Trung Quốc có thể tiêu diệt chòm vệ tinh Starlink hay không?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Truyền thông Trung Quốc ngày càng nhấn mạnh 'mối đe dọa an ninh quốc gia' của chòm vệ tinh băng thông rộng (Wi-Fi) của tỷ phú Elon Musk có tên Starlink. Hơn nữa, một tạp chí quân sự Trung Quốc tuyên bố nước này cần phải tiêu diệt chúng. Nhưng liệu Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) có năng lực đó hay không?

Câu trả lời ngắn gọn là: Trung Quốc có thể không đủ khả năng bắn hạ chúng, nhưng có khả năng gây thiệt hại phần lớn chòm vệ tinh đang phát triển này.

Vào ngày 25/5, tờ South China Morning Post (SCMP), tờ báo tiếng Anh hàng đầu của Hồng Kông, tiết lộ rằng một bài báo tháng 4 trên tạp chí Công nghệ quân sự hiện đại của Trung Quốc đã kết luận rằng: Trung Quốc “cần phải vô hiệu hóa hoặc phá hủy các vệ tinh Starlink của SpaceX nếu chúng đe dọa đến an ninh quốc gia".

Bài báo này xứng đáng được tờ SCMP đưa tin vì một trong những sứ mệnh chính của nó là giúp 'gieo rắc nỗi sợ hãi' trong các nền dân chủ về sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc, cả trên Trái đất cũng như trong không gian vũ trụ.

Cùng ngày, một bản dịch đầy đủ của bài báo đã được đăng trên blog của cựu quan chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ David Cowhig.

Bài báo lưu ý rằng, tác giả chính là ông Ren Yuanzhen, một nhà nghiên cứu thuộc Viện Giám sát và Viễn thông Bắc Kinh. Tờ The Post nói thêm rằng viện này "thuộc Lực lượng Hỗ trợ Chiến lược của PLA (PLASSF)".

Chi tiết này rất quan trọng. Vì Lực lượng Hỗ trợ Chiến lược PLA là lực lượng quân sự hàng đầu của Trung Quốc, sở hữu trong tay tất cả các năng lực trong đó có trinh sát vũ trụ. Nó cũng chịu trách nhiệm vận hành các chương trình vũ trụ có người lái và không người lái của Trung Quốc.

Mặc dù Starlink có khoảng 2.400 vệ tinh trong quỹ đạo Trái đất tầng thấp (low Earth orbit), nhưng nó có thể phát triển lên đến hơn 40.000 vệ tinh, mở rộng các dịch vụ internet băng thông rộng từ 33 quốc gia sang khả năng truy cập toàn cầu.

Hình ảnh vệt sáng này cho thấy dấu vết của một nhóm vệ tinh Starlink của SpaceX bay qua Uruguay khi được nhìn thấy từ vùng nông thôn ở Florida, vào ngày 7/2/2021. (Ảnh: Mariana Suarez/AFP/Getty Images)

Starlink khiến ĐCS Trung Quốc lo sợ, vì nó cung cấp cho người dân trên khắp thế giới một phương tiện có thể tránh khỏi chiến dịch ngấm ngầm kéo dài hàng thập kỷ của Bắc Kinh. Một nỗ lực nhằm kiểm soát hệ thống internet quốc gia bằng cách thống trị thị trường trong lĩnh vực phần cứng/phần mềm máy tính, công nghệ truyền thông di động 5G.

Starlink không chỉ cung cấp các dịch vụ có thể vượt qua sự thao túng của các hệ thống internet do Trung Quốc sản xuất, mà còn cho phép các quốc gia đang bị Trung Quốc 'dòm ngó' - hay như đồng minh chính của nó là Nga - có thể truy cập vào cơ sở hạ tầng truyền thông. Năng lực này cho phép Trung Quốc và các đồng minh tiến hành một loạt các hoạt động quân sự. Điều đang xảy ra ở Ukraine ngày hôm nay có lẽ sẽ xảy ra ở Đài Loan vào ngày mai.

Ngay cả khi chế độ Trung Quốc xâm lược và chinh phục Đài Loan, Starlink có thể cung cấp một nền tảng internet an toàn hơn nhiều nhằm kết nối các cộng đồng người Đài Loan trên toàn thế giới và duy trì một chính phủ trực tuyến hoàn chỉnh với mạng lưới đại sứ quán toàn cầu.

Để đối phó với Starlink, ông Ren viết: “Nên áp dụng các biện pháp nhằm vô hiệu hóa một số vệ tinh Starlink và phá hủy hệ điều hành của hệ thống này”, bài báo đăng trên tạp chí Modern Defense Technology của Trung Quốc trích dẫn “những nguy hiểm và thách thức tiềm ẩn” đối với nước này.

