Thị trưởng Đài Loan thân Bắc Kinh bị cử tri bãi nhiệm

Giúp NTDVN sửa lỗi

Một cuộc bỏ phiếu chưa từng có tiền lệ được thực hiện vào ngày 6/6 để bãi nhiệm thị trưởng Đài Loan thân Bắc Kinh.

Hơn 939.000 người dân Đài Loan đã bỏ phiếu để bãi nhiệm Han Kuo-yu, thị trưởng của thành phố Cao Hùng, miền nam Đài Loan, và là thành viên của đảng Kuomintang (Quốc Dân Đảng), vì "không phù hợp với cương vị".

Trong đó số những người bỏ phiếu, khoảng 25.000 người đã bỏ phiếu chống lại việc bãi nhiệm ông Han Kuo-yu. Tỷ lệ bỏ phiếu là khoảng 42%.

Ông Han Kuo-yu là quan chức Đài Loan đầu tiên bị bãi nhiệm theo hình thức này.

Ông Han Kuo-yu thừa nhận thất bại trong một chương trình phát sóng trên TV và đổ lỗi cho Đảng Tiến bộ Dân chủ (DPP) cầm quyền về việc huy động một chiến dịch tấn công chống lại ông kể từ tháng 5.

"Thật đáng tiếc khi đảng của chúng tôi liên tục bị mất uy tín, phải đối mặt với những lời chỉ trích sai lệch, vu khống và vô căn cứ", ông Han Kuo-yu nói.

Hơn 40% trong số 2,29 triệu cử tri đủ điều kiện đã bỏ phiếu để bãi nhiệm ông Han Kuo-yu, cao hơn mức 570.000 phiếu cần thiết để bãi nhiệm ông theo luật bầu cử địa phương.

Ông Han Kuo-yu bị bỏ phiếu bãi nhiệm sau khi các nhóm dân sự địa phương, dẫn đầu là WeCare Kaoshiung, đã thu thập được hơn 370.000 chữ ký trong một cuộc thỉnh nguyện tại thành phố kết thúc vào đầu tháng 4. Các chữ ký thu thập được sau đó đã được nộp cho Ủy ban Bầu cử trung ương Đài Loan. Uỷ ban đã phê chuẩn và tổ chức cuộc bầu cử bãi chức.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc người dân muốn bãi nhiệm ông Han Kuo-yu là vì ông này nghỉ phép 1 tháng để tranh cử tổng thống, chưa đầy 1 năm sau khi ông được bầu làm thị trưởng vào tháng 11/2018. Người dân địa phương không hài lòng về việc thị trưởng không hoàn thành trách nhiệm cải thiện Cao Hùng như đã hứa mà lại tập trung hơn vào chiến dịch tranh cử tổng thống của ông.

Ông Han Kuo-yu được Quốc Dân Đảng đề cử vào tháng 7/2019 để tham gia cuộc bầu cử tổng thống tháng 1/2020. Ông này đã thất bại trước Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn của đang DPP.

Tại một cuộc họp địa phương vào tối thứ bảy (6/5), Aaron Yin, người sáng lập Wecare Kaoshiung, nói: "Chúng tôi muốn các chính trị gia địa phương biết rằng đó là những người cho bạn sức mạnh. Nếu bạn làm việc không tốt, nếu bạn phản bội mọi người, mọi người có thể lấy lại sức mạnh đã trao cho bạn".

Trong khi tranh cử chức thị trưởng và tổng thống, ông Han Kuo-yu liên tục kêu gọi Đài Loan hội nhập kinh tế với Trung Quốc. Các kênh truyền thông nhà nước của Trung Quốc, trước đây đã ca ngợi những nỗ lực của ông Han Kuo-yu "thúc đẩy mối quan hệ qua eo biển".

Trong khi đó, Tổng thống Thái lại có lập trường cứng rắn hơn trong việc phản đối chính quyền Trung Quốc. Bà Thái đặc biệt phản đối mạnh mẽ việc Bắc Kinh đề xuất việc cai trị Đài Loan với nguyên tắc "một quốc gia, hai chế độ". Mô hình cai trị này đã được sử dụng ở Hong Kong kể từ khi chủ quyền của Hong Kong được Anh bàn giao cho Trung Quốc vào năm 1997.

