Trung Quốc tự sụp đổ bởi những quyết sách ngạo mạn của Tập Cận Bình

Giúp NTDVN sửa lỗi

Có thể nói, chưa khi nào Trung Quốc lại tỏ ra hung hăng như trong thời buổi đại dịch này. Bất chấp Bắc Kinh có vẻ như đang thế “cửa trên” lũng đoạn thế giới, phô trương sức mạnh ở Biển Đông, hăm dọa Đài Loan, bóp nghẹt Hồng Kông, bắt tay với Taliban, thì nội tình Trung Quốc lại cho thấy nhiều rối ren từ kinh tế, xã hội đến chính trị.

Phải chăng Trung Quốc chỉ đang cố gắng chuyển lửa ra bên ngoài, để tránh sự chú ý của người dân đối với các vấn đề thực tại bên trong, bởi:

Một ngân khố Trung Quốc đang trống rỗng?

Một viễn cảnh “Thoát Trung” ồ ạt của các tập đoàn nước ngoài?

Một quyết sách lấy của người giàu chia người nghèo khiến thị trường chứng khoán rớt thủng đáy?

Một làn sóng vỡ nợ kỷ lục từ các doanh nghiệp nhà nước đang là quả bom chờ chực nổ tung?

Một nhóm quyền lực tư bản đỏ đang hợp lực chống lại Tập Cận Bình trong cuộc đấu đá khốc liệt trước thềm Đại hội 2022?

Tất cả cho thấy một viễn cảnh u ám báo hiệu sự suy tàn của đế quốc đỏ mà chẳng cần tới binh đao.

Video:

Ác mộng của Tập Cận Bình: Ngân khố trống rỗng?

Nhiều người bị đánh lừa bởi bề ngoài hào nhoáng của Trung Quốc với các dự án cơ sở hạ tầng hoành tráng và chỉ số tăng trưởng đáng mơ ước. Thực tế thì sao? Ngân sách Trung Quốc thực sự đang trống rỗng.

Doanh thu tài chính của 31 tỉnh, thành Trung Quốc trong quý II vừa qua đều cho chỉ số âm, ngoại trừ Thượng Hải, và buộc chính quyền Bắc Kinh phải ra tay giải cứu.

Thực tế, chính quyền nhiều địa phương Trung Quốc đang mắc nợ ngập đầu. Các cuộc biểu tình của công chức ở tỉnh Liêu Ninh, Hà Nam và An Huy đòi được trả lương, đã cho thấy ngân sách chính quyền các tỉnh đang cạn kiệt.

Vì sao không thể chi trả?

Ví dụ trận lũ lụt ở tỉnh Hà Nam vừa qua, chính quyền Bắc Kinh tuyên bố cấp 50 NDT (tương đương 180.000 VND) cho mỗi nông dân “không có thu nhập”. Số tiền này nhỏ đến mức đáng thương so với nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.

Theo cư dân mạng, việc chính quyền Hà Nam lén lút xả lũ rồi đổ thừa cho thiên tai tại Trịnh Châu là nhằm tránh việc phải đền bù thiệt hại cho dân. Phải chăng đây cũng là một trong số những bằng chứng cho thấy chính quyền Hà Nam không đủ ngân sách để đền bù?

Vấn đề cạn kiệt tài chính của Trung Quốc liệu có phải là một hiện tượng tạm thời? Tất nhiên là không.

Với việc Bắc Kinh mạnh tay trấn áp các công ty tư nhân, kiểm soát chặt chẽ các ông lớn Internet, quốc hữu hóa các doanh nghiệp làm ăn có lãi cho thấy sự toan tính của Bắc Kinh.

Ngoài ra, các công ty nước ngoài ào ạt rút vốn trên quy mô lớn, doanh nghiệp trong nước bết bát, thất nghiệp gia tăng cùng sự tàn phá của dịch bệnh, lũ lụt hoành hành... đã khiến nền kinh tế Trung Quốc tụt dốc không phanh, ngân khố Trung Quốc cạn kiệt, đẩy chính quyền các địa phương lâm cảnh nợ chồng nợ chất.

Cho nên ác mộng đối với giới lãnh đạo Bắc Kinh không phải là số người chết vì virus hay nước lũ, mà là tỉ lệ GDP sụt giảm. Và nếu GDP tụt xuống đến mức thê thảm, thì nền kinh tế Trung Quốc sẽ không đủ sức tạo ra công ăn việc làm cho người dân, dẫn đến nguy cơ đại loạn. Vì vậy ĐCSTQ phải tìm mọi cách để tự cứu mình.

