Trung Quốc khó có thể xâm lược Đài Loan một khi nền kinh tế 'bị ảnh hưởng'

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ông James Robb, cựu chỉ huy TOPGUN và đô đốc Hải quân Hoa Kỳ đã nghỉ hưu, cho biết nếu Washington phản đối việc Trung Quốc xâm lược Đài Loan, Bắc Kinh sẽ khó có thể chiếm hòn đảo này. Bởi vì nền kinh tế Trung Quốc sẽ không chịu nổi các đòn trừng phạt tiềm tàng và thậm chí có thể bị tách rời khỏi nền kinh tế toàn cầu.

Phát biểu tại chương trình “Crossroad" của EpochTV, ông Robb cho hay: “Nếu để Trung Quốc tách rời khỏi nền kinh tế Hoa Kỳ, tình cảnh sẽ giống như một vụ tự thiêu".

Ông James Robb, cựu chỉ huy TOPGUN, đô đốc Hải quân đã nghỉ hưu và là chủ tịch của Hiệp hội Mô phỏng và Huấn luyện Quốc gia Hoa Kỳ, trong một ảnh chụp màn hình vào tháng 6/2022. (Ảnh chụp màn hình: The Epoch Times)

Ông giải thích, Trung Quốc cần nền kinh tế Mỹ, nền kinh tế toàn cầu và thương mại toàn cầu phát triển. Đây sẽ là hàng rào chống lại một cuộc xâm lược Đài Loan tiềm tàng của Trung Quốc.

Ông Robb cho rằng, phía Trung Quốc đang cố gắng xác định xem liệu Hoa Kỳ có hỗ trợ Đài Loan trong trường hợp nước này xâm lược hay không, và tính toán “loại nỗi đau mà họ sẵn sàng gánh chịu để chiếm lấy Đài Loan”.

“Nếu Hoa Kỳ nghiêm túc từ chối thì theo tôi, đó là biện pháp răn đe đối với Trung Quốc".

Trong Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991 - khi Hoa Kỳ và các lực lượng liên quân quốc tế tấn công Iraq từ trên không - “chiến thắng thực sự là kẻ thù đã tháo chạy bằng đường không", cựu chỉ huy TOPGUN nói.

Các phi công của máy bay chiến đấu TOPGUN đã tham gia chiến đấu nhưng “không có nhiều máy bay địch bị bắn hạ trong Chiến tranh vùng Vịnh", ông Robb nói. Kẻ thù biết rằng “người Mỹ sẽ nhanh chóng đi qua đó, họ sẽ không thể chống đỡ nổi và sẽ chết nếu họ không rời đi", ông nói.

"Đó là bằng chứng khá rõ ràng rằng họ tôn trọng chúng tôi, họ hiểu rằng chúng tôi sẽ trở thành lực lượng vượt trội".

TOPGUN là chương trình đào tạo máy bay chiến đấu ưu tú của Hải quân đồng nghĩa với sự xuất sắc của ngành hàng không, theo Bộ Quốc phòng.

Chiến lược dài hạn của ĐCSTQ

ĐCSTQ có một tầm nhìn dài hạn, ông Robb nói. Đất nước với lịch sử 5.000 năm, nên các nhà lãnh đạo của nước này muốn có thêm 5.000 năm nữa, nhưng họ “muốn gây sức ảnh hưởng lên phạm vi toàn cầu”, ông Robb chỉ ra.

Để đạt được mục tiêu này, giới lãnh đạo Trung Quốc cần đảm bảo rằng họ có thể kiểm soát người dân của mình, có nghĩa là họ phải có thể nuôi sống họ và duy trì nền kinh tế của mình để mọi người không bước vào một cuộc cách mạng, vị chỉ huy nói và gọi đó là một cuộc phòng thủ bên cạnh các kế hoạch của Trung Quốc.

Về mặt tấn công, ĐCSTQ sẽ tiến từ từ từng bước nhỏ như chiếm một số đảo ở phía nam, gây ảnh hưởng trên Biển Đông, khu vực kênh đào Panama, dầu mỏ của Cuba và các quốc gia Nam Mỹ, ông Robb giải thích, mô tả về chiến thuật của Trung Quốc là "lặng lẽ nhưng rất hiệu quả".

Ảnh hưởng của Trung Quốc cũng đã lan đến Hoa Kỳ và có thể được nhìn thấy được sự hiện diện của nó trong nền kinh tế Mỹ, cũng như các phương tiện truyền thông xã hội, ông Robb nói. Walmart và Costco tràn ngập hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc và người Mỹ thích những hàng hoá có giá cả phải chăng, ông nói thêm.

“Ở những nơi thiếu hụt sữa cho trẻ em hoặc thiếu thực phẩm, chính là do sự phụ thuộc vào Trung Quốc đối với một lượng hàng hóa và dịch vụ nhất định”.

“Họ từ từ mua lại các công ty, và sau đó đánh cắp công nghệ của những công ty đó".

“Người Trung Quốc nghĩ rằng người Mỹ đã 'ngủ quên' và họ không chú ý đến điều đó. Đó là một nỗ lực chậm chạp nhưng nghiêm túc với tham vọng tiếp quản", ông Robb cảnh báo.

