Trung Quốc vật vã trước liên minh quân sự uy lực Nhật Bản - Đài Loan

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trong bối cảnh quan hệ với Mỹ căng thẳng gia tăng, Bắc Kinh tổ chức một loạt cuộc tập trận tại các vùng biển bao quanh Trung Quốc, với sự tham gia của lữ đoàn không quân lục quân thuộc tập đoàn quân số 74, đã diễn tập bắn đạn thật cả ngày lẫn đêm ở ngoài khơi tỉnh Phúc Kiến, gần eo biển Đài Loan.

Có phải Trung Quốc đang thị uy để gửi lời cảnh báo tới tới chính quyền Joe Biden về thương vụ vũ khí mới cho Đài Loan? Hay vì hòn đảo nhỏ bé này dám vượt mặt ông lớn mở văn phòng đại diện ở Litva, đồng thời cho phép vận tải cơ của tình báo Mỹ hạ cánh xuống sân bay Đào Viên, và hiện ngày càng liên kết mạnh mẽ với Nhật Bản?

Cũng có thể Trung Quốc nắn gân Nhật Bản, khi nước này đang dự định triển khai tên lửa chống hạm uy lực trên chuỗi đảo khống chế đường ra - vào Thái Bình Dương của quân đội Trung Quốc?

Hoặc do năng lực yếu kém của hải quân Trung Quốc, nên ĐCSTQ phải dùng chiêu trò diễn tập thị uy và võ mồm đe dọa?

Giờ hãy phân tích vì sao Trung Quốc đặc biệt run sợ trước các động thái giữa Nhật Bản và Đài Loan.

Nhật triển khai tên lửa chống hạm có tầm xa bao phủ toàn phía bắc Đài Loan

Theo tờ Yomiuri ShimbunANI, Nhật Bản dự kiến triển khai tên lửa trên đảo Ishigaki thuộc tỉnh Nawa, chỉ cách Đài Loan hơn 300 km.

Tên lửa chống hạm này có tầm vươn xa đủ bao phủ phía bắc Đài Loan, để đối đầu với các cuộc tấn công tiềm tàng từ Bắc Kinh, trong thời điểm Hải quân và không quân Trung Quốc ngày gia tăng tần suất hoạt động tại khu vực này.

Động thái này sẽ nâng số địa điểm có căn cứ tên lửa trong quần đảo Nansei (hay còn gọi là Ryukyu) của Nhật lên con số 4, bao gồm đảo Amami Oshima, Okinawa Main và Miyako.

Việc lắp đặt tên lửa chống hạm mới này sẽ biến đảo Shitan trở thành một thành trì quan trọng trong chuỗi đảo đầu tiên, bắt đầu từ Kyushu ở phía bắc Nhật Bản kéo dài đến phía tây nam Đài Loan, và kéo dài về phía nam đến đảo Borneo.

Hẳn nhiên đây là tin hề không tốt lành với Trung Quốc, khi Bộ Quốc phòng Nhật không chỉ điều thêm khoảng 600 binh sĩ đến đảo Ishigaki, mà dự kiến còn cho lắp đặt thêm một đơn vị tác chiến điện tử trên đảo Yonaguni vào cuối năm 2023, đồng thời xây dựng một căn cứ mới của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF) trên đảo Mageshima.

Nhật Bản tập trận chống tàu ngầm thường niên ở Biển Đông, neo đậu tại vịnh Cam Ranh
Tàu khu trục lớp Murasame của Nhật Bản. (Tomohiro Ohsumi/Getty Images)

Gần đây, Trung Quốc ngày càng bành trướng sức mạnh quân sự trên biển và thường xuyên thử phản ứng của Nhật ở Biển Hoa Đông. Thậm chí hàng không mẫu hạm, tàu khu trục lớn của Trung Quốc thường lởn vởn quanh eo biển Miyako, và thỉnh thoảng còn cố tình vượt qua chuỗi đảo thứ nhất này. Rõ ràng đây là lằn ranh đỏ khiến chính phủ Nhật Bản không thể khoanh tay đứng nhìn.

Trước đó, Nhật đã triển khai tên lửa phòng không Type 03 trên đảo Miyako để phong tỏa eo biển này. Động thái này rõ ràng cho thấy Nhật bắt đầu tập trung tên lửa trên các đảo phía tây nam, đồng thời sát cánh với Đài Loan trong trường hợp xảy ra xung đột ở eo biển Đài Loan, nước này sẽ có thể nhanh chóng hỗ trợ quân đội Mỹ.

