Triều Tiên bị cáo buộc thử nghiệm tên lửa đạn đạo xuyên lục địa và khôi phục đường hầm thử hạt nhân

Giúp NTDVN sửa lỗi

Triều Tiên đã sử dụng hệ thống tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) lớn nhất từ ​​trước đến nay trong hai vụ phóng gần đây, và dường như đang khôi phục một số đường hầm tại bãi thử hạt nhân đã đóng cửa, các quan chức Mỹ và Hàn Quốc cho biết hôm thứ Sáu (11/3).

Căng thẳng Triều Tiên leo thang diễn ra trong bối cảnh Hàn Quốc hôm thứ Tư đã bầu một tổng thống bảo thủ mới.

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol cho biết, có thể sẽ triển khai các cuộc tấn công phủ đầu để chống lại mọi cuộc tấn công của Triều Tiên và tuyên bố sẽ mua các tên lửa đánh chặn THAAD của Mỹ, trong khi vẫn để ngỏ việc khởi động lại các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa.

Mỹ cảnh báo Triều Tiên sắp thử tên lửa xuyên lục địa

Mỹ cảnh báo Triều Tiên có thể sớm tiến hành phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, sau hai vụ thử mà Bình Nhưỡng tuyên bố là phát triển vệ tinh.

Lầu Năm Góc hôm 10/3 cho biết hai vụ phóng gần đây mà Triều Tiên tuyên bố là để thử nghiệm vệ tinh trinh sát thực chất là những đợt phóng thử mẫu tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) mới và cảnh báo một vụ thử toàn diện sắp diễn ra.

Người dân Hàn Quốc xem TV tại ga tàu Seoul chiếu hình ảnh về vụ phóng tên lửa của Triều Tiên, vào ngày 15/9/2021 tại Seoul, Hàn Quốc. Trong một thông cáo, Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc (JCS) cho biết, loại tên lửa chưa được xác định đã được bắn từ các khu vực nội địa miền trung của Bắc Triều Tiên vào chiều 15/9; cơ quan tình báo Hàn Quốc và Mỹ đang phân tích chi tiết để có thêm thông tin. (Chung Sung-Jun / Getty Images)
Người dân Hàn Quốc xem TV tại ga tàu Seoul chiếu hình ảnh về vụ phóng tên lửa của Triều Tiên, vào ngày 15/9/2021 tại Seoul, Hàn Quốc. Trong một thông cáo, Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc (JCS) cho biết, loại tên lửa chưa được xác định đã được bắn từ các khu vực nội địa miền trung của Bắc Triều Tiên vào chiều 15/9; cơ quan tình báo Hàn Quốc và Mỹ đang phân tích chi tiết để có thêm thông tin. (Chung Sung-Jun / Getty Images)

Quân đội Mỹ đánh giá mẫu ICBM mới này lớn hơn mẫu Triều Tiên từng phóng thử năm 2017, vốn được đánh giá là có thể vươn tới lục địa Mỹ.

Washington đã đặt lực lượng trinh sát và phòng thủ tên lửa ở Thái Bình Dương vào trạng thái "sẵn sàng tăng cường" để chuẩn bị ứng phó với cuộc thử nghiệm ICBM tiếp theo của Triều Tiên.

"Hai vụ phóng trước không thể hiện tầm bắn của ICBM, có nhiều khả năng là để đánh giá hệ thống mới trước khi tiến hành vụ thử toàn diện trong tương lai, có thể được ngụy trang là một vụ phóng vệ tinh", thư ký báo chí Lầu Năm Góc John Kirby cho biết.

Lầu Năm Góc và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ từ chối bình luận về "các vấn đề tình báo" khi được hỏi về Punngye-ri.

Theo các quan chức Hoa Kỳ và Hàn Quốc, Triều Tiên đã sử dụng một hệ thống ICBM mới, điều mà Washington gọi là “sự leo thang nghiêm trọng đòi hỏi một phản ứng toàn cầu thống nhất”. Seoul đã lên án mạnh mẽ và kêu gọi Bình Nhưỡng dừng ngay các hành động làm gia tăng căng thẳng.