Phải chăng cuộc họp lần thứ 10 của Ủy ban Tài chính và Kinh tế Trung Quốc vừa qua đã đưa ra đề xuất “điều tiết thu nhập cao quá mức, để phân phối lại tài sản cho xã hội”, là dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh đã rỗng túi?

Có phải Bắc Kinh đang tính tới việc “tái phân phối của cải giới siêu giàu”?

Cướp của người giàu chia cho người nghèo?

Ngày 17/8 vừa qua, trong cuộc họp đầu tiên sau “kỳ nghỉ Bắc Đới Hà”, ông Tập Cận Bình đã đưa ra một tuyên bố hướng tới mục tiêu “thịnh vượng chung”, cùng một cam kết gây chấn động giới siêu giàu Trung Quốc khi đề cập đến việc phân phối lại tài sản, nhằm “thúc đẩy công bằng chính nghĩa trong xã hội”.

Ngay lập tức, thị trường chứng khoán của Trung Quốc và Hồng Kông lao dốc kinh hoàng. Ba chỉ số chứng khoán chính giảm hơn 2%, chỉ số Hang Seng giảm sâu 3%, cùng hơn 3.800 công ty niêm yết ồ ạt lao dốc trước áp lực pháp lý này.

Đáng kể vào ngày 19/8, chỉ số Hang Seng của "gã khổng lồ" công nghệ Tencent giảm 3,44%, Alibaba giảm 5,54%, Meituan giảm 7,15%, và Kuaishou giảm 7,07%.

Trong nháy mắt, bốn gã khổng lồ nói trên đã bốc hơi 9,64 nghìn tỷ đô la Hồng Kông, tương đương khoảng 8.000 tỷ nhân dân tệ. Nhiều thị trường chứng khoán lớn khác tại châu Á - Thái Bình Dương cũng đều ngập sắc đỏ.

Với chính sách “thịnh vượng chung” này, Tập Cận Bình hy vọng các chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ cống hiến nhiều hơn, thúc đẩy sự hòa hợp và giảm nguy cơ xảy ra bất ổn xã hội.

Nhưng thực tế thì thế nào? Phản ứng dữ dội của thị trường chứng khoán ngay sau đó đã cho thấy rủi ro tài chính xảy ra ở khắp mọi nơi tại Trung Quốc.

Trong khi ấy, hàng loạt đại gia bị cuốn vào “cơn bão táp đóng góp”. Đã có ít nhất hai ông lớn công nghệ cam kết đóng góp hàng tỷ đô la cho sự nghiệp xã hội và từ thiện sau khi Tập Cận Bình yêu cầu phân phối lại tài sản...

Trong một phản ứng được cho là “tức thì”, Tencent hôm 18/8 tuyên bố sẽ đóng góp 50 tỷ NDT (tức 7,71 tỷ USD), Pinduoduo tặng toàn bộ 372 triệu USD lợi nhuận đạt được trong quý 2 năm nay, cũng như cam kết góp 10 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 1,5 tỷ USD).

Với kế hoạch cao cả là phân bố lại tài sản để thúc đẩy bình đẳng xã hội, ĐCSTQ đã tấn công các nhóm có thu nhập cao với lý do để giúp đỡ người nghèo. Tuy nhiên cư dân mạng Trung Quốc lại đặt câu hỏi: Vậy nếu số tiền đóng góp này trao cho Bắc Kinh, thì có đến tay dân nghèo không?

Không ai biết được. Rất có thể khoản tiền khủng này sẽ được lấp vào ngân khố đang trống rỗng của ĐCSTQ.

Không cần phải gây chiến với bên ngoài, mà chính sự ngạo mạn của Tập Cận Bình sẽ làm Trung Quốc tự sụp đổ bởi các quyết sách lệch pha.

Sự ngạo mạn vô tình đẩy mạnh kế hoạch “Thoát Trung”

Ngày 10/6, Trung Quốc đã thông qua luật chống trừng phạt của nước ngoài. Giới quan sát xem đây là phản ứng của Trung Quốc trả đũa trước các áp lực từ Mỹ và châu Âu trong vấn đề thương mại, công nghệ, nhân quyền tại Hong Kong và Tân Cương.

Cụ thể, đạo luật mới quy định các cá nhân và tổ chức có các hành vi phân biệt đối xử với công dân và công ty của Trung Quốc, sẽ bị đưa vào danh sách chống trừng phạt, bao gồm không được nhập cảnh hoặc bị trục xuất khỏi Trung Quốc, và tài sản của họ tại nước này cũng có thể bị siết chặt hoặc đóng băng.

Các biện pháp “bắn trả” phương Tây của Tập Cận Bình thậm chí còn cho phép Trung Quốc đòi bồi thường từ các công ty nước ngoài đang kinh doanh tại Trung Quốc.