Việc Nhật tăng cường triển khai tên lửa hướng tới Đài Loan không chỉ khiến Trung Quốc lo lắng, mà các động thái của chính quyền hòn đảo này cũng khiến Bắc Kinh tức tối, mất ăn mất ngủ.

Đài Loan thách thức: Trung Quốc sa xẩm mặt mày

Trước hết, cần phải xét đến bối cảnh ngày 15/7 vừa qua, khi Trung Quốc cảnh báo Đài Loan "không rước sói vào nhà", và Mỹ “đừng đùa với lửa” sau khi máy bay quân sự Mỹ hạ cánh xuống sân bay Đào Viên (Đài Loan).

Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiêm nắn gân rằng, Mỹ "không nên gửi tín hiệu sai lệch cho lực lượng ly khai Đài Loan độc lập và tránh làm trầm trọng thêm căng thẳng ở eo biển Đài Loan", cũng như "Trung Quốc kêu gọi Mỹ đừng đùa với lửa và dừng ngay các hành động khiêu khích, mạo hiểm".

Vì sao Trung Quốc phải to tiếng hăm dọa như vậy?

Hiển nhiên việc một máy bay tình báo của quân đội Mỹ ngang nhiên hạ cánh xuống sân bay Đài Loan, và chỉ ít ngày sau Đài Loan thông báo sẽ mở văn phòng đại diện tại Litva chắc hẳn là cú tát trời giáng vào mặt chính quyền Bắc Kinh.

Thêm nữa quốc gia châu Âu này không chỉ cho phép Đài Loan đặt văn phòng đại diện, mà còn ủng hộ lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn dùng tên gọi "Đài Loan" thay vì tên "Đài Bắc" thông thường. Đây là lần đầu tiên một quốc gia châu Âu công nhận tên gọi này cho một văn phòng đại diện ở nước ngoài của Đài Loan.

Ở chiều ngược lại, Litva cũng công khai kế hoạch mở văn phòng đại diện tại Đài Loan bất chấp những phản ứng quyết liệt từ Trung Quốc. Đất nước vùng Baltic này còn tuyên bố tặng 20.000 liều vaccine Covid-19 cho Đài Loan vào tháng 6 vừa qua.

Trung Quốc luôn xem Đài Loan là một phần lãnh thổ chờ thống nhất và duy trì nguyên tắc "Một Trung Quốc", đồng thời không chấp nhận hoặc trừng phạt bất kỳ nước nào thiết lập quan hệ ngoại giao cùng lúc với cả Bắc Kinh lẫn Đài Bắc.

Xe tăng M60A3
Bộ Tư lệnh Phòng thủ Bành Hồ của Quân đội Đài Loan tiến hành cuộc tập trận Trấn Cương. Hình ảnh xe tăng M60A3 đang bắn vào mục tiêu. (Nguồn ảnh: Military News Agency / Public Domain / CC0)

Dù vậy, sự ủng Đài Loan của quốc gia nhỏ bé châu Âu xa xôi như Litva chỉ mang tính biểu tượng. Điều khiến Trung Quốc nhấp nhổm không yên chính là Nhật Bản - quốc gia có vị trí địa lý gần gũi với Đài Loan mới trở thành cái gai nhức nhối đối với Bắc Kinh.

Liên minh Nhật - Đài: Trung Quốc đứng ngồi không yên

Quan hệ Nhật – Đài đã có những bước đột phá dưới thời cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Năm 2021 này, Thủ tướng Yoshihide Suga càng nâng tầm quan hệ với Đài Loan trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng áp lực lên hòn đảo này, và mang đến nhiều thông điệp khiến Trung Quốc phải hoảng hồn:

Thứ nhất, Nhật Bản dành cho Đài Loan sự ủng hộ mạnh mẽ thông qua tuyên bố chung giữa Thủ tướng Yoshihide Suga và Tổng thống Joe Biden vào tháng 4/2021. Đây được coi là sự kiện chấn động đầu tiên kể từ tuyên bố chung giữa lãnh đạo hai nước vào năm 1969, trong đó đã nhắc đến tầm quan trọng của hòa bình và ổn định tại eo biển Đài Loan.

