Thủ tướng Sri Lanka tuyên thệ nhậm chức Tổng thống lâm thời

Giúp NTDVN sửa lỗi

Thủ tướng Sri Lanka tuyên thệ nhậm chức tổng thống lâm thời vào thứ 15/7 cho đến khi Quốc hội bầu ra người kế nhiệm ông Gotabaya Rajapaksa, người đã tháo chạy ra nước ngoài và từ chức sau các cuộc biểu tình hàng loạt về sự sụp đổ kinh tế của đất nước.

Các nhà lập pháp Sri Lanka sẽ triệu tập vào 16/7 để chọn một nhà lãnh đạo mới, người sẽ phục vụ phần còn lại của nhiệm kỳ Tổng thống Rajapaksa dự kiến kết thúc vào năm 2024.

Bầu không khí yên bình được khôi phục tại thủ đô Colombo vào 15/7 sau khi những người biểu tình chiếm đóng các tòa nhà chính phủ rút lui. Trước đó, những rạn nứt sâu sắc của phe đối lập chính trị đã bùng nổ thành những cuộc biểu tình - một giải pháp cho nhiều vấn đề của Sri Lanka.

Khi người dân ăn mừng trên đường phố, thành viên Quốc hội Mahinda Yapa Abeywardana hứa hẹn về một tiến trình chính trị minh bạch và nhanh chóng sẽ được thực hiện trong vòng một tuần.

Tổng thống mới có thể bổ nhiệm một thủ tướng mới, người sau đó sẽ phải được Quốc hội phê chuẩn. Sau khi ông Rajapaksa từ chức, áp lực lên thủ tướng Ranil Wickremesinghe ngày càng gia tăng.

Trong một tuyên bố trên truyền hình, ông Wickremesinghe cho biết ông sẽ bắt đầu các bước thay đổi hiến pháp để hạn chế quyền lực của tổng thống và củng cố Quốc hội, khôi phục luật pháp, trật tự và thực hiện các hành động pháp lý chống lại “quân nổi dậy”.

Không rõ ông đang đề cập đến ai, mặc dù ông nói những người biểu tình thực sự sẽ không dính vào các cuộc đụng độ gần Quốc hội vào tối 13/7 , khi nhiều binh sĩ được cho là bị thương.

“Có một sự khác biệt lớn giữa những người biểu tình và quân nổi dậy. Chúng tôi sẽ có hành động pháp lý chống lại quân nổi dậy", ông nói.

Ông Wickremesinghe trở thành quyền tổng thống sau khi ông Rajapaksa tháo chạy khỏi Sri Lanka vào 13/7 đến Maldives và sau đó đến Singapore. Văn phòng thủ tướng cho biết, ông Wickremesinghe đã tuyên thệ nhậm chức tổng thống lâm thời vào 15/7 bởi Chánh án Jayantha Jayasuriya.

Sri Lanka thiếu tiền mặt để trả cho việc nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, phân bón, thuốc men và nhiên liệu cho 22 triệu dân của mình. Sự suy giảm kinh tế nhanh chóng của nước này còn gây sốc hơn vì trước cuộc khủng hoảng này, nền kinh tế quốc gia này phát triển, kéo theo sự mở rộng của tầng lớp trung lưu.

Các cuộc biểu tình nhấn mạnh sự sụp đổ đáng kể của gia tộc chính trị Rajapaksa đã cai trị Sri Lanka trong hơn hai thập kỷ qua.

Hàng nghìn người biểu tình chống chính phủ tràn vào văn phòng của thủ tướng Sri Lanka Ranil Wickremesinghe ở Colombo, hôm 13/7/2022. (Ảnh: AFP/Getty Images)

Linh mục Jeewantha Peiris, một linh mục Công giáo và là người lãnh đạo cuộc biểu tình, cho biết đất nước đã “trải qua một hành trình khó khăn”.

Ông nói: “Chúng tôi rất vui khi đây là một nỗ lực tập thể để đấu tranh vì Sri Lanka, được người dân Sri Lanka, thậm chí cả cộng đồng người Sri Lanka tham gia".

Những người biểu tình đã nấu và phân phát gạo sữa — món ăn mà người Sri Lanka thưởng thức để ăn mừng chiến thắng — sau khi ông Rajapaksa từ chức. Tại địa điểm biểu tình chính trước văn phòng tổng thống ở Colombo, mọi người hoan nghênh việc ông từ chức nhưng nhấn mạnh ông Wickremesinghe cũng nên tránh sang một bên.

“Tôi rất vui vì ông Gotabaya cuối cùng đã ra đi. Lẽ ra ông ấy nên từ chức sớm hơn”, ông Velayuthan Pillai, 73 tuổi, một nhân viên ngân hàng đã nghỉ hưu, nói khi các bài hát yêu nước vang lên từ loa phát thanh.

