Tổng thống Trump và ứng cử viên Đảng Dân chủ Biden sẵn sàng bước vào trận chiến pháp lý về kết quả bầu cử

Giúp NTDVN sửa lỗi

Khi việc kiểm phiếu đang đến hồi kết thúc, Tổng thống Donald Trump và ban vận động tranh cử của ông đã tiến hành đấu tranh pháp lý ở một số bang chiến trường, yêu cầu tòa án bảo vệ tính toàn vẹn của quá trình bỏ phiếu và kiểm phiếu.

“Chúng tôi tin rằng người dân Hoa Kỳ xứng đáng có được sự minh bạch đầy đủ đối với tất cả việc kiểm phiếu và chứng nhận kết quả bầu cử, và đây không còn là vấn đề của một cuộc bầu cử đơn lẻ. Đây là vấn đề tính toàn vẹn của toàn bộ quá trình bầu cử của chúng ta”, Tổng thống Trump nói trong một tuyên bố vào thứ Sáu.

“Ngay từ đầu, chúng tôi đã nói rằng cần đếm tất cả các lá phiếu hợp pháp và không đếm tất cả các lá phiếu không hợp pháp, nhưng lần nào chúng tôi cũng gặp sự phản đối nguyên tắc cơ bản này từ các thành viên Đảng Dân chủ. Chúng tôi sẽ theo đuổi quá trình này thông qua mọi khía cạnh của luật pháp để đảm bảo rằng người dân Hoa Kỳ đặt niềm tin vào chính phủ của chúng ta. Tôi sẽ không bao giờ từ bỏ chiến đấu vì người dân và quốc gia của Hoa Kỳ ”.

Tổng thống Donald Trump phát biểu tại Nhà Trắng ngày /11/2020 (Ảnh chụp video)
Tổng thống Donald Trump phát biểu tại Nhà Trắng ngày 05/11/2020 (Ảnh chụp từ video)

Cuộc đua vào Nhà Trắng hiện xoay quanh một số bang quan trọng — Pennsylvania, Georgia, Nevada, Arizona và North Carolina — một số bang có quy trình kiểm phiếu hoặc có những thay đổi vào phút chót đối với các quy tắc bầu cử vốn hiện đang tranh chấp tại tòa án.

Tính đến sáng ngày 6/11, con đường đạt được 270 phiếu đại cử tri của Tổng thống Trump đã thu hẹp đáng kể sau khi Pennsylvania và Georgia rơi vào tay ứng cử viên Đảng Dân chủ Joe Biden và Tổng thống Trump tuột khỏi tay vị trí dẫn đầu mà ông đã nắm giữ trong vài ngày trước đó.

Cuộc bầu cử cũng bị đình trệ do có nhiều vụ kiện được đệ trình trên khắp đất nước. Trong khi một số vụ kiện đang tiếp tục, các vụ kiện ở các bang Georgia, Michigan và vụ kiện cấp liên bang ở Pennsylvania đã bị bác bỏ. Một thẩm phán liên bang ở bang Nevada đã được triệu tập để nghe khiếu kiện của ban vận động của Tổng thống Trump về hành vi gian lận cử tri ở tiểu bang này. Tòa án Tối cao ở bang Pennsylvania đã được yêu cầu xem xét lại quyết định của tòa án cấp thấp hơn về quyền quan sát của các quan sát viên Đảng Cộng hòa trong quá trình kiểm phiếu.

Ban vận động tranh cử của Tổng thống Trump cũng đã yêu cầu tham gia một vụ kiện ở Arizona cáo buộc rằng thiết bị lập bảng phiếu bầu ở vùng đồ thị Phoenix không thể đọc lá phiếu của cử tri vì người cử tri đó đã sử dụng bút dạ Sharpie được chính quyền hạt cung cấp.

Trong khi đó, ban vận động tranh cử của Tổng thống Trump cũng đã đệ trình một kiến nghị lên Tòa án Tối cao về một vụ kiện đang chờ xử lý — được trích dẫn là Đảng Cộng hòa kiện Boockvar — để được phép tham gia vụ kiện. Bản kiến nghị này thách thức một quyết định của Tòa án Tối cao Pennsylvania yêu cầu các quan chức bầu cử chấp nhận các lá phiếu vắng mặt nhận được trong vòng ba ngày sau ngày 3/11. Bốn trong số các thẩm phán cho biết họ muốn xem xét lại trường hợp này.

Chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump cũng thề sẽ yêu cầu kiểm phiếu lại ở Wisconsin, nơi mà họ cho rằng có "sự bất thường ở một số quận".