Tuy nhiên cần xét một thực tế, Trung Quốc đã không còn nhiều “đạn" để bắn. Hay nói chính xác hơn, ĐCSTQ tự đâm đầu vào con đường “tự sát". Bởi bất kỳ sự trả đũa nào nhằm vào các công ty nước ngoài sẽ càng làm suy giảm niềm tin của các nhà đầu tư ngoài nước, và càng đẩy mạnh làn sóng “thoát Trung" vào thời điểm Bắc Kinh đang rất cần họ để phục hồi nền kinh tế.

Các nhà bình luận cho rằng, luật mới của Bắc Kinh sẽ gây áp lực với một số tập đoàn Mỹ. Và để tránh rủi ro ngày càng tăng, các tập đoàn này sẽ tìm cách “đào thoát” khỏi Trung Quốc càng sớm càng tốt. Đây mới là đòn choáng váng giáng xuống đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc.

GDP của Trung Quốc chỉ bằng 20% tổng GDP của Mỹ, Châu Âu và Nhật cộng lại. Với nội lực kinh tế còn yếu kém, liệu Trung Quốc có thể chống chịu được hậu quả từ các biện pháp trừng phạt mà Tập Cận Bình vừa ban hành?

Chưa kể Trung Quốc đang phải đối mặt với làn sóng vỡ nợ kỷ lục từ các doanh nghiệp nhà nước, mà nếu không có biện pháp xử lý kịp thời, thì sẽ kéo theo hệ quả rủi ro của cả hệ thống chính trị. Vì vậy, Bắc Kinh đã buộc phải tung ra hàng tỷ đô la đã để giải cứu hai ông lớn tài chính và bất động sản là China Huarong và Evergrande.

Ra tay cứu hai ông lớn này, Trung Quốc có thể ngăn chặn được một cuộc sụp đổ lớn hơn. Nhưng Bắc Kinh cần đổ bao nhiêu tiền để cứu China Huarong và Evergrande, cũng như những bom nợ khổng lồ chưa được công bố để ngăn đà đổ vỡ?

Tuy nhiên tất cả mới chỉ bắt đầu…

Một cuộc chiến tranh lạnh mới đang diễn ra, tạo ra luồng gió đông lạnh buốt đối với hoạt động kinh doanh của Mỹ, châu Âu, Nhật Bản và đồng minh của họ ở Trung Quốc. Sự xói mòn niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài theo thời gian sẽ làm gia tăng các căng thẳng chính trị. Đó mới là lúc chấm dứt giấc mơ bá chủ toàn cầu của ĐCSTQ.

Nhưng mọi chuyện vẫn chưa hết…

Trung Quốc u ám trước cuộc đấu đá khốc liệt

Còn chưa đầy 1 năm nữa là tới ĐH Đảng lần thứ 20 của Trung Quốc, rất nhiều tỉnh, thành và khu tự trị nước này đang tăng tốc ‘thay máu’ nhân sự. Trên đỉnh cao quyền lực, “hoàng đế” Tập Cận Bình cũng đang lao vào một trận chiến hòng giữ “ngai vàng” ít nhất là thêm một nhiệm kỳ nữa.

Những màn thanh toán giữa các phe nhóm ngày càng trở nên gay gắt khiến Tập Cận Bình luôn ở thế chênh vênh. Tất cả bắt nguồn từ các đợt thanh trừng đội lốt chống tham nhũng “đả hổ diệt ruồi” của Tập Cận Bình từ năm 2013, vô tình đã tạo ra những “kẻ thù” trong nội bộ Đảng.

Theo chuyên gia Alex Payette, một trong những nhóm từng ủng hộ Tập Cận Bình là thế hệ “Thái tử đỏ”, nay đã trở thành địch thủ. Nhóm “thái tử đỏ” này vốn muốn giữ mối bang giao “ổn định và tích cực” với Mỹ và phương Tây để làm giàu, nay đã bị chính “sách ngoại giao sói chiến” của ông Tập gây thiệt hại tài chính không ít.

Và để bảo vệ quyết sách của mình, Tập Cận Bình cũng đã từng bước thanh trừng nhóm này, mà danh sách gồm các tỷ phú cộm cán như Nhậm Chí Cường, Trần Hiểu Lỗ, hay Trần Nghị...

Với nội tình đầy rối ren, xem chừng Giấc mộng Trung Hoa của Tập Cận Bình đang ở nơi xa lắm...

Xuân Trường

Thế giới Kinh tế


BÀI CHỌN LỌC

Trung Quốc tự sụp đổ bởi những quyết sách ngạo mạn của Tập Cận Bình