Động thái chưa từng có tiền lệ này nhấn mạnh vị thế chiến lược của Đài Loan trong khu vực, đồng thời cho thấy Nhật Bản đang dần điều chỉnh chính sách truyền thống là không can dự trực tiếp vào quan hệ hai bờ eo biển, sang một chính sách quyết đoán hơn. Theo đó, Nhật Bản đang xích lại gần hơn với Mỹ và tăng cường ủng hộ Đài Loan.

Thứ hai, trên lĩnh vực ngoại giao, một số quan chức Nhật Bản đã công khai gọi Đài Loan là “quốc gia” và trực tiếp “chọc giận” Trung Quốc khi Thủ tướng Sug tại cuộc họp với Quốc hội và Thứ trưởng Quốc phòng Yasuhide Nakayama hồi tháng 6, đã gọi Đài Loan là một “quốc gia”. Dù gây tranh cãi, nhưng phần nào đã phản ánh tầm quan trọng của Đài Loan và cho thấy sự ủng hộ của quan chức Nhật đối với hòn đảo này

Thứ ba, về vấn đề an ninh, trong Sách trắng Quốc phòng năm 2021, Nhật Bản lần đầu tiên đề cập đến “ổn định tình hình xung quanh Đài Loan có ý nghĩa quan trọng đối với an ninh của Nhật Bản và sự ổn định của cộng đồng quốc tế”. Điều này dường như gửi đi thông điệp rằng, nếu Trung Quốc “xâm lược” Đài Loan, Nhật Bản sẽ không phải là “kẻ đứng ngoài cuộc”.

Sự ủng hộ của Nhật Bản đối với Đài Loan không chỉ giới hạn trong diễn ngôn chính trị, mà còn đi kèm với các hoạt động thực tiễn, như kế hoạch triển khai tên lửa chống hạm tầm xa tại đảo Ishigaki có thể vươn tới Đài Loan sắp tới.

Tất nhiên, do Nhật cam kết chính sách “một Trung Quốc”, nên sự hợp tác quốc phòng giữa Nhật – Đài vẫn còn bị hạn chế, và nếu đẩy mạnh liên minh quân sự hơn nữa với Đài Loan, tất yếu sẽ kích động Trung Quốc. Vì thế, Nhật Bản chủ động phối hợp với Mỹ cùng “Bộ tứ kim cương” gồm Mỹ, Australia, Nhật và Ấn Độ hợp tác chặt chẽ hơn với Đài Loan trong nỗ lực giúp tăng cường khả năng phòng thủ cho hòn đảo này.

Mỹ thúc đẩy bán 7 tỷ USD vũ khí cho Đài Loan - Cuộc xâm lược Đài Loan của Trung Quốc sẽ là sai lầm lớn?
Tổng thống Đài Loan Thái Văn Anh vẫy tay chào các vị khách từ boong tàu khu trục nhỏ 'Ming Chuan' trong buổi lễ đưa hai khinh hạm tên lửa dẫn đường Perry của Mỹ vào Hải quân Đài Loan, ở cảng phía nam Cao Hùng. (Ảnh: CHRIS STOWERS / AFP qua Getty Images)

Việc Bộ Quốc phòng Mỹ hôm 4/8 vừa công bố đợt bán vũ khí tiếp theo cho Đài Loan, gồm 40 hệ thống pháo tự hành M109A6 với tổng trị giá lên tới 750 triệu USD càng khiến Trung Quốc lo sợ.

Giờ hãy xem Trung Quốc phản ứng thế nào?

Trong bài xã luận ngày 5/8, Thời báo Hoàn Cầu lên tiếng đe dọa Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) có khả năng huy động hơn 1.000 tên lửa cho đợt tấn công đầu tiên vào Đài Loan như sau:

"Không một mục tiêu nào ở Đài Loan, từ sân bay đến các vị trí đặt tên lửa và pháo binh, cho đến trung tâm chỉ huy quân sự, có thể sống sót", và quân đội Trung Quốc "biết rõ vị trí từng căn nhà hoặc cái cây" trên đảo Đài Loan.

Trong khi đó, theo tờ "Daily Mail" ngày 8/8, lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình đã không giấu tham vọng sáp nhập hòn đảo được Mỹ và Nhật Bản hậu thuẫn này, khi tuyên bố rằng "không có chỗ cho sự độc lập của Đài Loan dưới mọi hình thức”.

