Tổng thống Trump ban sắc lệnh bảo vệ tự do ngôn luận trên mạng xã hội

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ngày 28/5, tổng thống Donald Trump đã ký sắc lệnh hành pháp nhằm vào các công ty mạng xã hội. Ông Trump nói động thái này là để “bảo vệ tự do ngôn luận khỏi những nguy hiểm nghiêm trọng nhất trong lịch sử Mỹ”.

Sắc lệnh có thể sẽ buộc các “ông trùm” truyền thông như Twitter, Facebook và YouTube phải nới lỏng các hạn chế nội dung, đặc biệt là các phát ngôn về chính trị, đồng thời cũng giảm bớt đáng kể về trách nhiệm bảo vệ người dùng.

Mới đây vào ngày 27/5, Twitter đã thêm dòng “xác thực nội dung” trên hai trong số các tweet của ông Trump. Vì vậy ông Trump đã phản ứng lại và cáo buộc công ty này đang can thiệp vào việc bầu cử.

Tổng thống cho rằng: “Twitter đưa ra các lựa chọn như: chặn người dùng, chỉnh sửa, danh sách đen hay chặn nội dung là các quyết định nhằm biên tập, thuần túy và đơn giản. Thế nhưng đôi lúc, Twitter không còn là một nền tảng công cộng trung gian mà [trở thành] một biên tập viên với quan điểm độc lập và tôi nghĩ chúng ta đều có thể thấy điều này ở các ứng dụng mạng xã hội khác”.

Ông Trump cáo buộc Twitter “đã chọn lọc áp đặt” nhãn “thông tin cần được kiểm chứng”, lưu ý rằng họ được quyền chọn nội dung xác thực, những nội dung được cho qua hoặc được quảng bá. Ông cho rằng điều đó không khác gì “hoạt động chính trị xã hội”.

“Tôi nghĩ rằng tất cả các bạn đều cảm nhận được, sự kiểm duyệt và thiên vị là một mối đe dọa đối với quyền tự do. Hãy hình dung điều này nếu các công ty điện thoại ngắt đường truyền hoặc chỉnh sửa cuộc hội thoại của bạn”.

Ông Trump kêu gọi các quy định mới theo mục 230 thuộc Đạo luật Thông tin về Truyền thông năm 1996 nhằm đảm bảo rằng các công ty truyền thông xã hội tham gia “kiểm duyệt” hay “điều khiển chính trị” sẽ “không thể thoát khỏi các trách nhiệm pháp lý”.

Mục 230 phần lớn miễn trừ trách nhiệm của các nền tảng trực tuyến đối với nội dung được đăng tải bởi người dùng, tuy nhiên các trách nhiệm về nội dung vi phạm luật chống buôn bán tình dục hoặc luật sở hữu trí tuệ vẫn không thay đổi.

Tổng chưởng lý William Barr trong khi tuyên bố về lệnh hành pháp của ông Trump đã nói rằng: luật ban hành nhằm mục đích bảo vệ “ngành công nghiệp non trẻ”, đồng thời nói rằng “nghị viện và hạ viện đều cùng cảm thấy tầm ảnh hưởng của nó đã vượt quá những dự kiến ban đầu”.

Luật pháp cho phép các công ty hạn chế hoặc xóa nội dung “với ý định tốt,” nếu họ coi đó là “hành vi tục tĩu, dâm ô, mê hoặc, bẩn thỉu, bạo lực quá mức, quấy rối hoặc những nội dung bị phản đối”.

Ông Barr chỉ ra rằng: “Tuy nhiên, các biện pháp bảo vệ không nhằm áp dụng cho các dịch vụ, mà nó đóng vai trò như những nhà xuất bản nhiều hơn là các nền tảng”.

Ông cho biết: “Khi thêm các nội dung của họ, như xác thực nội dung, vào nội dung của người dùng, quản lý bộ sưu tập và bắt đầu kiểm duyệt nội dung cụ thể, bao gồm những tình huống theo định hướng của chính phủ nước ngoài, chẳng hạn như Đảng Cộng sản Trung Quốc, họ đã trở thành những Nhà xuất bản”.

