Thỏa thuận khí đốt Nga Trung có tầm nhìn chiến lược về cuộc chiến với Đài Loan

Giúp NTDVN sửa lỗi

Đầu tháng 2, khi Tổng thống Nga Vladimir Putin sang thăm Trung Quốc, ông đã bày tỏ sự ủng hộ hết lòng đối với “Nguyên tắc Một Trung Quốc", theo thông cáo báo chí của Moscow và Bắc Kinh.

Cụm từ trên cũng được đưa vào tuyên bố chung và được công bố sau cuộc họp, theo Nikkei Asia.

“Nguyên tắc Một Trung Quốc" là cách diễn đạt mà Bắc Kinh sử dụng, coi Đài Loan là một phần không thể chuyển nhượng của Trung Quốc và “sẽ được thống nhất” vào một ngày không xa.

Theo US Taiwain Business Council, "Nguyên tắc 'Một Trung Quốc'" khác với "Chính sách ‘Một Trung Quốc’" mà Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác theo đuổi có sự mơ hồ mang tính chiến lược. Chẳng hạn, Mỹ thừa nhận quan điểm của Trung Quốc rằng chỉ có một Trung Quốc nhưng không công nhận tính hợp lệ của nó. Hoa Lỳ luôn là nhà cung cấp cho Đài Loan vũ khí phòng thủ để chống lại sự xâm lược của Trung Quốc.

CHND Trung Hoa tuân theo Nguyên tắc Một Trung Quốc, một niềm tin cốt lõi tuyên bố rằng Đài Loan là một phần bất khả xâm phạm của Trung Quốc, với CHND Trung Hoa đóng vai trò là chính phủ hợp pháp duy nhất của Trung Quốc.

Trong cuộc điện đàm vào tháng 8 năm ngoái, ông Putin đã hứa sẽ duy hộ "Nguyên tắc 'Một Trung Quốc'".

Tại cuộc họp Thượng đỉnh lần này, lời hứa của ông Putin còn sâu sắc hơn. Lời lẽ đó có thể là một phần trong nỗ lực của ông ta nhằm đảm bảo sự ủng hộ mạnh mẽ từ Trung Quốc về vấn đề Ukraine.

Và hiện nay thì ông Tập đã và đang giúp sức cho chiến dịch tuyên truyền của ông Putin về Ukraine.

"Một điều quan trọng là Trung Quốc phản đối sự mở rộng của NATO", một nguồn tin ngoại giao cho biết. "Thoạt nhìn, có vẻ như Putin đã có một bước đi khôn ngoan. Nhưng thực tế là ông Tập đã nhận được những lợi ích rất lớn không thể bỏ qua".

Nguồn tin cũng nói thêm rằng các lợi ích đó có liên quan đến các tính toán của ông Tập về Đài Loan.

Trong nhiều năm qua, Trung Quốc và Nga đã chơi trò kéo co xem ai sẽ là anh cả trong mối quan hệ của họ.

Khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập, Liên Xô sẵn sàng cung cấp hỗ trợ cho đất nước này. Đó là vì Moscow coi Bắc Kinh là ”em trai” của mình.

Giờ đây, khi sức mạnh kinh tế của Trung Quốc đã trỗi dậy, Nga không còn lựa chọn nào khác ngoài việc chấp nhận vị thế là “em trai” của Trung Quốc. Việc Putin chấp nhận cụm từ "Nguyên tắc Một Trung Quốc" tượng trưng cho sự đảo ngược trong quan hệ “anh em” này.

Là nhà lãnh đạo của một quốc gia bị trừng phạt vì dùng doping có hệ thống, Vladimir Putin đã bị cấm tham dự các sự kiện Olympic, nhưng lời mời từ Tập Cận Bình đã cho phép Tổng thống Nga tham dự lễ khai mạc vào ngày 4 tháng 2. © Sputnik / Ruuters

Yahoo News cho hay, ông Putin đã tham dự lễ khai mạc của Thế vận hội Mùa đông tại Sân vận động Quốc gia ở Bắc Kinh, thường được gọi là Sân vận động "Tổ chim". Ông ngồi ở ghế dành riêng cho các vị khách quý, mặc dù theo quy định, với tư cách là nhà lãnh đạo của một quốc gia bị trừng phạt vì dùng doping có hệ thống, ông Putin bị cấm tham dự các buổi lễ Olympic.

Ngay cả khía cạnh này của lệnh cấm cũng không có hiệu lực. Nó bao gồm một thông báo cho phép Putin tham dự Thế vận hội Mùa đông 2022 - với tư cách là khách mời riêng của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

"Lệnh này không áp dụng cho một đại diện chính phủ, người được mời đến một sự kiện cụ thể bởi Nguyên thủ quốc gia hoặc Thủ tướng [hoặc tương đương] của nước sở tại", phán quyết của CAS nêu rõ.

Tháng trước, Bộ Ngoại giao Trung Quốc xác nhận rằng ông Tập đã mời "người bạn tốt của mình là Tổng thống Putin" tới Lễ khai mạc. Hôm thứ Tư, một tuần sau khi một số quốc gia phương Tây xác nhận kế hoạch tẩy chay Đại hội thể thao ngoại giao, ông Putin đảm bảo với ông Tập rằng ông sẽ tham dự.