Trong vài ngày qua, Tổng thống Trump đã lên tiếng về sự cần thiết phải bảo vệ tính tôn nghiêm của thùng phiếu trong khi tuyên bố rằng ông đang bị Đảng Dân chủ cố gắng "đánh cắp" cuộc bầu cử thông qua nỗ lực kiểm đếm các lá phiếu qua thư, mà ông cho là "bất hợp pháp". Tổng thống và nhóm pháp lý của ông đã tranh luận rằng những lá phiếu gửi bằng thư được đóng dấu bưu điện vào ngày 3/11 nhưng nhận được sau ngày bầu cử sẽ không được tính và rằng những lá phiếu được kiểm mà không có quan sát viên Đảng Cộng hòa có mặt tại các trung tâm kiểm phiếu cũng nên bị coi là “những lá phiếu bất hợp pháp”.

“Tôi muốn mọi lá phiếu hợp pháp được tính. Chúng tôi muốn công khai và minh bạch — không có phòng kiểm phiếu bí mật, không bỏ phiếu bí mật, không bỏ phiếu bất hợp pháp sau Ngày bầu cử”, Tổng thống Trump nói với báo giới tại Nhà Trắng hôm thứ Năm (5/11).

Trước cuộc bầu cử, Tổng thống và các đảng viên Đảng Cộng hòa liên tục đưa ra quan ngại về tính toàn vẹn của quá trình bầu cử, đặc biệt là sau khi đảng Dân chủ thúc đẩy mở rộng bỏ phiếu vắng mặt trong năm nay để đối phó với đại dịch virus ĐCSTQ (Đảng Cộng sản Trung Quốc). Tổng thống Trump và các đồng minh của ông đã nói rằng việc sử dụng rộng rãi các lá phiếu gửi qua thư đã mở đường cho hành vi gian lận cử tri.

Tổng thống cũng nói rằng ông hy vọng những nỗ lực pháp lý của mình sẽ đến được tòa án cao nhất của quốc gia. "Tối cao Pháp viện cần quyết định!” Tổng thống Trump đã viết trong một bài đăng trên Twitter vào đầu ngày thứ Sáu (6/11).

Những nỗ lực của Tổng thống Trump đã được các nhà lập pháp Đảng Cộng hòa ủng hộ, những người nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ tính toàn vẹn của các cuộc bầu cử.

Tương tự, lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Mitch McConnell cũng kêu gọi chỉ tính “toàn bộ phiếu bầu hợp pháp”, đồng thời nói thêm rằng quá trình kiểm phiếu cần có sự quan sát của đại diện của cả hai Đảng.

Lãnh đạo Đa số Thượng viện Mitch McConnell (R-KY), cử chỉ trong khi đưa ra các nhận xét bầu cử tại Khách sạn Omni Louisville vào ngày 4 tháng 11 năm 2020 ở Louisville, Kentucky. (Getty Images)

Đáp lại, một luật sư của ban vận động tranh cử ông Biden đã gọi các vụ kiện là vô ích và là một chiến lược chính trị.

“Tôi muốn nhấn mạnh rằng vì mục đích của họ, những vụ kiện này không nhất thiết phải có kết quả. Đó không phải là mục đích… Đó là tạo cơ hội để họ thông báo sai sự thật về những gì đang diễn ra trong quá trình bầu cử”, luật sư Bob Bauer nói với Associated Press.

Ông Bauer cũng cáo buộc ban vận động của Tổng thống Trump là "liên tục cáo buộc những bất thường, lỗi của hệ thống và gian lận mà không có bất kỳ cơ sở nào".

Trong khi đó, thông điệp của ông Biden đối với những người ủng hộ ông trong tuần này là: “Mọi phiếu bầu đều phải được tính”. Ông cũng đã gây quỹ để đấu tranh với các vụ kiện do chiến dịch Trump đệ trình.

“Ông Donald Trump sẽ ra tòa để ngăn cản quá trình kiểm phiếu. Chúng tôi đã tập hợp nỗ lực bảo vệ cuộc bầu cử lớn nhất trong lịch sử để chống lại và cần sự giúp đỡ của mọi người. Hãy tham gia để đảm bảo mọi phiếu bầu đều được tính”. Biden viết trong một tuyên bố trên Twitter vào tối thứ Năm.

Thông điệp của cựu phó tổng thống được ủng hộ bởi Hạ nghị sĩ Adam Schiff, người đã gọi động thái của Trump là “thời điểm không trung thực và phản dân chủ nhất trong lịch sử của nhiệm kỳ tổng thống”.

“Tổng thống Trump liên tục nói dối về cuộc bầu cử và phá hoại nền tảng dân chủ của chúng ta. Chúng tôi sẽ đếm kiểm mọi phiếu bầu. Bất kể ông ấy nói gì”, ông Schiff nói trong tuyên bố của mình trên Twitter.