Triều Tiên liên tục phóng thử hàng loạt tên lửa trong thời gian ngắn.
Triều Tiên liên tục phóng thử hàng loạt tên lửa trong thời gian ngắn. (Nguồn ảnh: Getty images)

"Hai vụ phóng trước không thể hiện tầm bắn của ICBM, là nhiều khả năng là để đánh giá hệ thống mới trước khi tiến hành vụ thử toàn diện trong tương lai, có thể được ngụy trang là một vụ phóng vệ tinh", thư ký báo chí Lầu Năm Góc John Kirby cho biết.

Triều Tiên không nói rõ loại tên lửa nào được sử dụng, nhưng nhà lãnh đạo Kim Jong Un cho biết vệ tinh do thám sẽ sớm được phóng để giám sát hoạt động quân sự của Mỹ và các đồng minh.

Bộ Tài chính Mỹ, cơ quan đã áp đặt một loạt lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên vì các chương trình vũ khí của nước này, đã công bố các đòn trừng phạt mới vào thứ Sáu nhắm vào các cá nhân và công ty Nga có liên quan đến các hoạt động mua sắm của Bình Nhưỡng cho các chương trình tên lửa của họ.

Một quan chức cấp cao của chính quyền Mỹ cho biết trước khi công bố, mục đích của các biện pháp trừng phạt mới là giúp ngăn chặn Triều Tiên “tiếp cận các mặt hàng và công nghệ nước ngoài giúp nước này thúc đẩy các chương trình vũ khí”.

Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida và Yoon cho biết họ đã đồng ý tăng cường quan hệ ba bên với Hoa Kỳ để đối phó với mối đe dọa quân sự đang gia tăng của Triều Tiên.

Nhật Bản cũng đang xem xét áp đặt các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với Triều Tiên, cũng như các lựa chọn ngoại giao khác, ông Kishida nói với các phóng viên sau cuộc điện đàm với tổng thống đắc cử của Hàn Quốc.

Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Wendy Sherman, trong cuộc điện đàm với những người đồng cấp tại Nhật Bản và Hàn Quốc hôm thứ Sáu, một lần nữa lên án các vụ phóng của Bình Nhưỡng và cho biết Washington sẽ tiếp tục “nỗ lực tìm kiếm ngoại giao”, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết trong một tuyên bố.

Hàn Quốc nghi Triều Tiên khôi phục đường hầm bãi thử hạt nhân

Quân đội Hàn Quốc hôm thứ Sáu cho biết, họ đã phát hiện hoạt động nhằm khôi phục một số đường hầm đã bị phá bỏ vào năm 2018 tại Punngye-ri, bãi thử hạt nhân duy nhất của Triều Tiên.

Triều Tiên đã không thử bom hạt nhân kể từ năm 2017 nhưng nhấn mạnh rằng họ có thể nối lại hoạt động thử nghiệm này trong bối cảnh các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa với Mỹ bị đình trệ.

Khi các nỗ lực ngoại giao đạt được kết quả khả quan vào năm 2018, Triều Tiên đã kích nổ phá hủy một số đường hầm dưới lòng đất tại Punggye-ri, bãi thử hạt nhân duy nhất được biết đến của nước này.

Triều Tiên phóng tên lửa hành trình tầm ngắn đầu tiên sau khi Biden làm tổng thống Mỹ.
Ảnh minh hoạ: Người Hàn Quốc ở Seoul xem truyền hình tường thuật vụ phóng tên lửa của Triều Tiên ngày 31 tháng 10 năm 2019. (Ảnh: Woohae Cho/Getty Images)

"Hoạt động nhằm khôi phục một phần đường hầm bị phá hủy vào ngày 24/5/2018 tại bãi thử hạt nhân Punggye-ri của Triều Tiên đã được phát hiện", quân đội Hàn Quốc hôm 11/3 thông báo nhưng không nêu chi tiết.

Hàn Quốc đang hợp tác chặt chẽ với đồng minh Mỹ để giám sát những hoạt động này, thông báo cho biết thêm.

