Truyền thông tuyên bố sai sự thật về việc Tổng thống Trump chỉ đạo xịt hơi cay để chống lại những kẻ bạo loạn “ôn hòa”

Giúp NTDVN sửa lỗi

Toàn bộ phần tường thuật mà các phương tiện truyền thông đồng loạt đưa ra là Tổng thống Trump đang hành xử như là một “con quái vật” khi chỉ đạo việc xịt hơi cay vào những người biểu tình “ôn hòa” để làm điều gì đó vô nghĩa. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không đúng sự thật.

Sau những ngày bạo loạn và cướp phá dữ dội tại các thành phố trên cả nước, Washington, D.C. đã tuyên bố giờ giới nghiêm vào 7 giờ tối thứ Hai. Cũng vào khoảng thời gian đó, Tổng thống Donald Trump đã giải quyết các vấn đề quốc gia ở Vườn hồng. Sau đó, ông đi bộ qua Công viên Lafayette để đến Nhà thờ St. John, nơi mà những kẻ bạo loạn đã đốt cháy từ đêm hôm trước. Đứng trước dòng chữ “Tất cả đều được chào đón” tại nhà thờ, Tổng thống Trump đã giương cao một quyển Kinh thánh, như trước đó ông đã nói rằng ông sẽ bày tỏ lòng tôn kính của mình ở một nơi rất đặc biệt.

Tổng thống Mỹ tuyên bố rằng đất nước sẽ trở lại với sự điều hành của pháp luật và sự bảo vệ quyền tự do dân sự. Do đó, việc ông Trump đi bộ qua một công viên [mà đêm hôm trước đã bị những kẻ bạo loạn chiếm đóng] và chuyến thăm nhà thờ lịch sử của ông (những kẻ bạo loạn đã phá hoại nơi mà mọi tổng thống đã tôn thờ kể từ thời Tổng thống James Madison) đã đem đến sự trấn an cho nhiều người trong nước.

Tuy nhiên, đối với truyền thông, những hành động này là bằng chứng rõ ràng hơn cho thấy “người đàn ông da cam xấu xa” đúng nghĩa là tồi tệ nhất, khi việc ông khôi phục sự điều hành của pháp luật được xem là phạm tội và việc ông cầm Kinh thánh đứng trước một nhà thờ bị chỉ trích là một sự tấn công vào lương tâm của người Mỹ. Truyền thông tập trung vào cách mà Cảnh sát Công viên đã giải tán khu vực này trước lệnh giới nghiêm toàn thành phố do Thị trưởng D.C. Muriel Bowser tuyên bố.

Các bài tường thuật của họ không “đếm xỉa” gì đến sự thật, khi mà họ thêu dệt ra một câu chuyện bịa đặt về những cảnh sát hung bạo, “cắm đầu” chạy rầm rộ trên đường phố qua những người biểu tình ngây thơ vô tội, sử dụng hơi cay để giải tán khu vực này; hóa ra không có điều nào là đúng sự thật cả.

Các đơn vị truyền thông chủ lực đều đưa tin sai lệch rằng Cảnh sát Công viên đã bị kích động khi họ sử dụng hơi cay để giải tán khu vực này. Nếu có bất kỳ điều gì trong đó là đúng sự thật, thì việc này có thể đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử xuất hiện sự việc “kỳ lạ” là cảnh sát không đeo mặt nạ chống hơi độc khi xịt hơi cay ở khu vực mà tổng thống Hoa Kỳ dễ dàng đi qua vài phút sau đó.

Người biểu tình ở Mỹ đốt xe cảnh sát sau cái chết của George Floyd. (Ảnh: Getty Images)
Người biểu tình ở Mỹ đốt xe cảnh sát sau cái chết của George Floyd. (Ảnh: Getty Images)

Sau hàng ngàn tin đăng sai lệch trên Twitter, trên những tường thuật của báo in và những tin được phát sóng, nhà báo địa phương Neal Augenstein của WTOP đã đưa tin rằng một nguồn tin của Cảnh sát Công viên cho biết hơi cay chưa bao giờ được sử dụng, thay vào đó, các hộp khói không chứa chất gây kích ứng khó chịu đã được triển khai. Hơn nữa, có nguồn tin cho biết đám đông đã giải tán vì những vật tấn công mà “những người biểu tình ôn hòa” ném vào Cảnh sát Công viên và bởi vì “những người biểu tình ôn hòa” đã trèo lên đỉnh của một công trình đã bị thiêu rụi vào đêm hôm trước trong Công viên Lafayette.

