‘Toàn bộ việc làm’ có thể khôi phục vào đầu năm 2021 - Nền kinh tế Hoa Kỳ hứa hẹn ‘thăng hoa’

Giúp NTDVN sửa lỗi

Việc làm tại Mỹ có những bước phục hồi ấn tượng sau thời gian dài bị ảnh hưởng bởi dịch viêm phổi Vũ Hán. Đây được xem là một bất ngờ tích cực của nền kinh tế Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Donald Trump.

Nhiều nhận định vào hồi tháng 4/2020 rằng việc làm tại Mỹ sẽ được nhanh chóng hồi phục theo hướng tích cực. Thời điểm đại dịch bùng phát, tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt lên mức 15%, khiến rất ít người tin rằng tỷ lệ này có thể giảm xuống mức 8,4% ngay trong tháng 8/2020, thấp hơn nhiều so với con số mà các nhà phân tích dự đoán vào cuối năm 2020.

Số lượng người làm việc toàn thời gian tăng từ 2,8 triệu lên đến 122,4 triệu người trong tháng 8 vừa qua, chỉ thấp hơn 8,5 triệu người so với cùng kỳ năm 2019. Bên cạnh những thông tin tích cực vẫn còn rất nhiều thách thức, nhưng ít ai có thể ngờ rằng việc làm toàn thời gian đã đạt gần bằng con số của năm 2019.

Việc làm Hoa Kỳ có khả năng phục hồi hoàn toàn vào quý I/2021

Kể từ khi mở cửa trở lại, Mỹ đã khôi phục gần 11 triệu việc làm, số người thất nghiệp liên tiếp giảm mạnh từ 25 triệu xuống 13,25 triệu người. Việc làm toàn thời gian đang trên đà tăng nhanh chóng, nhiều việc làm bán thời gian mới được tạo ra, trong đó công việc bán thời gian cho hoạt động điều tra dân số chiếm 1/6. Công cụ theo dõi tăng trưởng tiền lương trung bình của Fed Atlanta vẫn ở mức 3,9% trong năm 2020.

Với đà tăng như hiện nay, Mỹ có thể sẽ đạt được mức việc làm cao nhất từ trước đến nay vào quý I/2021 thay vì vào năm 2023 như dự đoán của Cục Dự trữ Liên bang (FED). Theo dữ liệu ghi nhận, FED đã đưa ra những dự báo chưa chính xác theo chiều hướng bi quan, đặc biệt là những dự báo trong 3 năm qua.

Để khôi phục lại tình trạng việc làm, khiến những người thuộc lực lượng lao động đều có việc làm và tăng lương, đó là những vấn đề đầy thách thức. Nước Mỹ cần khuyến khích phát triển doanh nghiệp mới, dỡ bỏ những gánh nặng về quy định và tài chính kìm hãm các công ty vừa và nhỏ phát triển thành các doanh nghiệp lớn, đồng thời duy trì một hệ thống thuế hấp dẫn nhằm khuyến khích đầu tư, thu hút nguồn vốn và hỗ trợ tạo việc làm.

Tại sao đây lại là điều thách thức?

Vào giữa năm bầu cử, có quá nhiều đề xuất sai lầm từ phía cánh tả như yêu cầu tăng thuế, sự can thiệp sâu hơn của chính phủ, đặt gánh nặng pháp lý nhiều hơn. Đó là những bài học sai lầm từ các nước sử dụng đồng tiền chung châu Âu.

Tăng thuế và sự can thiệp sâu hơn của chính phủ không giúp dịch vụ công tốt hơn, không giúp tài chính mạnh hơn. Khu vực đồng tiền chung châu Âu là bằng chứng cho thấy mức thuế tăng cao vẫn khiến hầu hết các quốc gia đó rơi vào tình trạng nợ nần, thất nghiệp ở mức rất cao trong khi các dịch vụ công không được cải thiện.

Do vậy, vấn đề bội chi không nên được giải quyết bằng cách tăng thuế mà nên cắt giảm những khoản chi tiêu không cần thiết.

Thủ tướng Pháp Jean Castex đã tuyên bố vào tuần trước tại buổi trình bày kế hoạch cắt giảm thuế và kích thích kinh tế của đất nước này rằng “sẽ không tăng thuế”.

Ông nói: “Chúng ta sẽ không lặp lại sai lầm trong quá khứ về việc tăng thuế vốn đã làm suy yếu sự tăng trưởng của đất nước, điều này đã truyền đi tín hiệu tiêu cực đối với kinh tế của cả hộ gia đình cũng như doanh nghiệp”.

Pháp là một trong những quốc gia có mức thuế và các khoản đóng góp cho quỹ an sinh xã hội cao nhất thế giới, do vậy nền kinh tế đã bị đình trệ trong hai thập kỷ qua. Tài chính không bền vững, thâm hụt cao khiến Pháp phải liên tục cắt giảm dịch vụ công. Mỹ không nên rơi vào cái bẫy mà Pháp hiện đang cố gắng thoát ra.

Hầu hết các nhà bình luận đều cho rằng việc làm được khôi phục tại Mỹ là một bất ngờ tích cực. Mục tiêu “những người thuộc lực lượng lao động đều có việc làm” sẽ khó thành công nếu chính quyền Trump không mạnh dạn gỡ bỏ một số thủ tục quan liêu vốn kìm hãm sự hình thành và phát triển doanh nghiệp mới và các nguồn vốn đầu tư. Điều này cho thấy chính sách của chính quyền Trump đã đi đúng hướng.

May May

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

‘Toàn bộ việc làm’ có thể khôi phục vào đầu năm 2021 - Nền kinh tế Hoa Kỳ hứa hẹn ‘thăng hoa’