Thủ tướng Úc thúc đẩy chiến lược của Đảng đối lập trước sự can dự của Trung Quốc vào Thái Bình Dương

Giúp NTDVN sửa lỗi

Chính phủ Liên minh đương nhiệm của Úc đã không tán thành chính sách can dự mới được công bố ở Thái Bình Dương của Đảng Lao động đối lập, vì cho rằng chính sách này không bổ sung điều gì mới mẻ vào các sáng kiến ​​hiện có với các quốc gia trong khu vực.

Đảng Lao động, vào ngày 26/4, đã phát hành chiến lược Thái Bình Dương “toàn bộ nỗ lực của chính phủ” thay thế trong bối cảnh những lo ngại đang diễn ra về thỏa thuận an ninh giữa Quần đảo Solomon và Bắc Kinh.

Theo đó, Đảng Lao động sẽ tìm cách “tăng đáng kể viện trợ trong khu vực” và tăng gấp đôi viện trợ cho hoạt động giám sát trên không trong khuôn khổ Chương trình An ninh Hàng hải Thái Bình Dương lên 12 triệu USD Úc (8,6 triệu USD Mỹ) một năm để giúp các quốc gia Thái Bình Dương bù đắp thiệt hại do đánh bắt trái phép từ Trung Quốc.

Đảng Lao động cũng sẽ tìm cách thành lập Trường Quốc phòng Thái Bình Dương của Úc trị giá 6,55 triệu USD để đào tạo nhân viên an ninh trong khu vực.

Hơn nữa, Tập đoàn Phát thanh Truyền hình Úc (ABC) sẽ nhận được thêm 8 triệu USD mỗi năm — trong bốn năm liền — để phát sóng trong khu vực, bao gồm phát sóng radio sóng ngắn và nội dung truyền hình thương mại. Cũng sẽ có các chương trình đào tạo cho các nhà báo Thái Bình Dương.

Kế hoạch này của Đảng Lao động cũng bao gồm, các sáng kiến ​​nhằm tăng cường tài trợ cho cơ sở hạ tầng thích ứng với khí hậu trong khu vực, cũng như các chuyến đi nghiên cứu thường xuyên để chống lại các nỗ lực can thiệp của Trung Quốc.

Ảnh của Epoch Times
Thuyền Tuần tra Lớp Armadale, HMAS Armidale, đi vào Cảng Honiara, Đảo Guadalcanal, Quần đảo Solomon, vào ngày 1/12/2021. (Ảnh: Brodie Cross / Bộ Quốc phòng Úc / Getty Images)

Nghị sỹ Penny Wong, người phụ trách chính sách đối ngoại, cho biết trong một tuyên bố: “Kế hoạch của Đảng Lao động là khôi phục vị thế đối tác hàng đầu được lựa chọn của Úc đối với gia đình Thái Bình Dương. “Khoảng trống (Thủ tướng) mà ông Scott Morrison tạo ra đang được lấp đầy bởi những người khác — những người không chia sẻ lợi ích và giá trị của mình".

Ông Wong cho biết, kế hoạch được phát triển với sự tham vấn của các đối tác Thái Bình Dương.

Ông nói với đài phát thanh 2GB vào ngày 26/4. “(Đảng Lao động) cho rằng cách giải quyết vấn đề ở quần đảo Solomon là gửi câu hỏi cho đài ABC".

Bộ trưởng Tài chính Simon Birmingham nói với đài ABC rằng, chính phủ đã thực hiện nhiều "điều" trong kế hoạch của Đảng Lao động.

“Chúng tôi có 'phương pháp tiếp cận toàn diện của chính phủ', được gọi là Văn phòng Thái Bình Dương. Nó tập hợp các quan chức từ tất cả các bộ chủ chốt, từ Bộ Ngoại giao và Thương mại, Quốc phòng và Nội vụ, hay một số cơ quan khác", ông nói vào ngày 26/4.

Birmingham chỉ đến các cơ sở đào tạo quốc phòng hiện có, bao gồm Trường Cao đẳng Quốc phòng Úc và Trường Cao đẳng An ninh Thái Bình Dương của Úc.

“Chúng tôi có một chương trình dịch chuyển lao động mạnh mẽ ở Thái Bình Dương, tập trung thực sự vào thích ứng với khí hậu và khả năng chống chịu trong một chương trình có cấu trúc. Vì vậy, [những việc] này đều đang được tiến hành".

Ngày 24/4, Thủ tướng Morrison cho biết Thủ tướng Manasseh Sogavare của Quần đảo Solomon đã cam kết đảm bảo sẽ không có sự hiện diện quân sự nào của Bắc Kinh trong khu vực.

Các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ và Úc đã tranh giành trong những tuần gần đây để đảm bảo ĐCS Trung Quốc không mở rộng sự ảnh hưởng vào khu vực Nam Thái Bình Dương sau khi các chi tiết của một thỏa thuận an ninh bí mật được đưa ra ánh sáng.

Theo một bản dự thảo thỏa thuận bị rò rỉ, Bắc Kinh sẽ có thể cử cảnh sát, quân đội, vũ khí và thậm chí cả tàu hải quân - với sự đồng ý của Quần đảo Solomon - để “bảo vệ sự an toàn của nhân viên Trung Quốc và các dự án lớn ở Quần đảo Solomon".

Các chuyên gia cảnh báo, một động thái có thể dẫn đến việc quân sự hóa khu vực tương tự như Biển Đông.

Huyền Anh



BÀI CHỌN LỌC

Thủ tướng Úc thúc đẩy chiến lược của Đảng đối lập trước sự can dự của Trung Quốc vào Thái Bình Dương