Trung Quốc tiếp tục 'bơm tiền' cho các tướng bị sát hại ở Miến Điện

Giúp NTDVN sửa lỗi

Mối quan hệ giữa Đảng cộng sản Trung Quốc và chế độ chuyên chế của Miến Điện giống như một trái táo độc không bao giờ rời khỏi cây sâu bệnh.

Nam diễn viên Ashton Kutcher từng nói: “Tôi không nghĩ những điều đối lập lại hút nhau. Tôi nghĩ rằng cùng dấu mới hút nhau”. Anh cho rằng thời điểm duy nhất chúng ta có thể bàn về sự thu hút đối lập là khi “nói về các cực từ”.

Người ta tự hỏi anh Kutcher, một người biết một hoặc hai điều về kế hoạch thống trị thế giới của Trung Quốc, sẽ nói gì về mối quan hệ giữa ĐCS Trung Quốcchế độ chuyên chế của Miến Điện. Bởi vì, trong mối quan hệ cụ thể này, những thứ cùng dấu sẽ hút nhau. Tương tự với các chế độ chuyên chế và vòng tròn đồng minh của nó, trái táo độc không bao giờ rời khỏi cây sâu bệnh.

Gần một năm trước, vào ngày 1/2/2021, một cuộc đảo chính đã diễn ra ở Miến Điện (thường được gọi là Myanmar ), một quốc gia nhỏ, không giáp biển. Vào buổi sáng tồi tệ đó, các chính khách dân cử thuộc đảng cầm quyền, Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) đã bị quân đội Miến Điện hạ bệ.

Tua nhanh đến ngày hôm nay, sự trượt dài của Miến Điện đã hoàn toàn chìm trong bóng tối theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Trong khi các quốc gia khác lên tiếng trước những lạm dụng xảy ra ở Miến Điện thì ĐCS Trung Quốc tiếp tục tài trợ cho các tướng lĩnh sát nhân và những kế hoạch xấu xa của mình. Chúng ta có nên ngạc nhiên? ĐCS Trung Quốc, có lẽ là kẻ giết người nhiều nhất trong tất cả các chế độ cộng sản đang hoạt động ngày nay.

Và tại sao lại không? Xét cho cùng, ĐCS Trung Quốc và Tatmadaw, những nhà cầm quyền quân sự của Miến Điện, có nhiều điểm chung. Họ ghê tởm tự do ngôn luận, trừng phạt những công dân dám lên tiếng; và họ ghê tởm việc đưa tin thiếu khách quan, trừng phạt những nhà báo dám nói lên sự thật. Họ cũng kiểm soát việc truy cập internet bằng nắm đấm sắt.

Chi phí của việc đứng vững

Nhiều độc giả đã quá hiểu về số phận của những người dám lên tiếng ở Trung Quốc. Họ thường đột ngột biến mất. Vào tháng 9/2021, hai nhà hoạt động tại Quảng Châu về cơ bản đã biến mất. Một trong những nhà hoạt động là Sophia Huang Xequin, một nhà hoạt động nữ quyền nổi tiếng và được tôn trọng, người đã góp phần là chất xúc tác cho phong trào #MeToo của Trung Quốc. Nhà hoạt động khác, Wang Jianbing, được biết đến với việc chê bai luật lao động kém cỏi của đất nước. Cô dự định chuyển đến London để học thêm. Than ôi, kế hoạch của cô ấy không bao giờ trở thành hiện thực.

Cô Jianbing hiện đang ở đâu? Còn cô Xequin thì sao? Họ còn sống, bị cầm tù, bị mục ruỗng trong một cơ sở kinh khủng nào đó, hay họ đã chết? Đơn giản là chúng tôi không biết .

Trong khi đó, ở Miến Điện, những nhà hoạt động lên tiếng lại bị sát hại dã man. Vào tháng 3 năm ngoái, như The Guardian đã đưa tin, anh Zaw Myat Lynn, một nhà tổ chức cộng đồng, giáo viên và nhà hoạt động rất được yêu mến của Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD), đã chia sẻ những cảnh quay chấn động về những người lính giết người biểu tình ôn hòa. Ông Lynn đã lên Facebook để lên tiếng, gọi chính quyền cầm quyền của Myanmar là “những kẻ khủng bố” và “những con chó”. Ngay sau đó, anh ta bị sát hại bởi chính “những con chó” này.