Vì sao Trung Quốc lại hăm dọa mạnh mẽ như vậy? Hay do Trung Quốc không còn thế mạnh nào khác ngoài chiến thuật võ mồm? Điều đó rất có thể nếu xét tới thực lực tác chiến của hải quân nước này, vốn được phong là đội quân lớn nhất thế giới. Vậy thực hư thế nào?

Hải quân Trung Quốc có đáng gờm không?

Hải quân Trung Quốc là lực lượng hải quân lớn nhất thế giới, với khoảng 350 tàu chiến và tàu ngầm. Nhưng thực tế nó thường bị coi thường và thậm chí còn bị hải quân nhỏ hơn như Nhật Bản, Đài Loan, Việt Nam và Ấn Độ xua đuổi.

Chuyên gia quan hệ quốc tế Akshay Narang phân tích trên trang tin tức TFI Global hôm 4/8 rằng: "Hải quân Trung Quốc chỉ có tính phô trương và biểu diễn. Về mặt thống kê, Hải quân Trung Quốc tuyên bố có số lượng lớn nhất chỉ để nhằm thỏa mãn lòng tự tôn của phe diều hâu trong ĐCSTQ. Những gì tàu chiến Trung Quốc làm chỉ có mỗi việc xâm nhập vào vùng biển của đối phương, nhưng đều bị xua đuổi mà không gây ra bất kỳ tổn hại nào".

Thực tế, Trung Quốc đang đóng tàu sân bay thứ ba lớp 003, dự kiến ​​hạ thủy trong năm nay và được coi là tàu chiến lớn nhất trong Hải quân Trung Quốc. Nhưng Trung Quốc lại không có bất kỳ máy bay chiến đấu nào thích ứng cho hàng không mẫu hạm khổng lồ này, trong khi phi đội bay lại là một trong những ưu thế tấn công quan trọng ở cự ly xa.

Chỉ huy tàu khu trục Mỹ ung dung ngồi nhìn tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc
Bức ảnh Hải quân Hoa Kỳ và tàu Liêu Ninh của Trung Quốc đi cạnh nhau ở cự ly gần trên vùng biển Philippines. Chỉ huy Hoa Kỳ đang ung dung theo dõi tàu đối phương. (Mass Communication Specialist 3rd Class Arthur Rosen / Trang web chính thức của Hải quân Hoa Kỳ)

Giờ hãy xét đến thực tế. Trung tuần tháng 7 vừa qua, nhóm tàu tác chiến hàng không mẫu hạm "Queen Elizabeth" của Anh đã đi vào Biển Đông trước khi tiến đến Nhật Bản.

Ngày 2/8, Đức đã cử một tàu khu trục nhỏ đến Biển Đông và tới thăm nhiều nước trong chuyến đi hàng hải kéo dài 7 tháng, dự kiến ​​sẽ đi qua vùng biển Việt - Trung vào giữa tháng 12.

Cũng trong ngày 2/8, Bộ Quốc phòng Ấn Độ thông báo sẽ cử một lực lượng đặc nhiệm gồm 4 tàu chiến tới Biển Đông, thời gian thực hiện nhiệm vụ là hai tháng.

Chuyên gia Narang cho rằng, Hải quân Trung Quốc căn bản là không có biện pháp đối phó với các đối thủ. Trung Quốc nhiều lần cảnh báo các cường quốc khác không nên tiến vào Biển Đông, nhưng khi nhóm tác chiến tàu sân bay của Anh tiến vào Biển Đông, khi Mỹ tiến hành cuộc tập trận quân sự quốc tế quy mô lớn ở Biển Đông, thì Trung Quốc lại không có động thái gì.

Thực tế, hải quân Trung Quốc chỉ có bề ngoài cồng kềnh nhất thế giới thay vì là một lực lượng tác chiến tinh nhuệ và đáng gờm.

Chỉ có các kênh truyền thông của ĐCSTQ được đánh giá là “tác chiến” mạnh nhất, luôn đăng tải các bài hiếu chiến hăm dọa, rung cây dọa khỉ. Điều đó càng chứng tỏ sự yếu nhược của Hải quân nước này, và lộ rõ Bắc Kinh chỉ có mỗi chiêu bài võ mồm mà thôi.

Xuân Trường



BÀI CHỌN LỌC

Trung Quốc vật vã trước liên minh quân sự uy lực Nhật Bản - Đài Loan