Bắc Kinh đã đề xuất sử dụng mô hình này để cai trị Đài Loan, vì họ coi hòn đảo tự trị này là lãnh thổ của mình, mặc dù thực tế là Đài Loan có quân đội, tiền tệ và bầu cử dân chủ.

Tác động

Trong một phát biểu, ông Han Kuo-yu không nói liệu ông có chống lại kết quả bỏ phiếu bãi nhiệm hay không và cũng không cho biết kế hoach trước mắt của ông.

Ủy ban bầu cử trung ương sẽ chính thức công bố cuộc kiểm phiếu cuối cùng trong bảy ngày tới, theo Thông tấn xã Trung ương (CNA) do chính quyền địa phương điều hành. Sau đó, chính quyền trung ương Đài Loan sẽ chỉ định một người đảm nhận chức Thị trưởng Kaoshiung (Cao Hùng), và một cuộc bầu cử sơ bộ cho một Thị trưởng mới sẽ được tổ chức trong vòng ba tháng tới.

Tuy nhiên, nếu ông Han Kuo-yu chống lại các kết quả bỏ phiếu bãi nhiệm tại tòa án, một cuộc bầu cử phụ sẽ bị trì hoãn cho đến sau phán quyết của tòa án.

[ads3]

Ông Yuan, quan chức chính phủ Đài Loan cho biết việc bỏ phiếu bãi nhiệm đã cho thế giới thấy Đài Loan là một nước dân chủ và đã trưởng thành như thế nào, ông Yuan nói trong một tuyên bố sau kết quả bầu cử.

Việc bỏ phiếu bãi nhiệm thành công có ý nghĩa đối với Hong Kong, Tun Li-wen, chuyên gia về Trung Quốc tại một học viện địa phương có tên Taiwan Think Tank, nói trong một cuộc phỏng vấn với NTD Đài Loan, thuộc The Epoch Times (Mỹ). Chính quyền gần đây đã áp đặt luật an ninh quốc gia cho Hong Kong. Theo các nhà phê bình, luật này đánh dấu sự chấm dứt quyền tự trị của Hong Kong vốn theo nguyên tắc "Một quốc gia, hai chế độ".

Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sẽ quyết tâm đàn áp Hong Kong hơn nữa sau khi thấy kết quả bỏ phiếu bãi nhiệm ở Đài Loan vì lo ngại tác động của nền dân chủ, ông Tun Li-wen nói.

Cụ thể hơn, ông Tun Li-wen cho biết cuộc bầu cử Hội đồng Lập pháp (LegCo) tiếp theo của Hong Kong dự kiến ​​vào tháng 9. Nếu các ứng cử viên đảng Dân Chủ giành được hơn một nửa số LegCo, khảng 70 ghế, ĐCSTQ có thể sẽ sử dụng luật an ninh quốc gia để đe dọa và kiểm soát LegCo, vì vậy các nhà lập pháp sẽ không khởi xướng bất kỳ dự luật nào có thể làm đảo lộn Bắc Kinh.

Cơ quan lập pháp của Bắc Kinh đã thông qua luật an ninh quốc gia sau cuộc bỏ phiếu vào ngày 28/5. Luật này hình sự hóa các hoạt động liên quan đến lật đổ chính quyền, can thiệp nước ngoài và khủng bố. Luật này sẽ có hiệu lực ở Hong Kong sau khi Bắc Kinh hoàn thành việc soạn thảo các chi tiết của luật.

Cuộc bầu cử Hội đồng Lập pháp được coi là một cuộc trưng cầu dân ý khác về chính phủ Hong Kong thân Bắc Kinh do Carrie Lam đứng đầu, sau khi các ứng cử viên dân chủ đã giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử hội đồng quận của Hong Kong vào tháng 11 năm ngoái.

Nguyễn Minh
Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Thị trưởng Đài Loan thân Bắc Kinh bị cử tri bãi nhiệm