Chính quyền cầm quyền khiến người dân Miến Điện - bao gồm cả các nhà báo của quốc gia này - luôn trong tình trạng sợ hãi. Năm ngoái, Miến Điện rơi xuống thứ 139 trong số 180 quốc gia về chỉ số tự do báo chí toàn cầu.

Ở Trung Quốc, các nhà báo thậm chí còn ít tự do hơn. Trên thực tế, Trung Quốc hiện là quốc gia tồi tệ thứ tư trên thế giới về tự do báo chí. Hơn nữa, ĐCS Trung Quốc hiện là kẻ bắt giữ các nhà báo lớn nhất thế giới. Theo một báo cáo gần đây do tổ chức Phóng viên không biên giới xuất bản, có tựa đề 'Bước lùi vĩ đại của ngành báo chí ở Trung Quốc,' ít nhất 127 nhà báo hiện đang bị chế độ này giam giữ. Các tác giả viết: “Chỉ đơn giản thảo luận về các chủ đề nhạy cảm hoặc xuất bản thông tin bị kiểm duyệt,“ có thể dẫn đến việc bị giam giữ trong nhiều năm trong các nhà tù mất vệ sinh, điều kiện sống không tốt có thể dẫn đến tử vong”. Các tác giả lưu ý rằng “sự đe dọa của ĐCS Trung Quốc đối với các phóng viên nước ngoài, dựa trên sự giám sát và tống tiền thị thực", cũng ngày càng gia tăng.

Các nhà cầm quyền ở Bắc Kinh và Naypyidaw, thủ đô của Miến Điện, cũng kiểm soát chặt chẽ mạng internet, theo dõi cẩn thận “chế độ ăn uống kỹ thuật số” của quần chúng. Những kẻ bạo chúa ở Miến Điện đã tìm cách hạn chế quyền truy cập vào internet, gọi thế giới trực tuyến là “chiến trường ảo”. Trong khi đó, ở Trung Quốc, ĐCS Trung Quốc không ngừng yêu cầu quyền truy cập vào dữ liệu và tuyên truyền về nội dung mà cư dân mạng có thể tiếp cận được.

Do đó, sẽ có chút ngạc nhiên khi mối quan hệ giữa chế độ quân sự của Miến Điện và ĐCSTQ dường như đang ngày càng trở nên căng thẳng .

Trong một tuyên bố đưa ra vào tháng 12/2021, bộ đầu tư và kinh tế đối ngoại của quân đội đã công bố kế hoạch chấp nhận đồng nhân dân tệ, đơn vị tiền tệ chính thức của Trung Quốc, làm đồng tiền thanh toán chính thức - tất cả với hy vọng thúc đẩy thương mại với quốc gia cộng sản này. Các nhà cầm quyền của Miến Điện ca ngợi 'mối quan hệ họ hàng' đặc biệt mà nước này chia sẻ với ĐCS Trung Quốc, biết ơn Bắc Kinh đã hỗ trợ về mặt tài chính và việc tiếp tục cung cấp vaccine cho nước này.

Vào tháng 8 năm ngoái, như Reuters đưa tin, hơn 1.000 người đã mất mạng kể từ khi cuộc đảo chính diễn ra ở Miến Điện. Một giả định rằng con số đã tăng lên đáng kể kể từ đó. Tuy nhiên, điều này đã không ngăn được ĐCS Trung Quốc ủng hộ những con người khốn khổ ở Naypyidaw. Trong thế giới địa chính trị, như chúng ta có thể thấy, cùng dấu hút nhau.

Quan điểm được trình bày trong bài viết này là ý kiến ​​của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTDVN.

Tác giả bài viết là ông John Mac Ghlionn - một nhà nghiên cứu và nhà viết luận. Tác phẩm của ông đã được xuất bản bởi những tờ báo như New York Post, Sydney Morning Herald, Newsweek, National Review, The Spectator US, và những tờ báo đáng kính khác. Ông cũng là một chuyên gia tâm lý xã hội, rất quan tâm đến các rối loạn chức năng xã hội và thao túng truyền thông.

Huyền Anh



BÀI CHỌN LỌC

Trung Quốc tiếp tục 'bơm tiền' cho các tướng bị sát hại ở Miến Điện