Trước khi bà Mạnh Vãn Châu bị bắt, Trung Quốc cũng muốn ký kết thỏa thuận dẫn độ với Canada

Giúp NTDVN sửa lỗi

Chính quyền Bắc Kinh đã nhiều lần chủ động muốn ký kết thỏa thuận dẫn độ với Canada từ năm 2014. Trong tài liệu, sự quan tâm tích cực của chính quyền Bắc Kinh trong việc ký kết hiệp định dẫn độ với Canada hoàn toàn trái ngược với sự chỉ trích của ĐCSTQ về hiệp ước dẫn độ giữa Canada và Hoa Kỳ

Canada đã bắt giữ Giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Châu hai năm trước theo thỏa thuận dẫn độ với Hoa Kỳ. Kết quả là nước này đã bị chính quyền Bắc Kinh trả đũa từ việc giam giữ công dân Canada đến việc gây khó dễ trong thương mại. Tuy nhiên, theo tài liệu của các chính phủ nước ngoài thì trong nhiều năm nay, chính quyền Bắc Kinh luôn tìm cách đạt được thỏa thuận dẫn độ với Canada để đưa những tội phạm là công dân Trung Quốc về nước.

Năm 2016, tờ The Globe and Mail đưa ra một yêu cầu theo Đạo luật tự do thông tin Hoa Kỳ (Access to Information Act), tuy nhiên Cơ quan Dịch vụ Biên giới Canada (CBSA) cũng chỉ cung cấp 120 trang tài liệu sau bốn năm.

Những tài liệu này cho thấy, chính quyền Bắc Kinh nhiều lần chủ động muốn ký kết thỏa thuận dẫn độ với Canada từ năm 2014. Trong tài liệu, sự quan tâm tích cực của chính quyền Bắc Kinh trong việc ký kết hiệp định dẫn độ với Canada hoàn toàn trái ngược với sự chỉ trích của ĐCSTQ về hiệp ước dẫn độ giữa Canada và Hoa Kỳ. Việc Canada bắt giữ bà Mạnh Vãn Châu đã bị ĐCSTQ chỉ trích rằng là 'đồng phạm của Mỹ'.

Bắc Kinh muốn sử dụng dẫn độ như một công cụ

Trong tài liệu của CBSA ngày 28/11/2014 nói rằng: "Phía Trung Quốc muốn đạt được một thỏa thuận dẫn độ mở [với Canada], thỏa thuận này cho phép những kẻ đào tẩu kinh tế Trung Quốc có thể bị dẫn độ ngay lập tức theo yêu cầu của chính quyền Trung Quốc"

Tháng 1/2015, ông Luc Portelance đại diện Canada, đồng thời cũng là Chủ tịch của CBSA khi đó đã đến Trung Quốc để thảo luận về vấn đề này.

Trong tài liệu viết: "Quan điểm của Trung Quốc về cách thức hoạt động của hiệp ước dẫn độ dường như không dựa trên thông luật hiện hành, mà là dựa trên niềm tin rằng sự bảo vệ hợp pháp của Canada có thể được bỏ qua và hy vọng người bị bắt sẽ được trả lại cho Trung Quốc ngay lập tức.”

Những tài liệu này cho thấy Bắc Kinh đã háo hức sử dụng dẫn độ như một công cụ dưới những tình huống phù hợp với lợi ích riêng của họ. Đồng thời, các quan chức biên giới Canada cũng mong muốn tìm cách đạt được thỏa thuận với chính quyền Bắc Kinh để trao trả người về Trung Quốc ngay cả khi không có hiệp ước dẫn độ. Một nhà phê bình đã mô tả động thái này là "Tấm séc trắng có thể loại bỏ mọi người".

Điều Canada lo lắng nhất chính là phục tùng chính quyền Bắc Kinh, đồng ý dẫn độ những những di dân phi pháp về nước. Trong tài liệu, phía Canada nói rằng: "Có thể dẫn độ người ngay lập tức là việc rất quan trọng đối với Canada, bởi vì nó khởi tác dụng uy hiếp đến việc cho phép chúng tôi có thể duy trì tính hoàn thiện của chế độ di dân."

Vào thời điểm đó đã xảy ra vụ án 2.200 công dân Trung Quốc di cư bất hợp pháp đến Ottawa, Canada. Một phần mười người trong số đó đã phải chờ đợi hơn 5 năm để được trả về nước, CBSA khi đó đã phàn nàn rằng chính quyền Trung Quốc làm chậm những tài liệu cần thiết để đưa những người này về nước.

Tài liệu 2014 còn cho biết: "Trung Quốc vẫn là một trong những nguồn nhập cư bất hợp pháp chủ yếu vào Canada". Một tài liệu khác cũng chỉ ra hành vi tạo giả chứng từ của Trung Quốc cũng không ngừng gia tăng. Nhưng trong tài liệu này lại nói, trọng điểm của Bắc Kinh chỉ là đưa 150 người bị cáo buộc là người đào tẩu kinh tế về nước, còn đối với những người khác bị dẫn độ thì không có chút quan tâm nào.

Theo tài liệu, điều Cơ quan Dịch vụ Biên giới Canada (CBSA) cảm thấy thất vọng nhất là khi nhiều kẻ đào tẩu kinh tế Trung Quốc "dường như có nguồn lực vô hạn để trì hoãn việc dẫn độ của họ".

Ngọc Trân

Theo Secretchina.com



BÀI CHỌN LỌC

Trước khi bà Mạnh Vãn Châu bị bắt, Trung Quốc cũng muốn ký kết thỏa thuận dẫn độ với Canada