Chú thích hình ảnh,

"Chúng tôi sẽ hội đàm và sau đó sẽ tham gia Lễ khai mạc Thế vận hội Olympic mùa đông", ông Putin nói.

Hoa Kỳ, Vương quốc Anh và các nước khác đã cam kết sẽ không cử các chức sắc tới Bắc Kinh, để phản đối chính phủ Trung Quốc "cuộc diệt chủng đang diễn ra và tội ác chống lại loài người ở Tân Cương," cũng như "những vi phạm nhân quyền khác", Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki cho biết vào tuần trước.

Sự tham dự của ông là một trường hợp ngoại lệ, bởi ông được ông Tập mời trực tiếp. Một bức ảnh chụp ông Putin tươi cười giơ ngón tay cái lên từ khán đài Sân vận động Tổ chim đã được truyền thông nhà nước Trung Quốc đăng tải rộng rãi.

Một diễn biến quan trọng khác tại hội nghị thượng đỉnh Tập-Putin là một thỏa thuận khí đốt tự nhiên, theo đó Nga cam kết cung cấp thêm 10 tỷ m3 khí đốt cho Trung Quốc, lên tới 48 tỷ m3/năm.

Nếu thỏa thuận được thực thi, khối lượng khí đốt tự nhiên của Nga cung cấp cho Trung Quốc sẽ tăng gấp 10 lần so với khối lượng khí đốt tự nhiên thực sự được đưa qua đường ống vào năm 2020.

"Đây là một chiến lược năng lượng phức tạp với tầm nhìn về cuộc chiến với Đài Loan", một nguồn tin thân cận với an ninh châu Á nhấn mạnh.

Nếu mục tiêu của ông Putin là đảm bảo quyền tiếp cận thị trường khổng lồ Trung Quốc trong trường hợp doanh thu sang châu Âu bị ngừng, thì mục tiêu của ông Tập là đạt được sự hợp tác trong vấn đề Đài Loan, phân tích cho hay.

Ông Tập đã không loại trừ việc sử dụng vũ lực để ngăn chặn nền độc lập của Đài Loan.

Một con chip của Công ty Sản xuất Chất bán dẫn Đài Loan (TSMC) được trưng bày tại Hội thảo Chất bán dẫn Thế giới 2020 ở Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc, hôm 26/08/2020. (Ảnh: STR / AFP qua Getty Images)

Nếu một trận chiến thực sự nổ ra, việc cung cấp dầu và khí đốt tự nhiên cho Trung Quốc có thể bị gián đoạn bởi các lệnh trừng phạt kinh tế của phương Tây. Nhưng việc cung cấp ổn định các nguồn năng lượng từ Nga bằng đường bộ sẽ cho phép Trung Quốc ngăn chặn tình trạng bị cô lập.

Trung Quốc đã phải trải qua những kinh nghiệm cay đắng về tình trạng thiếu điện do chiến lược đối ngoại cứng rắn của nước này.

Quan hệ giữa Trung Quốc và Australia xấu đi sau khi Thủ tướng Australia Scott Morrison kêu gọi một cuộc điều tra quốc tế độc lập về nguồn gốc của đợt bùng phát ban đầu của đại dịch COVID-19, vốn bắt đầu từ Vũ Hán, Trung Quốc.

Khi than Úc ngừng cập cảng Trung Quốc, việc cung cấp điện bị ảnh hưởng rộng rãi. Đây là những gì xảy ra một nửa năm trước.

Tuyên bố chung Putin-Tập bày tỏ quan ngại sâu sắc về khuôn khổ an ninh Mỹ-Anh-Úc được gọi là AUKUS. Đối với Trung Quốc, một nước tiêu thụ dầu và than lớn, sự gián đoạn nhập khẩu năng lượng bằng đường biển là một mối đe dọa hiện thực cực lớn.

Một ví dụ tương tự là "lệnh ABCD" quy định việc xuất khẩu dầu sang Nhật Bản bắt đầu từ nửa sau của những năm 1930.

Lệnh ABCD, là tên tiếng Nhật, biểu thị cho một loạt lệnh cấm vận chống lại Nhật Bản do Mỹ, Anh, Trung Quốc và Hà Lan thực hiện.

Trong nỗ lực tuyệt vọng để tồn tại, Nhật Bản đã tiến hành một cuộc "tiến về phía Nam" tới Đông Nam Á, một khu vực sản xuất dầu mỏ, và ký kết một hiệp ước trung lập với Liên Xô.

Trong những năm gần đây, ông Tập đã theo đuổi cơ cấu kinh tế nhấn mạnh vào chu trình phát triển kinh tế trong nước. Điều này bao hàm sự ác cảm với các công ty kết nối với thị trường tài chính Hoa Kỳ, thể hiện qua việc hoãn niêm yết Ant Group của Tập đoàn Alibaba tại Thượng Hải và Hong Kong.