Báo cáo được đưa ra sau khi Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ hôm 6/3 nói rằng họ đang đặc biệt chú ý đến Punggye-ri và địa điểm đặt lò phản ứng hạt nhân chính tại Yongbyon.

Những hình ảnh do vệ tinh thương mại chụp 7 ngày trước cho thấy những dấu hiệu về các hoạt động tại khu vực này, trong đó có xây dựng một tòa nhà mới và sửa chữa một tòa nhà khác, cũng như dấu vết của gỗ cùng mùn cưa, theo các chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Không phổ biến Vũ khí hạt nhân James Martin, trụ sở tại California.

Hôm 5/3, Hàn Quốc cho biết Triều Tiên đã phóng ít nhất một vật thể nghi là tên lửa đạn đạo trong vụ thử vũ khí lần thứ chín trong năm nay. Giới chức Hàn Quốc và Nhật Bản lo ngại Triều Tiên đang thúc đẩy chương trình phát triển tên lửa trong bối cảnh dư luận quốc tế tập trung chú ý đến khủng hoảng Ukraine.

Công nghệ tên lửa tích hợp vệ tinh

Mỹ và Hàn Quốc cho biết, hệ thống tên lửa này được gọi là Hwasong-17, đã được công bố tại cuộc duyệt binh vào tháng 10/2020 ở Bình Nhưỡng và tái xuất hiện tại một triển lãm quốc phòng vào tháng 10/2021.

Quan chức Mỹ nói với các phóng viên rằng “Triều Tiên đã từng sử dụng các vụ phóng vào không gian để cố gắng che giấu những nỗ lực tiến bộ của mình trong chương trình ICBM”.

Tại nhà ga Sohae, ông Kim đã kiểm tra các cơ sở và yêu cầu chúng phải được hiện đại hóa và mở rộng để đảm bảo rằng “có thể phóng nhiều loại tên lửa khác nhau để mang theo các vệ tinh đa năng, bao gồm cả vệ tinh do thám quân sự”, hãng thông tấn Triều Tiên KCNA đưa tin.

Màn hình TV chiếu vụ thử tên lửa của Triều Tiên, tại một ga xe lửa ở Seoul, 27/01/2022. (Jung Yeon-je / AFP, qua Getty Images)

“Tôi nghĩ rằng Triều Tiên đang sở hữu một bộ công nghệ tích hợp cả ICBM và vệ tinh", ông Ankit Panda, thành viên cấp cao tại Carnegie Endowment for International Peace có trụ sở tại Mỹ, cho biết.

Triều Tiên đã tuyên bố các vụ phóng hôm 4/3 và 26/2 chỉ nhằm thử nghiệm các camera được lắp trên vệ tinh trinh sát trong tương lai. Tuy nhiên, các nước như Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản coi các cuộc phóng vệ tinh của Triều Tiên như một hình thức thử nghiệm công nghệ tên lửa đạn đạo vốn bị cấm theo nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Một quan chức cấp cao chính quyền Mỹ cho biết nước này sẽ công bố vòng trừng mới với Triều Tiên vào ngày 11/3, nhằm ngăn cản nước này tiếp cận công nghệ cần thiết cho các chương trình vũ khí.

Kể từ khi lên nắm quyền vào năm ngoái, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nhiều lần liên hệ với Triều Tiên để đưa nước này trở lại bàn đàm phán phi hạt nhân hóa. Tuy nhiên, quan chức Mỹ cho biết Triều Tiên tới nay vẫn chưa phản hồi bất cứ đề nghị nào.

Triều Tiên đã tiến hành 8 vụ thử vũ khí kể từ đầu năm, trong đó 7 vụ chỉ trong tháng 1. Giới chức Hàn Quốc và Nhật Bản lo ngại Triều Tiên đang thúc đẩy chương trình phát triển tên lửa trong bối cảnh dư luận quốc tế tập trung chú ý đến khủng hoảng tại Ukraine.

Huyền Anh

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Triều Tiên bị cáo buộc thử nghiệm tên lửa đạn đạo xuyên lục địa và khôi phục đường hầm thử hạt nhân