Trung Quốc hưởng lợi từ hệ thống an ninh do Hoa Kỳ thiết lập ở Trung Đông

Giúp NTDVN sửa lỗi

Do vẫn tiếp tục thách thức Hoa Kỳ trên con đường thống trị toàn cầu, Trung Quốc, quốc gia khát dầu đã được hưởng lợi từ hệ thống an ninh do Hoa Kỳ thiết lập ở khu vực Trung Đông, theo các chuyên gia chia sẻ với The Epoch Times.

Các chuyên gia cho rằng trong khi Hoa Kỳ đã và đang bắt đầu có chiến lược rời Trung Đông, thì chính phủ Trung Quốc sẽ tiếp tục kế hoạch tìm kiếm ​​lợi ích trong khu vực này và tránh tham gia trực tiếp vào xung đột.

Tiến sĩ Stoffer Howard, Phó giáo sư tại Khoa An ninh Quốc gia, Đại học New Haven, cho biết lợi ích kinh tế là lý do cơ bản khiến Trung Quốc không muốn công khai tham gia vào các hành động đối đầu. Hành vi này được báo cáo của Bộ Ngoại giao gọi là “hai mặt”.

Ông Howard Van Vranken, người từng là cán bộ cao cấp của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tại Trung Đông trong 25 năm, cho rằng dầu lửa sẽ không thay đổi căn bản động lực giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc ở Trung Đông, mặc dù trên thực tế Hoa Kỳ là nhà khai thác dầu lửa lớn nhất thế giới và Trung Quốc tiếp tục là nhà nhập khẩu dầu lớn nhất.

Ông Howard nói rằng ngay cả trong những tình huống leo thang sau cái chết của Qassem Soleimani, chính sách đối ngoại không can thiệp của Trung Quốc “sẽ không thay đổi về cơ bản. Trong trường hợp có đối đầu hoặc thậm chí là có chiến tranh giữa Hoa Kỳ và Iran thì Trung Quốc sẽ đứng ngoài cuộc”.

“Trong tình thế đó, họ không muốn bị mắc kẹt và họ sẽ tìm các nguồn dầu lửa thay thế khác”.

Giáo sư Bernard Haykel, Giám đốc Viện nghiên cứu liên vùng tại Đại học Princeton, New Jersey, đã chứng thực phân tích của ông Howard.

“Trung Quốc sẽ không bao giờ thách thức Hoa Kỳ ở vùng Vịnh, ít nhất là cho đến khi họ có thể tự thiết lập năng lực phóng tên lửa vượt đại dương, và đến lúc đó còn là một chặng đường rất dài,” ông Haykel cho biết.

Erbil Gunasti, một chuyên gia của Thổ Nhĩ Kỳ về Trung Đông, là tác giả của cuốn sách “Người thay đổi cuộc chơi (GameChanger)”, cho rằng trong tương lai gần, kể cả chính quyền Trung Quốc hay bất kỳ quốc gia nào khác, sẽ không ai gây chiến vì nguồn cung cấp năng lượng” bởi vì sự cân bằng quyền lực không phải là giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, mà là “được phân chia giữa nhiều quốc gia và khu vực mà không một quốc gia nào có thể bắt đầu hoặc cố gắng thống trị bất kỳ quốc gia nào khác bằng tài nguyên đơn thuần”.

Ông nói rằng Washington không cần Trung Đông nữa và không có mô hình biến đổi địa chính trị nào phát sinh giữa Washington và Bắc Kinh ở Trung Đông chỉ dựa trên nhu cầu năng lượng.

Theo ông, “Hoa Kỳ sau đó sẽ phải rời khỏi Trung Đông vì Hoa Kỳ là một quốc gia sản xuất năng lượng”.

Ông cũng nói: “Vấn đề Trung Đông không còn là của Hoa Kỳ. Nếu Trung Quốc mua toàn bộ dầu từ Trung Đông thì cũng không ảnh hưởng đến Hoa Kỳ”.

Ông Gunasti cũng có niềm tin giống như các ông Howard và Haykel rằng Trung Quốc được hưởng lợi từ sự hiện diện của Hoa Kỳ trong khu vực, và họ có chương trình chiến lược riêng đối với Iran hoặc các quốc gia khác trong khu vực.

Báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã chứng thực ý kiến ​​của ông Gunasti với dẫn chứng rằng Hoa Kỳ đã đóng góp “2,5 tỷ đô la viện trợ nhân đạo cho người dân Iraq bị ảnh hưởng và phải di dời trong chiến tranh vùng vịnh, 363 triệu đô la để ổn định các khu vực được giải phóng khỏi ISIS”. Trong khi đó, Trung Quốc chỉ tài trợ dưới 1 triệu đô la cho Iraq kể từ năm 2013 đến nay.

Bộ Ngoại giao cho biết Trung Quốc không những không hỗ trợ mà còn thể hiện “thái độ ba phải” trong các tranh chấp khu vực, và có mục đích khai thác các lỗ hổng để gia tăng ảnh hưởng của họ bằng chi phí của các đối tác .

Hưởng lợi từ hệ thống an ninh do Hoa Kỳ thiết lập

Theo các chuyên gia, Trung Quốc nhận thức được rằng nếu Hoa Kỳ không thiết lập và duy trì hệ thống an ninh ở Trung Đông, thì người Iran có thể sẽ chiếm lĩnh và gây nguy hiểm đến an ninh và sự ổn định kinh tế toàn cầu.

