẩm hàng tháng, trung bình là 96,1 trong tháng 8 so với 94,3 vào tháng 7. Chỉ số này giảm từ tháng 1 đến tháng 4 do nền kinh tế thế giới rơi vào vòng suy thoái liên quan đến đại dịch virus Vũ Hán, và chạm đáy vào tháng 5, rồi đảo chiều qua mùa hè.

Tuy nhiên khi giá ngũ cốc, dầu thực vật và đường tăng lên, thì tin tốt cho người tiêu dùng là giá sữa và thịt không thay đổi.

Báo cáo của FAO cho biết:

Chỉ số giá ngũ cốc FAO tăng 1,9% so với tháng 7, cao hơn trung bình 7,0% so với giá trị của nó vào tháng 8/2019, trong đó ngũ cốc thô dẫn đầu mức tăng.

Giá cao lương tăng 8,6% và cao hơn 33,4% so với mức của năm trước, chủ yếu là do nhu cầu nhập khẩu mạnh của Trung Quốc. Giá ngô tăng 2,2% trong bối cảnh lo ngại rằng thiệt hại vụ mùa gần đây ở bang Iowa (Mỹ) sẽ ảnh hưởng đến nguồn cung. Giá gạo quốc tế cũng tăng, được củng cố bởi tình trạng khan hàng theo mùa và nhu cầu ngày càng tăng của châu Phi.

Chỉ số giá đường FAO tăng 6,7% so với tháng trước, phản ánh triển vọng sản xuất giảm do điều kiện thời tiết không thuận lợi ở Liên minh châu Âu và Thái Lan, nước xuất khẩu đường lớn thứ hai thế giới, cũng như nhu cầu nhập khẩu mạnh của Trung Quốc.

Chỉ số giá dầu thực vật FAO tăng 5,9%, dẫn đầu là giá trị ổn định hơn đối với dầu cọ, đặc biệt là dầu đậu nành, hướng dương và hạt cải dầu. Các động thái này chủ yếu phản ánh sự chậm lại sản xuất trong tương lai ở các quốc gia sản xuất dầu cọ hàng đầu trong bối cảnh nhu cầu nhập khẩu toàn cầu ổn định.

Chỉ số giá sữa của FAO hầu như không thay đổi so với tháng 7, với báo giá pho mát và sữa bột nguyên chất giảm trong bối cảnh kỳ vọng về khả năng xuất khẩu theo mùa dồi dào ở Châu Đại Dương, trong khi giá bơ tăng do khả năng xuất khẩu ở châu Âu bị thắt chặt sau đợt nắng nóng tháng 8 làm giảm sản lượng sữa .

Chỉ số giá thịt của FAO cũng hầu như không thay đổi kể từ tháng 7 - mặc dù giảm 8,9% so với tháng 8 năm 2019 - do nhu cầu nhập khẩu giảm đối với thịt trâu, bò và thịt gia cầm được bù đắp bởi nhu cầu nhập khẩu thịt lợn từ Trung Quốc tăng mạnh.

Tuy nhiên, đây chỉ là phản ánh giá cả của FAO. Còn tại Việt Nam, từ đầu năm mặt hàng thịt lợn tăng phi mã kéo theo các sản phẩm thịt khác cũng tăng theo. Giá các mặt hàng thực phẩm 4 tháng đầu năm 2020 tăng 13,65% so với cùng kỳ năm trước góp phần làm cho CPI tăng 3,08%; trong đó, giá thịt lợn tăng 61,5% so cùng kỳ năm trước đã làm CPI tăng thêm 2,58% (theo Chinhphu.vn).

Tại Việt Nam, giá thịt lợn hơi hiện ở mức 75.000-90.000 đồng/kg, giá thịt lợn bán lẻ trên thị trường từ 140.000-180.000 đồng/kg. Nếu giá thịt lợn tiếp tục đứng ở mức cao như vậy sẽ là áp lực đối với lạm phát năm 2020. Riêng thịt lợn chiếm 4,2% trong “rổ” tính toán CPI hàng tháng.

Ngược trở lại với báo cáo của FAO, sự tăng giá lương thực trong mùa hè này là một lời nhắc nhở rằng, lạm phát xảy ra thời hậu đại dịch là có thật, và nó quả là tin tức chẳng hề tốt lành đối với người nghèo và trung lưu.

Đồng thời, khi nền kinh tế trên toàn thế giới đang rục rịch khởi động sau chuỗi ngày đóng kín thì giờ lại bắt đầu bùng phát làn sóng thứ hai, khi các ca nhiễm virus gia tăng ở Mỹ, châu Âu và Đông Nam Á đã buộc nhiều chính quyền của các quốc gia phải ban hành lại các lệnh nghiêm ngặt về y tế công cộng. Hệ quả này có thể làm chậm sự phục hồi đối với thương mại thế giới trong nửa cuối năm 2020.

Sự phục hồi chậm chạp trên toàn cầu, trong đó tỷ lệ thất nghiệp trầm trọng, kết hợp với lạm phát giá lương thực tăng cao là tin xấu hơn đối với bất cứ người nào có thu nhập thấp trên thế giới.

Vì vậy, ở mỗi quốc gia, các ngân hàng có thể bỏ qua lạm phát giá thực phẩm? Câu hỏi là Không. Vì chi phí thực phẩm tăng cao có nguy cơ gây ra thêm những bất ổn xã hội.

Thế mới hiểu, sức hủy diệt của đại dịch, hay nói chính xác hơn là của con virus Vũ Hán có xuất xứ từ Trung Quốc quả là lợi hại.

Đông Bắc



BÀI CHỌN LỌC

Tháng 8: Giá lương thực thế giới tăng cao tháng thứ ba liên tiếp