Thỏa thuận Khí hậu Paris: ông Biden “nói cứ nói”, ông Tập Cận Bình “làm cứ làm”

Giúp NTDVN sửa lỗi

Tổng thống Joe Biden đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh trực tuyến về khí hậu kéo dài hai ngày (22-23/4) để chuẩn bị Lễ kỷ niệm 5 năm ngày ký Thỏa thuận Paris và kết thúc Ngày Trái đất, khẳng định lại vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ trong cuộc chiến ngăn chặn cái gọi là 'biến đổi khí hậu'. Tuy nhiên, việc Hoa Kỳ tái gia nhập Thảo thuận Paris về biến đổi khí hậu và Tổng thống tiền nhiệm đã rút khỏi vào tháng 11/2020, đã gặp phải chỉ trích gay gắt từ các nhà chính trị và bình luận gia. Họ cho rằng động thái này của tân chính quyền là "món quà lớn cho Bắc Kinh", rằng thỏa thuận thực chất sẽ không giúp giảm thiểu biến đổi khí hậu toàn cầu. Dưới đây là góc nhìn của tác giả Andrew Davies từ Vương quốc Anh: "Ông Biden nói cứ nói", ông Tập Cận Bình "làm cứ làm".

Cựu Ngoại trưởng Mike Pompeo nói với Fox News, quyết định tái gia nhập Hiệp định Khí hậu Paris của ông Biden và sau đó là tuyên bố giảm 50% lượng khí thải CO2 của Hoa Kỳ vào năm 2050 tại hội nghị của ông là một món quà to lớn đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và là mối đe dọa thực sự đối với Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.

Theo Statista, Trung Quốc có công suất lắp đặt các nhà máy điện than cao hơn nhiều so với các quốc gia khác, ở mức 1.041,9 gigawatt, tiếp theo là Hoa Kỳ với 233,6, Ấn Độ với 229,2 và Nga với 44,8 gigawatt.

Vào năm 2020, theo Liên minh các Nhà khoa học Môi trường Hoa Kỳ, Trung Quốc đã tạo ra 28% lượng khí thải CO2, Hoa Kỳ là 15%, trong khi Vương quốc Anh và các quốc gia châu Âu khác, ngoài Đức, mỗi nước sản xuất khoảng 1%. Theo luật, Đức cam kết đóng cửa tất cả các nhà máy điện hạt nhân vào năm 2022, vốn hiện chiếm 2% lượng khí thải CO2 toàn cầu.

Trung Quốc có 1.058 nhà máy than, tuy nhiên cam kết của quốc gia này tại Thỏa thuận Paris là chỉ bắt đầu giảm lượng khí thải từ năm 2030. Trong khi đó, họ đặt mục tiêu bổ sung đáng kể số lượng nhà máy nhiệt điện than, với các nhà máy mới đang được xây dựng có khả năng sản xuất 97,8 gigawatt , và các nhà máy khác mang lại 151,8 gigawatt nữa ở giai đoạn lập kế hoạch, tổng cộng gần 250 gigawatt.

Thêm vào đó là vô số nhà máy than mà Trung Quốc đang giúp xây dựng ở những nơi khác trên thế giới, cộng với bất kỳ nhà máy nào nữa mà họ có thể xây dựng trong nước nằm ngoài con số đã được lên kế hoạch, vào thời điểm bắt đầu cam kết.

Chỉ những công trình mới được biết đến là đã nhiều hơn toàn bộ công suất điện than hiện tại của Hoa Kỳ với khoảng 234 gigawatt và đang tiếp tục giảm mạnh; công suất của EU vào năm 2020 là 143 gigawatt và dự kiến ​​sẽ giảm xuống 60 gigawatt vào năm 2030.

Thật kỳ lạ, những người đang tin chắc rằng khí CO2 họ thở ra hàng ngày và được thảm thực vật của họ hấp thụ là mối nguy hiểm lớn nhất mà thế giới phải đối mặt, lại dường như không có vấn đề gì với mức CO2 tăng theo cấp số nhân ở Trung Quốc.

Khi tình trạng này vẫn tiếp diễn, những hy sinh của cộng đồng các quốc gia tham gia Thỏa thuận Paris, từ góc độ phát thải ròng, sẽ là vô nghĩa, ngoài việc chịu đựng và cố gắng bù đắp cho sự tăng trưởng lượng CO2 phi thường và bẩn thỉu của Trung Quốc cho đến năm 2030, thời điểm họ hứa sẽ bắt đầu giảm.

Thay vì chấp nhận dự đoán u ám này, những người vận động hành lang về sự biến đổi khí hậu khổng lồ tin rằng họ có thể thay đổi Trung Quốc sớm hơn. Một trong những tín đồ đó là Thủ tướng Anh Boris Johnson. Cam kết Vương quốc Anh sẽ không phát thải carbon vào năm 2050, ông Johnson hy vọng Anh Quốc sẽ là tấm gương để các quốc gia khác noi theo. Ông cũng bao gồm vấn đề giảm biến đổi khí hậu trong các giao dịch thương mại.