Sắc lệnh của ông Trump chỉ đạo Ủy ban Truyền thông Liên bang (FCC), xây dựng các quy định cho những nội dung “phù hợp” hay không phù hợp được lưu hành trên các nền tảng trực tuyến. Các quy định nên giải thích rõ ràng khi nội dung hạn chế được cho là “lừa đảo, viện cớ hoặc không thích hợp với các điều khoản dịch vụ của nhà cung cấp; hoặc việc hạn chế được thực hiện sau khi thông báo, đưa ra giải thích hợp lý hoặc một cơ hội được lắng nghe”.

Sắc lệnh có thể buộc các công ty công nghệ phải cung cấp lý do, cách kháng cáo và thời gian phản hồi trước khi thực hiện một biện pháp hạn chế đối với nội dung được đăng bởi người dùng. Đồng thời các công ty cũng có thể tự bảo vệ mình khỏi những cáo buộc rằng lý do được cung cấp không phải là lý do thực tiễn.

Người dùng sẽ có thể nói lên sự bất bình của họ trực tiếp với Nhà Trắng thông qua trang web “Tech Bias Reporting” mà ông Trump đã điều hành trong vài tháng qua kể từ năm ngoái. Trong khoảng thời gian đó, hơn 16.000 khiếu nại về kiểm duyệt trực tuyến đã được thu thập. Sắp tới trang web sẽ được thiết lập lại và các khiếu nại sẽ được gửi trực tiếp đến Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC), tất cả sẽ được tóm tắt trong một báo cáo công khai.

Theo lệnh này, ông Trump sẽ ban lệnh cho FTC “cân nhắc đưa ra hành động” đối với các nền tảng trực tuyến có hành vi “bất công hoặc các hành vi lừa đảo, thủ đoạn” nếu họ “hạn chế phát ngôn bằng cách không thực hiện dàn xếp với các đại diện công khai của thực thể về các hành động hạn chế”.

FCC cũng sẽ được chỉ đạo để đề xuất các quy định nhằm “đưa ra kết luận phù hợp nhằm thúc đẩy chính sách” mà quy định đưa ra.

Sắc lệnh cho biết: “Truyền thông qua các kênh này đã trở nên quan trọng đối với sự tham gia vào nền dân chủ Hoa Kỳ, bao gồm kiến ​​nghị bầu cử lãnh đạo. Các trang điện tử đang cung cấp một diễn đàn quan trọng cho công chúng cùng tham gia bày tỏ và tranh luận”.

Đề cập đến Tòa án tối cao năm 1980 về vụ kiện của Trung tâm thương mại Pruneyard v. Robins, đã thiết lập các tiểu bang được tự do thông qua luật cho phép tự do thể hiện đối với tài sản riêng.

Điều đó cho thấy Nhà Trắng sẽ hỗ trợ các tiểu bang cấp cho cư dân quyền bổ sung khi duyệt Internet - như quyền tự do ngôn luận. Các nền tảng trực tuyến buộc phải tôn trọng các quyền đó khi cung cấp dịch vụ ở các tiểu bang.

Ông Barr cáo buộc những gã khổng lồ công nghệ lợi dụng quyền hạn để gây ảnh hưởng đến các cuộc thảo luận công khai.

Ông cho biết: “Ở đây có một chút thủ đoạn lừa đảo xảy ra trong xã hội chúng ta. Các công ty này phát triển dưới hình thức tổ chức là những diễn đàn công cộng miễn phí, nơi mà những tiếng nói khác nhau có thể đến và được lắng nghe. Đó là cách mà họ phát triển. Đó là cách thu hút cộng đồng. Cũng là lý do tại sao mọi người đều cùng tham gia”.

Nguyên Hương

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Tổng thống Trump ban sắc lệnh bảo vệ tự do ngôn luận trên mạng xã hội