Ứng viên Dân chủ Joe Biden vội vàng tuyên bố là người chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ vào ngày 7 tháng 11. (Getty Images)

Các vụ kiện về các quy tắc bầu cử bị nới lỏng

Một số bang chiến trường như Pennsylvania và Bắc Carolina đã cho phép kiểm đếm số phiếu nhận được sau Ngày bầu cử, điều này đã đặt ra nhiều câu hỏi pháp lý và gây ra sự không chắc chắn về độ tin cậy của kết quả bầu cử ở các bang đó.

Ví dụ, các quan chức bầu cử ở Pennsylvania được yêu cầu chấp nhận các lá phiếu gửi đến và bỏ phiếu vắng mặt tối đa ba ngày sau cuộc bầu cử ngày 3/11, sau phán quyết của Tòa án Tối cao tiểu bang. Phán quyết hiện đang bị Đảng Cộng hòa Pennsylvania phản đối tại Tòa án Tối cao Liên bang Hoa Kỳ với lập luận rằng việc kéo dài thời hạn này vi phạm luật liên bang đặt Ngày bầu cử là ngày Thứ Ba đầu tiên sau Thứ Hai đầu tiên của tháng 11, cũng như quyết định gia hạn thời hạn cuối cùng thuộc về các nhà lập pháp, chứ không phải tòa án.

Vào tháng 10, Tòa án Tối cao Hoa Kỳ cho biết họ quan tâm đến việc đưa ra yêu cầu xem xét lại quyết định của Tòa án Tối cao Pennsylvania.

“Các quy định của Hiến pháp liên bang ban cho các cơ quan lập pháp tiểu bang, chứ không phải tòa án tiểu bang, thẩm quyền đưa ra các quy tắc điều chỉnh các cuộc bầu cử liên bang sẽ là vô nghĩa nếu một tòa án tiểu bang lạm quyền thay thế các quy tắc đã được cơ quan lập pháp thông qua chỉ bằng cách tuyên bố rằng một điều luật trong hiến pháp của tiểu bang cho phép tòa án đưa ra bất kỳ quy tắc nào mà họ cho là phù hợp để tiến hành một cuộc bầu cử công bằng”, Thẩm phán Samuel Alito viết trong tuyên bố của mình. Ông được hai Thẩm phán khác là Clarence Thomas và Neil Gorsuch ủng hộ.

Mặc dù Tối cao Pháp viện đã từ chối yêu cầu khẩn trương xem xét yêu cầu xem xét lại vụ việc, nhưng ông Alito nói rằng các vấn đề được trình bày trong vụ án là có “tầm quan trọng quốc gia và có nhiều khả năng rằng quyết định của Tòa án tối cao của tiểu bang vi phạm Hiến pháp Liên bang”.

Theo Hiến pháp Hoa Kỳ, “thời gian, địa điểm và cách thức tổ chức bầu cử” có thể do “cơ quan lập pháp” và “Quốc hội” của tiểu bang quy định.

Hans von Spakovsky, một thành viên pháp lý cấp cao tại Tổ chức Di sản, trước đây đã nói trong chương trình “American Thought Leaders” của The Epoch Times rằng ông tin rằng số lượng phiếu bầu vắng mặt đến sau Ngày bầu cử có thể tạo ra sự khác biệt trong việc ai thắng cuộc bầu cử.

Do đó, ông nói thêm, các bang chiến trường như Pennsylvania và Bắc Carolina có thể phải ra tòa một lần nữa để thách thức việc gia hạn chuyển phát phiếu bầu. Sự gia hạn này ở cả hai tiểu bang không được các nhà lập pháp ban hành mà là do Tòa án tối cao của tiểu bang và Hội đồng bầu cử của tiểu bang tương ứng cấp phép.

Ông Von Spakovsky nói thêm, nếu một trong hai bên nộp đơn kiện để tranh chấp kết quả của cuộc bầu cử, ông tin rằng tòa án sẽ hành động nhanh chóng để xem xét các vụ việc.

“Các tòa án liên bang, bao gồm cả Tối cao Pháp viện, biết rất rõ về thực tế là Đại cử tri đoàn sẽ họp vào đầu tháng 12. Và kết quả ở các bang phải được xác định vào thời điểm đó để Cử tri đoàn có thể họp, và các đại cử tri có thể bỏ phiếu bầu tổng thống”, ông cho biết.

Nguyên Hương
Theo The Epoch Times

Thế giới Mỹ


BÀI CHỌN LỌC

Tổng thống Trump và ứng cử viên Đảng Dân chủ Biden sẵn sàng bước vào trận chiến pháp lý về kết quả bầu cử