Theo nghĩa rộng, những động thái này còn có thể được hiểu là một phần trong chiến lược trung và dài hạn của chính quyền ông Tập, chờ thời cơ và chuẩn bị để thống nhất Đài Loan.

Những bể chứa này chứa nước đã qua xử lý từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi bị tê liệt ở tỉnh Fukushima. Nhà máy này đã trải qua ba đợt suy thoái vào năm 2011.

Đồng thời, Nhật Bản sẽ cảm nhận được ảnh hưởng của mối quan hệ đối tác Putin - Tập Cẩm Bình.

Tuyên bố chung Nga-Trung bao gồm những lo ngại về quyết định của Nhật Bản xả nước đã qua xử lý từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi bị hư hỏng ra biển của nước này.

Ứng xử do Trung Quốc dẫn đầu trái ngược với các động thái gần đây của Đài Loan rằng Đài Loan tiến tới dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu thực phẩm từ Fukushima và 4 tỉnh khác của Nhật.

Trung Quốc và Nga đang làm căng đối với Nhật Bản. Vào tháng 10, các tàu hải quân của cả hai nước đã cùng nhau đi qua eo biển Tsugaru - một vùng nước hẹp ngăn cách Hokkaido với đảo chính Honshu của Nhật Bản, và sau đó đi qua eo biển Osumi, đi qua mũi của hòn đảo chính ở cực Nam của Nhật Bản, nối liền Biển Hoa Đông với Thái Bình Dương.

Cũng đã có các chuyến bay chung - máy bay chiến đấu của Trung Quốc và Nga ở các khu vực xung quanh Nhật Bản.

Quan trọng nhất, có khả năng Nga sẽ thực hiện lập trường cứng rắn đối với bốn đảo nhỏ phía Bắc Hokkaido, được gọi là Lãnh thổ phía Bắc, mà Liên Xô đã chiếm đóng trong những ngày cuối cùng của Thế chiến Thứ hai và Nhật Bản đang tìm cách lấy lại.

Lập trường của Trung Quốc từ lâu là ủng hộ lời kêu gọi trả lại các đảo của Nhật Bản. Điều này cũng nhất quán với thời Mao Trạch Đông đã thể hiện rõ khi có phái đoàn các thành viên Đảng Xã hội Nhật Bản đến thăm Trung Quốc vào năm 1964, ngay trước Thế vận hội Tokyo năm đó.

Nhưng quan hệ Trung Quốc và Liên Xô sau thời điểm đó đã bị khóa trong một cuộc đối đầu gay gắt. Giờ đây, mối quan hệ đối tác Trung - Nga đang được cải thiện nhanh chóng, điều đó có nguy cơ thay đổi tính toán trong lịch sử.

Theo VOV đưa tin hồi đầu tháng 2, Nga và Trung quốc muốn tăng cường công tác liên kết các kế hoạch phát triển của Liên minh Kinh tế Á-Âu và sáng kiến ​​“Một vành đai, Một con đường” nhằm làm sâu sắc hơn hợp tác thiết thực giữa Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU) và Trung Quốc trên các lĩnh vực; Hai nước có kế hoạch làm sâu sắc hơn hợp tác thiết thực trong lĩnh vực phát triển bền vững Bắc Cực; Củng cố Tổ chức Hợp tác Thượng hải (SCO) và nâng cao vai trò của nó trong việc định hình một trật tự thế giới đa trung tâm dựa trên các nguyên tắc an ninh bền vững; Moscow và Bắc Kinh đang nỗ lực để tăng cường vai trò của ASEAN như một thành tố chính của cấu trúc khu vực.

Trong bối cảnh Nga và Trung Quốc đang chịu áp lực trừng phạt từ Mỹ và các nước phương Tây, việc hai nước thắt chặt quan hệ hợp tác sẽ có tác động định hình lại các mối quan hệ quốc tế, nhất là giữa các cường quốc trên thế giới. Bởi Trung Quốc có tiềm lực mạnh tầm cỡ thế giới về kinh tế, còn Nga là cường quốc về quân sự. Sự hợp tác chặt chẽ, toàn diện giữa hai nước sẽ không thể không thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế.

Cách nhìn của Bắc Kinh đối với Đài Loan cũng có phần giống cách Nga coi Ukraine là một phần thuộc lịch sử và văn hoá của Nga. Cách Nga chống lại sự mở rộng của NATO có phần giống phàn nàn của Trung Quốc về việc Mỹ tăng cường quan hệ đồng minh và đối tác ở châu Á, bao gồm Đài Loan (Trung Quốc).

Cuộc khủng hoảng Ukraine có thể làm suy yếu sự ủng hộ của Mỹ dành cho Đài Loan, khiến Washington phải chuyển nguồn lực và sự tập trung đáng lẽ để đối phó với tham vọng quân sự của Trung Quốc ở Thái Bình Dương.

Nguyên Hương-Bảo Vân

 



BÀI CHỌN LỌC

Thỏa thuận khí đốt Nga Trung có tầm nhìn chiến lược về cuộc chiến với Đài Loan