Việc ​​chứng kiến Mỹ đảo ngược chính sách khí hậu đầy hoài nghi của mình dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump dường như xác thực quan điểm đó của ông Johnson. Ngay cả trước khi ông Biden nhậm chức, ông Johnson đã nói, "Tôi nghĩ, với Tổng thống Biden tại Nhà Trắng ở Washington, chúng ta sẽ có triển vọng thực sự về vai trò lãnh đạo của Mỹ trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu".

Trong khi ông Johnson lãnh đạo Đảng Bảo thủ, ông có nhiều điểm chung hơn với các thành viên Đảng Dân chủ của Mỹ, điều này giải thích việc ông vội vã chúc mừng ông Biden giành chiến thắng trong cuộc bầu cử trước khi các bang quan trọng xác nhận kết quả kiểm phiếu và bất chấp những thách thức pháp lý về tính trung thực của cuộc bầu cử.

Cựu bộ trưởng tài chính của ông Johnson, ông Sajiv Javid đã thẳng thừng bác bỏ các thách thức pháp lý về kết quả bầu cử của ông Trump. Ông Javid còn cho rằng, hành vi của ông Trump ‘hơi trẻ con'.

Tuy nhiên, sự thay đổi trong chính sách khí hậu của Hoa Kỳ chỉ xảy ra do một kết quả bầu cử gây tranh cãi, chứ chắc chắn không phải do sự thương lượng của ông Johnson. Thật vậy, những nỗ lực của ông Johnson trong vấn đề khí hậu dường như đã vấp phải đầy rẫy khó khăn và cản trở thỏa thuận thương mại Mỹ-Anh vô cùng quan trọng của thời hậu Brexit với chính quyền ông Trump.

Ông Johnson cũng rơi vào tình thế mắc kẹt tương tự trong các cuộc đàm phán với tân chính quyền Biden. Ông nói với báo giới rằng, những biện pháp khí hậu không những có thể giảm thiểu lượng khí thải CO2 toàn cầu và cho phép Anh quốc đạt mức "số 0" ròng vào năm 2050, mà còn có khả năng thực sự thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu phát triển. Vì vậy, ông Johnson mong muốn được thảo luận về vấn đề này với Nhà Trắng.

Tuy nhiên, các tín hiệu từ số 1600 Đại lộ Pennsylvania (Nhà Trắng) vẫn không đem lại hy vọng cho một thỏa thuận thương mại song phương Mỹ-Anh sắp tới. Lý do lần này là do... Bắc Ireland. Ngay sau khi Hoa Kỳ công bố ông Biden đắc cử, một phóng viên đã hỏi Tổng thống Biden liệu ông có sẵn sàng nói vài lời với BBC hay không, ông Biden đã nhìn xuống vai mình và băn khoăn nói: “Nói vài lời với BBC à? Tôi là người Ireland kia mà”.

Sự hắt hủi trắng trợn của Biden đối với đài truyền hình quốc gia của Vương quốc Anh khiến ông Nigel Farage, Lãnh đạo Đảng Brexit, thành viên Nghị viện Châu Âu nhận xét một cách thẳng thắn: “Đảng Bảo thủ đã có bốn năm để đàm phán một thỏa thuận thương mại với Hoa Kỳ và Tổng thống thân Vương quốc Anh, và họ đã thất bại. Bây giờ thì càng không có cơ hội nữa”.

Tuy nhiên, được thúc đẩy bởi kết quả của cuộc bầu cử Hoa Kỳ, Trung Quốc hiện là niềm hy vọng lớn tiếp theo cho cuộc vận động hành lang về biến đổi khí hậu toàn cầu. Nhưng Bắc kinh không tổ chức bầu cử, cũng không phải quá lo lắng về các cuộc chiến thương mại, và đối với tất cả các bài phát biểu khích lệ mà phái đoàn Bắc Kinh đưa ra tại hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của ông Biden, tất cả vẫn chỉ là những lời nói suông.

Nó thật quá ảo, đúng không?

Andrew Davies là nhà sản xuất và biên kịch video tại Vương quốc Anh. Video đoạt giải thưởng của ông về lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên đã giúp tổ chức từ thiện của trẻ em Barnardos thay đổi luật pháp Vương quốc Anh, trong khi phim tài liệu “Batons, Bows and Bruises: A History of the Royal Philharmonic Orchestra” của ông đã phát hành trong sáu năm trên Sky Arts Channel.

Quan điểm được trình bày trong bài viết này là ý kiến ​​của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTD VIỆT NAM.

Nguyên Hương

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Thỏa thuận Khí hậu Paris: ông Biden “nói cứ nói”, ông Tập Cận Bình “làm cứ làm”