Ông Eduardo Delgado, nhân viên thông tin cộng đồng của Cảnh sát Công viên, xác nhận rằng cơ quan này không sử dụng hơi cay. Và cuối chiều ngày 2/6, Cảnh sát trưởng Công viên Hoa Kỳ Gregory T. Monahan đã “đập tan” toàn bộ các tường thuật sai sự thật:

Vào thứ Hai, ngày 1/6, Cảnh sát Công viên Hoa Kỳ đã làm việc với Cơ quan Mật vụ Hoa Kỳ để lắp đặt hàng rào tạm thời bên trong Công viên Lafayette. Vào khoảng 6:33 tối, những người biểu tình bạo lực trên phố H Street NW bắt đầu ném các vật tấn công bao gồm gạch, những chai nước đông lạnh và những chất lỏng [gây hại cho da]. Những người biểu tình cũng trèo lên một tòa nhà lịch sử đã bị phá hủy bởi những ngày đốt phá trước đó ở đầu phía bắc của Công viên Lafayette. Cơ quan tình báo đã tiết lộ rằng những kẻ phản loạn đã kêu gọi dùng bạo lực chống lại cảnh sát, và các sĩ quan đã tìm thấy nơi giấu các chai thủy tinh, gậy bóng chày và các cột kim loại được giấu dọc đường.

Để ngăn chặn bạo lực đang diễn ra, Cảnh sát Công viên Hoa Kỳ, tuân theo sách lược được thiết lập, đã dùng loa phóng thanh đưa ra ba cảnh báo để yêu cầu người biểu tình trên phố H Street NW sơ tán khỏi khu vực. Đội tuần tra cưỡi ngựa, Đơn vị Nhiễu loạn Dân sự và các nhân viên bổ sung đã được huy động để giải tán khu vực này. Khi nhiều người biểu tình trở nên hiếu chiến hơn, tiếp tục ném các vật tấn công và cố gắng tước đoạt vũ khí của cảnh sát, phía cảnh sát sau đó đã sử dụng các hộp khói và đạn hạt tiêu. Các Cảnh sát Công viên và các cộng sự hỗ trợ khác đã không sử dụng hơi cay để đóng kín khu vực Công viên Lafayette. Sau đó, hàng rào đã được lắp đặt.

Trước khi nhận được những tin tức thực sự, gần như tất cả các đơn vị truyền thông chủ lực đều đưa tin sai lệch rằng các hộp đựng hơi cay (chứ không phải hộp khói) đã được sử dụng để chống lại những người biểu tình ôn hòa. Câu chuyện sai lệch lan rộng ra quốc tế mặc dù thiếu bằng chứng xác thực. Đây chỉ là một số trong nhiều ví dụ không thể đếm hết được.

Reuters công bố một đoạn video mà họ tuyên bố rằng đã thấy Cảnh sát Công viên Hoa Kỳ đang sử dụng hơi cay, mặc dù video này đã không thể hiện bất kỳ điều gì như vậy.

Cảnh sát Công viên Hoa Kỳ đã bắn hơi cay vào những người biểu tình tụ tập bên ngoài Nhà Trắng để biểu tình chống lại sự tàn bạo của cảnh sát dẫn đến cái chết của George Floyd

Một phóng viên từng đoạt giải Pulitzer của tờ New York Times đã đăng một bài của đài phát thanh công cộng NPR trên Twitter có tiêu đề “Cảnh sát Công viên xịt hơi cay vào người biểu tình ôn hòa để dọn đường cho ông Trump có cơ hội chụp ảnh tại nhà thờ”.

Phóng viên Yamiche Alcindor của đài truyền hình PBS đã đưa tin sai lệch rằng cô “vẫn đang xâu chuỗi lại việc tôi đã thấy những người biểu tình ôn hòa bị xịt hơi cay bên ngoài Nhà Trắng để Tổng thống Trump có thể đi bộ đến Nhà thờ St. John”.

Một cửa hàng lưu niệm bị cướp phá được nhìn thấy sau một đêm phản đối về cái chết của một người đàn ông Mỹ gốc Phi tên là George Floyd ở Minneapolis vào ngày 2/6/2020 tại Manhattan ở thành phố New York. (Ảnh của JOHANNES EISELE / AFP qua Getty Images)
Một cửa hàng lưu niệm bị cướp phá được nhìn thấy sau một đêm phản đối về cái chết của một người đàn ông Mỹ gốc Phi tên là George Floyd ở Minneapolis vào ngày 2/6/2020 tại Manhattan ở thành phố New York. (Ảnh của JOHANNES EISELE / AFP qua Getty Images)

Tờ Washington Post đã đăng một bài báo được viết bởi các nhà báo Ashley Parker, Josh Dawsey, và Rebecca Tan với tiêu đề sai sự thật “Nội tình việc thúc đẩy xịt hơi cay vào những người biểu tình trước khi diễn ra việc chụp ảnh của ông Trump”. Hannah Natanson, phóng viên của tờ Washington Post, tuyên bố rằng phóng viên Rebecca Tan “đã bị xịt hơi cay khi đang tường thuật về sự việc này”. Samantha Schmidt, phóng viên về các vấn đề giới tính và gia đình, đã đăng lại tuyên bố đó trên Twitter cùng với xác nhận thêm vào: “Có năm người chúng tôi là phóng viên báo - tất cả đều là phụ nữ trẻ - ở gần Quảng trường Lafayette khi các cảnh sát liên bang bắt đầu xịt hơi cay và bán đạn cao su”.