Hoa Kỳ thiết lập và duy trì hệ thống an ninh cung ứng và trật tự. Không có quân đội Hoa Kỳ ở đó, người Iran sẽ rất muốn kiểm soát các nước Ả Rập thuộc vùng Vịnh bao gồm Ả Rập Xê Út, Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất UAE, Kuwait và Qatar, bằng cách gián tiếp thông qua các tổ chức ủy nhiệm. Điều này có nghĩa là Iran sẽ kiểm soát hơn 50% nguồn cung cấp dầu và khí đốt tự nhiên trên toàn cầu và sau đó sẽ gây áp lực chính trị / kinh tế lên các nước phương Tây cũng như nền kinh tế toàn cầu, ông Haykel cho biết.

Ông Haykel đã đưa ra ví dụ về lệnh cấm vận dầu lửa của Ả Rập Xê Út đối với Hoa Kỳ bốn thập kỷ trước - một hành động sử dụng dầu lửa làm vũ khí và những ảnh hưởng nghiêm trọng của nó đối với Hoa Kỳ cũng như nền kinh tế toàn cầu.

Theo Bộ Ngoại giao, lệnh cấm vận dầu lửa năm 1973-74 được áp đặt bởi các thành viên của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu chống lại Hoa Kỳ để trả đũa cho quyết định của Hoa Kỳ tái cung cấp cho quân đội Israel và sử dụng Israel làm đòn bẩy trong đàm phán hòa bình hậu chiến tranh.

“Trung Quốc nhận thức được tất cả những điều này và muốn Hoa Kỳ ở lại để đảm bảo an ninh trong khu vực. Họ là những người hưởng lợi từ nỗ lực an ninh / quân sự của Hoa Kỳ và họ không thể thay thế quân đội Hoa Kỳ trong khu vực này ngay bây giờ”, ông Haykel nói.

Bộ Ngoại giao Mỹ viết trong báo cáo rằng sau khi các cơ sở dầu mỏ Aramco của Ả Rập Xê Út bị Iran tấn công vào ngày 14 tháng 9, Hoa Kỳ đã quan tâm đến tình hình an ninh mới xuất hiện bởi vì hành động hai mặt của Trung Quốc .

Một tỷ lệ khá lớn dầu lửa ở Trung Đông được dành cho Trung Quốc. Trung Quốc là khách hàng số 1 của Ả Rập Xê Út, và Ả Rập Xê Út là nhà cung cấp dầu số 1 của Trung Quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc sẽ đối xử thế nào khi nguồn cung cấp năng lượng số 1 của họ bị đe dọa? Bộ Ngoại giao cho biết thay vì bảo vệ Ả Rập Xê Út, Trung Quốc đã giúp Iran tránh né các biện pháp trừng phạt.

Báo cáo viết: “Những vi phạm của Trung Quốc về các biện pháp trừng phạt đối với Iran đã bơm vào Iran lượng tiền mặt cần thiết để họ tiếp tục nỗ lực kích động bất hòa và khủng bố trong khu vực.

Căng thẳng giữa Hoa kỳ và Iran và các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ

Theo các chuyên gia, lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ là để ngăn chặn Iran trở thành quốc gia hạt nhân, tuy nhiên các thương vụ dầu lửa giữa Trung Quốc và Iran đã tìm cách lách luật.

Trung Quốc đang mua dầu của Iran bất chấp lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ và sẽ đầu tư 400 tỷ USD vào ngành khai thác dầu khí của Iran theo thỏa thuận được ký kết năm 2019, có thời hạn 25 năm, theo tạp chí Nhà kinh tế dầu khí (PE).

“Cũng theo thỏa thuận này, Trung Quốc sẽ đưa 5.000 nhân viên an ninh Trung Quốc tới Iran để bảo vệ các dự án của Trung Quốc, và sẽ có nhân viên và nguyên vật liệu bổ sung để bảo vệ việc vận chuyển dầu, khí đốt và petchems từ Iran sang Trung Quốc khi cần thiết, bao gồm cả qua Vịnh Ba Tư”, một nguồn tin từ Iran chia sẻ với phóng viên tạp chí PE.

Ông Howard nói rằng mối quan hệ Trung Quốc - Iran là mối quan hệ chiến lược. “Tôi có thể tin rằng Iran không phải là đất nước mà Trung Quốc muốn đặt mối quan hệ thân thiện và chân thành. Trung Quốc là một quốc gia chiến lược có thể chống lại Hoa Kỳ. Họ đang được Nga hỗ trợ ở một mức độ nào đó”.

Ông Gunasti nói rằng sẽ không có gì lạ nếu Trung Quốc lợi dụng lỗ hổng trong luật trừng phạt của Hoa Kỳ để giao dịch thương mại với Iran.

"Các biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ tất nhiên sẽ gây căng thẳng nhưng đó là cuộc chiến thương mại tiêu hao giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Ván bài này đang được Trung Quốc sử dụng nhưng họ cũng sẽ sử dụng ở bất cứ nơi nào trong cuộc chiến giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc trong suốt thế kỷ 21. Vì vậy, nó không có gì đặc biệt”, ông nói.

Nguyên Hương

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Trung Quốc hưởng lợi từ hệ thống an ninh do Hoa Kỳ thiết lập ở Trung Đông