Tổng chưởng lý Texas: Ít nhất Tối cao Pháp viện cũng nên lắng nghe lập luận của chúng tôi

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ông Paxton nói: "Vì vậy, từ bây giờ trở đi, làm sao chúng ta biết được liệu chúng ta có thể tin tưởng vào những kết quả ở Georgia hay không, và những kết quả đó cũng ảnh hưởng đến chúng tôi bởi vì rõ ràng nếu Thượng viện Hoa Kỳ đảo lộn, nó sẽ ảnh hưởng đến bang [Texas]..."

Ngày 13/12, Tổng chưởng lý Ken Paxton của bang Texas bày tỏ tiếc nuối về việc Tối cao Pháp viện Mỹ từ chối yêu cầu khởi kiện 4 bang chiến trường của ông. Tổng chưởng lý Paxton cho biết, các thẩm phán ít nhất nên lằng nghe các lập luận trong vụ kiện của họ.

Ông đưa ra nhận xét trong cuộc phỏng vấn với người dẫn chương trình Maria Bartiromo của Fox khi than thở về thực tế là, tòa án hàng đầu của Mỹ sẽ không cung cấp cho cử tri Texas một cơ hội để đạt được phương án giải quyết mà họ yêu cầu.

Tổng chưởng lý Texas chất vấn: “Nếu người dân của tôi bị tổn hại, mà với góc nhìn của tôi thì họ đã bị, bởi việc các bang khác đã không tuân theo luật bầu cử của họ và không tuân theo Hiến pháp [chung của Mỹ], làm thế nào để tôi giải quyết thực tế rằng cử tri của tôi bị ảnh hưởng bởi cuộc bầu cử cấp quốc gia, vốn có thể đã không được tiến hành chính đáng, với hàng loạt gian lận, và còn không tuân thủ luật tiểu bang cùng luật liên bang?".

Vào cuối ngày 11/12, Tối cao Pháp viện đã từ chối yêu cầu của Texas về việc kiện 4 tiểu bang chiến địa Pennsylvania, Georgia, Michigan và Wisconsin, với cáo buộc rằng chính quyền các tiểu bang này đã vi phạm Hiến pháp và đối xử không công bằng với cử tri trong quy trình xử lý cuộc tổng tuyển cử năm 2020.

Pháp viện nhận định, Texas không có quyền hay tư cách pháp lý để kiện theo Hiến pháp, vì họ không thể hiện được lợi ích thiết thực của mình để can thiệp vào cách thức các tiểu bang khác xử lý cuộc bầu cử của họ. Đa số thẩm phán tại Pháp viện đồng thuận với ý kiến này.

Nội dung lệnh (pdf) nêu rõ: “Texas đã không thể hiện lợi ích thiết thực của họ về mặt pháp lý đối với cách thức mà tiểu bang khác tiến hành bầu cử. Tất cả các đơn đang chờ xử lý khác đều bị bác bỏ”.

Thẩm phán Samuel Alito đã đưa ra một tuyên bố riêng để khẳng định sẽ chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Texas, nhưng không phải dưới dạng lệnh sơ bộ. Lý do là vì, ông tin rằng Tối cao Pháp viện có nghĩa vụ thụ lý bất kỳ đơn kiện nào nằm trong “quyền xét xử sơ thẩm”. Nghĩa là, Pháp viện có quyền xét xử vụ án ngay từ đầu, thay vì xem xét quyết định của tòa án cấp dưới. Thẩm phán Clarence Thomas cũng tham gia trong tuyên bố của ông Alito.

Texas đã hy vọng rằng Tối cao Pháp viện sẽ tuyên bố 4 tiểu bang này đã vi phạm Hiến pháp Hoa Kỳ khi tiến hành cuộc bầu cử năm 2020. Đơn kiện cũng đã yêu cầu Pháp viện ngăn cấm kiểm phiếu của các Cử tri đoàn do 4 bang này bầu ra. Đối với các tiểu bang bị đơn đã chỉ định Đại cử tri, Texas yêu cầu các thẩm phán ra lệnh cho các cơ quan lập pháp của tiểu bang bổ nhiệm các Đại cử tri mới, như được nêu trong Hiến pháp Hoa Kỳ.

Vụ kiện đã nhận được sự ủng hộ từ 18 Tổng chưởng lý đảng Cộng hòa của các bang, 6 người trong số họ yêu cầu được tham gia vụ kiện với tư cách là các bên can thiệp. Tổng thống Trump cũng đã bày tỏ sự ủng hộ đối với vụ kiện và yêu cầu can thiệp vào vụ việc.

Tổng chưởng lý Paxton cho biết, ông lo ngại rằng các vấn đề đã xảy ra trong cuộc chạy đua tổng thống ở Georgia có thể một lần nữa nảy sinh trong cuộc tranh cử Thượng viện vào tháng Giêng.

Ông nói: “Tôi lo ngại về điều đó vì giờ đây các tiền lệ đã được thiết lập. Vì vậy, từ bây giờ trở đi, làm sao chúng ta biết được liệu chúng ta có thể tin tưởng vào những kết quả ở Georgia hay không, và những kết quả đó cũng ảnh hưởng đến chúng tôi bởi vì rõ ràng nếu Thượng viện Hoa Kỳ đảo lộn, nó sẽ ảnh hưởng đến bang [Texas] và cả khả năng hoàn thành công việc của tôi”.

Du Miên

Theo Epoch Times tiếng Anh

Thế giới Mỹ


BÀI CHỌN LỌC

Tổng chưởng lý Texas: Ít nhất Tối cao Pháp viện cũng nên lắng nghe lập luận của chúng tôi