Ông Ren cho biết, Trung Quốc cũng có thể sử dụng khả năng tiêu diệt một vệ tinh bằng tên lửa. Ví dụ như sử dụng ASAT - tên lửa diệt vệ tinh phóng từ mặt đất và có khả năng hủy diệt vệ tinh đối phương trên quỹ đạo của Trung Quốc. Tuy nhiên, phương pháp này sẽ tạo ra một lượng lớn các mảnh vỡ không gian với chi phí cực kỳ đắt đỏ.

Thay vào đó, theo ông Ren, mục tiêu tấn công Starlink “đòi hỏi những biện pháp có hiệu quả cao mà chi phí thấp”. Tờ The Post lưu ý nhận định của ông Ren rằng “các vệ tinh mang trọng tải quân sự có thể được phóng giữa một loạt tàu thương mại của Starlink".

Tàu vũ trụ Thần Châu-12 có người lái của Cơ quan Vũ trụ có người lái của Trung Quốc đã phóng tên lửa Long March-2F cùng với ba phi hành gia Trung Quốc trên tàu tại Trung tâm Phóng vệ tinh Jiuquan ở tỉnh Cam Túc của Trung Quốc, vào ngày 17/6/2021. (Kevin Frayer / Getty Images)
Tàu vũ trụ Thần Châu-12 có người lái của Cơ quan Vũ trụ có người lái của Trung Quốc đã phóng tên lửa Long March-2F cùng với ba phi hành gia Trung Quốc trên tàu tại Trung tâm Phóng vệ tinh Jiuquan ở tỉnh Cam Túc của Trung Quốc, vào ngày 17/6/2021. (Kevin Frayer/Getty Images)

Trung Quốc tuyên bố đang phát triển tia laser để làm chói mắt hoặc làm hỏng vệ tinh, nano-sats có thể được phóng với số lượng lớn để làm tê liệt các vệ tinh lớn hơn và vũ khí mạng để xâm nhập vào mạng liên lạc vệ tinh.

Ngoài ra, nước này còn phát triển một loại siêu vũ khí phi sát thương sử dụng công nghệ radar siêu tần (microwave radar) có khả năng gây ra những tổn thương nghiêm trọng cho mục tiêu.

Trao đổi với Hoàn Cầu thời báo (Global Times) – cơ quan ngôn luận của nhà nước Trung Quốc, kiến trúc sư trưởng đứng sau dự án cho biết, loại vũ khí trên có tên đầy đủ là Microwave Active Denial System (hệ thống từ chối kích hoạt sóng ngắn) sẽ bắn các mục tiêu bằng sóng milimet nhằm gây nên những tổn thương thần kinh nghiêm trọng bên dưới da. Người phát ngôn của dự án cho biết, nó có thể được sử dụng để chống khủng bố, thực thi sứ mệnh “chấp pháp hàng hải” và bảo vệ biên giới.

Lực lượng hỗ trợ chiến lược PLA có thể sửa đổi Trạm không gian Thiên Cung (Tiangong) có người lái hoặc các thành phần nổi bật của nó, chẳng hạn như tàu tiếp tế Thiên Châu 3 mang theo gần 6 tấn hàng hóa và vật liệu — hai trong số đó hiện đã được cập bến trạm không gian Thiên Cung.

Các mô-đun lớn trong tương lai gắn với Trạm không gian Thiên Cung, hay còn gọi là Thiên Châu, có thể mang vũ khí microwave hoặc lazer chạy bằng điện có khả năng bắn vô số “phát đạn” vào các vệ tinh Starlink.

Tàu tiếp tế Thiên Châu cũng có thể được sửa đổi để mang theo hàng trăm đến một nghìn "gai" nhỏ có thể nhắm chính xác vào các vệ tinh Starlink.

Ngày nay, PLA có thể phóng tới 4 vệ tinh đánh chặn Thiên Châu trên một phương tiện không gian có người lái dài ngày 5/3 (SLV) của Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Hàng không Vũ trụ Trung Quốc (China Aerospace Science and Technology Corporation - CASTC). Tuy nhiên, chúng chỉ có thể được phóng từ Trung tâm Phóng vệ tinh Văn Xương trên đảo Hải Nam của Trung Quốc.