Các đại biểu quân đội đứng thành đội hình sau lễ kỷ niệm 110 năm Cách mạng Tân Hợi lật đổ nhà Thanh và thành lập Trung Hoa Dân Quốc, tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh vào ngày 9/10/2021 (Ảnh: Noel Celis/AFP/Getty Images)

Chiến tranh toàn diện

Chiến lược của Hoa Kỳ chủ yếu là phản ứng, trong khi phần đầu tiên của chiến lược Trung Quốc là thuyết phục Hoa Kỳ rằng nước này sẽ phát động một cuộc chiến tranh tổng lực, ông Robb nói. "Nói cách khác, đó là tuyên truyền".

Ông Robb cho biết, nếu người Mỹ không tin và không chuẩn bị đối phó với nguy cơ đó, thì họ chỉ có thể sẽ phải đối mặt với hậu quả.

Người Mỹ có xu hướng tin rằng các lựa chọn quân sự nhất định là không khả thi, ông nói thêm. “Tuy nhiên, theo thời gian chúng tôi có rất nhiều bằng chứng về những người đã làm những việc không khả thi. Ví dụ, vụ việc máy bay đâm vào các tòa tháp của Trung tâm Thương mại Thế giới là không khả thi trong suy nghĩ của người dân Hoa Kỳ trước khi nó xảy ra".

Ông Robb nói, Mỹ không chuẩn bị sẵn sàng để chống lại một cuộc chiến tranh tổng lực đối với một quốc gia khác vì sự hợp tác giữa các cơ quan chính phủ hoạt động kém hiệu quả. Ông giải thích: “Chiến tranh tổng lực là khả năng tập hợp tất cả các yếu tố quyền lực lại với nhau”. Vì vậy để chuẩn bị cho cuộc chiến này, một quốc gia phải thực hiện một cách tiếp cận toàn diện của chính phủ.

Bộ Quốc phòng thực hiện tốt nhiệm vụ, ông nhận định. Tuy nhiên, khi các thành phần khác của chính phủ tham gia vào một cuộc chiến “họ không huấn luyện cùng nhau và họ không thực sự chuẩn bị để chiến đấu cùng nhau", ông Robb cho hay.

Ông nói: “Đó là sự vô tội của nước Mỹ", ông nói thêm, điều đó khiến mọi người tin rằng Hoa Kỳ có thể thiết lập quan hệ hữu nghị với các quốc gia khác và có một cách để đàm phán với họ.

“Có một số phe phái nhất định, mà chúng tôi nhận thấy rằng, họ 'thù địch' với chúng tôi và họ chỉ mong muốn tập trung vào chủ nghĩa man rợ hơn là vào các cuộc đàm phán".

Công nghệ mà ĐCSTQ đã đánh cắp

Ông Robb nói rằng trong các chuyến công du của mình đến Trung Quốc vào những năm 1990, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã tuyên bố quốc gia này là một quốc gia thuộc thế giới thứ ba và nó “bị tụt hậu khá xa”. Vào thời điểm đó, các nhà lãnh đạo Trung Quốc “đã quyết định đưa kinh tế phương Tây vào Trung Quốc", ông Robb nói.

Cải cách thương mại và đầu tư của Trung Quốc và đưa ra các ưu đãi đã dẫn đến sự gia tăng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc bắt đầu từ đầu những năm 1990, theo một báo cáo nghiên cứu của Quốc hội từ năm 2019. Báo cáo nêu rõ dòng vốn đầu tư nước ngoài kiểu như vậy là “nguồn chính giúp Trung Quốc tăng năng suất và tăng trưởng kinh tế và thương mại nhanh chóng”.

Về mặt kinh tế, Trung Quốc tự tạo cơ hội cạnh tranh với Hoa Kỳ về mặt vật chất trong thế giới quân sự, ông Robb nói. "Họ cũng đã làm rất tốt trong việc đánh cắp bí mật của nước Mỹ".

Người Mỹ dành hàng năm và hàng tỷ USD để phát triển một sản phẩm, nhưng người Trung Quốc ăn cắp thiết kế và sao chép nó mà không phải tốn chi phí nghiên cứu và mất thời gian cho thiết kế, ông tiếp tục.

Ông Robb cho biết, vào những năm 1980 ông từng lái một chiếc máy bay chiến đấu của Trung Quốc, F-7 (phiên bản xuất khẩu của J-7), là một loại máy bay chiến đấu MIG-21 của Nga.

Nhiều chuyên gia coi máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm J-20 của Trung Quốc là bản sao của máy bay chiến đấu tàng hình F-35 của Mỹ về cả khả năng tàng hình và thông thường - với các bản thiết kế và công nghệ khác có thể được lấy bất hợp pháp từ các công ty Mỹ như Honeywell, Stu Cvrk, một thuyền trưởng Hải quân Hoa Kỳ đã nghỉ hưu cho hay.

Ông Robb kết luận, Trung Quốc đáng lẽ phải chính thức chuyển từ vị thế quốc gia thuộc thế giới thứ ba sang thế giới thứ nhất vào giữa những năm 2000. "Bây giờ, Trung Quốc là mối đe dọa lớn xét từ góc độ công nghệ và quân đội đối với nước Mỹ".

Vị thế của Trung Quốc với tư cách là một quốc gia đang phát triển tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã được Bộ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc Wang Wentao tái khẳng định vào tháng 6 trong một tuyên bố của WTO.

WTO không có bất kỳ định nghĩa nào về các quốc gia “phát triển” và “đang phát triển”. Theo trang web của WTO, tùy thuộc vào tình trạng của mỗi quốc gia thành viên để tuyên bố mình là một quốc gia “phát triển” hoặc “đang phát triển”.

Lam Giang

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Trung Quốc khó có thể xâm lược Đài Loan một khi nền kinh tế 'bị ảnh hưởng'