“Ông Ranil là người ủng hộ ông Gotabaya và các chính trị gia của gia tộc Rajapaksas khác. Ông ấy đã giúp họ. Ông ấy cũng phải đi", ông nói thêm.

Nền kinh tế của Sri Lanka đang trong đống đổ nát. Và quân đội đã cảnh báo hôm 15/7 rằng họ có quyền phản ứng trong trường hợp hỗn loạn - một thông điệp mà một số người dân cho là đáng ngại.

Ông Abeywardana, thành viên của Nghị viện, kêu gọi công chúng “tạo ra một bầu không khí hòa bình để thực hiện quy trình dân chủ nghị viện thích hợp và cho phép tất cả các thành viên của Nghị viện tham gia vào các cuộc họp và hoạt động một cách tự do và tận tâm”.

Ông Wickremesinghe gần đây cho biết, Sri Lanka đang tìm kiếm sự giúp đỡ từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế và các chủ nợ khác, nhưng tài chính của nước này nghèo nàn đến mức thậm chí việc nhận được một gói cứu trợ cũng khó khăn.

Những người biểu tình cáo buộc ông Rajapaksa và gia tộc chính trị quyền lực của ông đã bòn rút tiền từ kho bạc của chính phủ và đẩy nhanh sự sụp đổ của đất nước bằng cách quản lý nền kinh tế sai phương pháp. Gia đình đã phủ nhận các cáo buộc tham nhũng, nhưng ông Rajapaksa thừa nhận rằng một số chính sách của ông đã góp phần vào cuộc khủng hoảng của Sri Lanka.

Anh Maduka Iroshan, 26 tuổi, một sinh viên đại học và là người biểu tình, cho biết anh rất “xúc động” khi ông Rajapaksa đã từ chức, vì ông đã “phá hỏng ước mơ của thế hệ trẻ”.

Nhiều tháng biểu tình đã đạt đến đỉnh điểm điên cuồng vào cuối tuần trước khi những người biểu tình xông vào nhà và văn phòng của tổng thống cũng như dinh thự chính thức của ông Wickremesinghe. Hôm 13/7, người dân đã chiếm văn phòng của ông.

Hình ảnh những người biểu tình bên trong các tòa nhà — nằm dài trên những chiếc ghế sofa và giường sang trọng, tạo dáng bên bàn làm việc của các quan chức và tham quan những khung cảnh sang trọng — đã thu hút sự chú ý của thế giới.

Những người biểu tình ban đầu tuyên bố sẽ ở lại cho đến khi một chính phủ mới được thành lập. Tuy nhiên, họ đã thay đổi chiến thuật vào 15/7, dường như lo ngại rằng sự leo thang bạo lực có thể làm suy yếu thông điệp của họ sau các cuộc đụng độ bên ngoài Quốc hội khiến hàng chục người bị thương.

Người biểu tình Mirak Raheem lưu ý rằng việc không có bạo lực là rất quan trọng, mặc dù công việc của họ còn lâu mới kết thúc.

“Đây thực sự là một điều đáng kinh ngạc, thực tế là nó đã xảy ra sau một cuộc biểu tình ôn hòa", ông Raheem nói. “Nhưng rõ ràng đây mới chỉ là sự khởi đầu, rằng còn một chặng đường dài hơn về loại công việc phải làm, không chỉ là tái thiết nền kinh tế mà còn tạo niềm tin của công chúng vào hệ thống chính trị này".

Ông Rajapaksa và vợ đã bỏ trốn trong đêm trên một chiếc máy bay quân sự vào đầu ngày 13/7. Hôm thứ 14/7, ông đã đến Singapore, theo Bộ Ngoại giao của thành phố. Bộ này cho biết ông chưa yêu cầu tị nạn và không rõ liệu ông sẽ ở lại hay đi tiếp. Trước đây ông ấy đã nhận được các dịch vụ y tế ở đó, bao gồm cả phẫu thuật tim.

Vì các tổng thống Sri Lanka được bảo vệ khỏi bị bắt khi đang nắm quyền, ông Rajapaksa có thể muốn rời đi trong khi ông vẫn có quyền miễn trừ theo hiến pháp và quyền tiếp cận máy bay.

Một nhà chiến lược quân sự có chiến dịch tàn bạo đã giúp chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài 26 năm của đất nước, ông Gotabaya Rajapaksa và anh trai của ông, người đang là tổng thống vào thời điểm đó, được đa số người Sinhalese theo đạo Phật trên đảo ca ngợi. Bất chấp những cáo buộc về hành vi tàn bạo thời chiến, bao gồm ra lệnh tấn công quân sự vào dân thường dân tộc Tamil và bắt cóc các nhà báo, ông Rajapaksa vẫn được nhiều người Sri Lanka yêu thích. Ông đã liên tục phủ nhận các cáo buộc.

Huyền Anh

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Thủ tướng Sri Lanka tuyên thệ nhậm chức Tổng thống lâm thời