Tên lửa Trường Chinh 8 (Long March-8), được phóng từ Trung tâm phóng vũ trụ Văn Xương ở tỉnh Hải Nam, miền nam Trung Quốc vào ngày 22/12/2020 (Ảnh: STR/AFP/qua Getty Images)

Trước khi kết thúc thập kỷ này, CASC cũng sẽ phóng tên lửa Trường Chinh 9 có người lái, cũng có thể được thông qua để phóng tới 18 tên lửa đánh chặn vệ tinh đặt tại Thiên Châu — nhưng những tên lửa này cũng phải được phóng từ đảo Hải Nam, Trung Quốc.

Tuy nhiên, trong thời gian tới, tên lửa đẩy Kuaizhou-21 sử dụng nhiên liệu rắn CASC có thể phóng ba tên lửa đánh chặn đặt tại Thiên Châu từ bất kỳ địa điểm nào ở Trung Quốc đại lục.

Vì vậy, có thể cho rằng vào cuối thập kỷ này, Lực lượng Hỗ trợ Chiến lược PLA có thể phóng các đợt từ 20 đến 40 tên lửa đánh chặn vệ tinh từ tàu tiếp tế Thiên Châu, hay có thể là một nền tảng đánh chặn không người lái mới.

Theo đó, Trung Quốc có thể bổ sung các hệ thống lazer năng lượng cao, di động và mạnh mẽ hơn trên phạm vi toàn cầu tới các phương tiện không gian có người lái, có thể được đưa vào các căn cứ theo dõi vệ tinh do PLA kiểm soát, chẳng hạn như ở tỉnh Neuquen của Argentina hoặc nhiều tàu triển khai trên toàn cầu của Trung Quốc

Nhưng ngay cả với một mối đe dọa tiềm tàng ngoài không gian mà PLA đang nhắm vào Starlink, chỉ một mình tập đoàn SpaceX của tỷ phú Elon Musk cũng đủ khả năng để khiến cho PLA gặp khó khăn.

Những phương tiện không gian có người lái này có thể tái sử dụng Falcon-9 của tập đoàn SpaceX và phóng với trọng tải 16,25 tấn hoặc khoảng 53 vệ tinh Starlink. Nhưng tàu SpaceX Starship có người lái có thể tái sử dụng, sắp tiến hành lần phóng đầu tiên vào không gian, có trọng tải được quảng cáo là 100 tấn và phóng tới hơn 300 vệ tinh Starlink.

Nếu nói đến một cuộc đua giữa các phương tiện có người lái với Trung Quốc, Elon Musk có thể đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Trong một cuộc thảo luận ngày 5/6 trên Twitter, Elon Musk cho biết kế hoạch là “chế tạo 1.000+ tàu Starship để vận chuyển sự sống lên sao Hỏa. Về cơ bản, đó là những con tàu Nô-ê thời hiện đại".

Một nguyên mẫu của tàu vũ trụ Starship của SpaceX tại cơ sở phóng của công ty ở Boca Chica, Texas, vào ngày 28/9/2019. (Ảnh: Loren Elliott/Getty Images)

Tàu Starship cũng cho phép Elon Musk phóng số lượng lớn vệ tinh Starlink lên các quỹ đạo Trái Đất ở tầng cao hơn, điều này sẽ khiến PLA khó tấn công và tốn kém nhiều chi phí hơn.

Ngoài ra, những sửa đổi với chi phí tương đối thấp của vệ tinh Starlink, chẳng hạn như thêm “ô dù” có độ nhạy cao để phản xạ các cuộc tấn công bằng tia laser hoặc tăng sức mạnh của động cơ đẩy chạy bằng điện. Nó cho phép cải thiện khả năng cơ động khẩn cấp để tránh khỏi các cuộc tấn công của PLA.

Trong lúc một nhà nghiên cứu thuộc Lực lượng Hỗ trợ Chiến lược của PLA còn đang dang dở với bài viết về nhiệm vụ 'tấn công các chòm vệ tinh siêu lớn Starlink', thì Lực lượng Không gian Hoa Kỳ (USSF) tốt hơn hết là nên huy động tất cả các nguồn lực ngay bây giờ để phát triển các cảm biến. Cảm biến có thể theo dõi 'nhất cử nhất động' và đáp trả các đòn tấn công của các 'mối nguy hiểm tiềm tàng', cũng như phát hiện và cảnh báo khả năng mà tên lửa diệt vệ tinh phóng từ mặt đất và không gian của PLA nhắm vào tất cả các vệ tinh của Hoa Kỳ.

Quan điểm được trình bày trong bài viết này là ý kiến ​​của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTDVN.

Tác giả Rick Fisher là chuyên gia cấp cao về các vấn đề quân sự châu Á tại Trung tâm Chiến lược và Đánh giá Quốc tế (Mỹ).

Huyền Anh

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Trung Quốc có thể tiêu diệt chòm vệ tinh Starlink hay không?