Thời báo New York Times đã đăng tiêu đề sai sự thật trong bài báo của mình: “Xịt hơi cay giải tán đường cho ông Trump đến thăm nhà thờ”. Một video đi kèm cho thấy các hộp khói đã được đặt tiêu đề một cách sai lệch:

“Việc đi bộ của ông ấy được diễn ra sau khi cảnh sát chống bạo động và quân đội Vệ binh Quốc gia dọn đường bằng việc sử dụng hơi cay và lựu đạn gây choáng để giải tán một cuộc biểu tình ôn hòa trong công viên thành phố”, Thời báo New York Times đã đăng tin sai sự thật về cả việc sử dụng hơi cay và việc liệu cuộc biểu tình có ôn hòa hay không, bởi cuộc biểu tình này đã không hề diễn ra theo cách ôn hòa.

Đáp trả lại phần đưa tin của Augenstein (nhà báo địa phương Neal Augenstein của WTOP), Garrett Haake khẳng định rằng hơi cay chắc chắn đã được sử dụng và cảnh sát công viên không thể nào không dùng nó. Khi được hỏi điều gì khiến anh ta chắc chắn về nhận định đó của mình, Haake đã trích dẫn “trải nghiệm của bản thân. cảm giác rát nóng mà nó đã gây ra trong phổi tôi và [kinh nghiệm từ] công việc an ninh hàng hải mà tôi đã nghỉ hưu”.

Kênh tin tức MSNBC đưa tin sai lệch: “ Ông Trump đến thăm nhà thờ sau khi cảnh sát giải tán cuộc biểu tình bằng hơi cay”.

Phóng viên George Stephanopoulos, thuộc đài truyền hình ABC News, đã đưa tin tức sai sự thật gấp đôi: “Cảnh sát sử dụng hơi cay, đẩy lùi những người biểu tình ôn hòa cho chuyến thăm nhà thờ của ông Trump”.

Phóng viên Philip Rucker, thuộc tờ báo Washington Post, đã xác nhận sai sự thật trong một bài đăng trên Twitter rằng “cảnh sát quân đội xịt hơi cay vào những người biểu tình ôn hòa nhằm dọn đường phía trước nhà thờ St. John”.

Phóng viên Peter Baker, thuộc thời báo New York Times, đã đăng tin sai sự thật về các mối đe dọa an ninh khi nói rằng “cảnh sát và quân đội đã hành động chống lại những người biểu tình ôn hòa bằng hơi cay và lựu đạn gây choáng”.

Thời báo New York Times cũng đưa tin sai sự thật rằng những người biểu tình đã “ôn hòa” và hơi cay đã được sử dụng để chống lại họ: “Đây là cảnh tượng bên ngoài Nhà Trắng vào ngày thứ Hai khi mà cảnh sát sử dụng hơi cay và lựu đạn gây choáng giải tán những người biểu tình ôn hòa để ông Trump có thể đến thăm nhà thờ St. John ở gần đó, nơi đã xảy ra đám cháy vào tối thứ Bảy”.

Biên tập viên cấp cao của Wharton Press Brett LoGiurato đã nói dối về việc sử dụng hơi cay và hướng dẫn các “đồng minh chính trị” của mình kiểm duyệt tin tức: “Gửi các biên tập viên: các bạn không cần phải và không nên dùng hình tổng thống đã triển khai việc dùng hơi cay để đưa tin”.

Phần tử cánh tả cực đoan nhân cái chết của người Mỹ gốc Phi George Floyd, kích động bạo loạn ở hàng chục thành phố Mỹ, phóng hỏa, đập phá các cửa hàng, cướp bóc, đánh người và khói đen mịt mù bao trùm. (CHANDAN KHANNA / AFP via Getty Images)

Phóng viên Maggie Haberman thuộc thời báo New York Times cũng đưa ra những lời nói dối về việc sử dụng hơi cay và những người biểu tình ôn hòa: “Hơi cay đã được khai hỏa bên ngoài Nhà Trắng [để bắn vào] những người biểu tình mà khi xuất hiện trên tivi, họ dường như chỉ giơ tay và hô hào mà không hề hiếu chiến”.

Đài phát thanh công cộng NPR đã đạt được ba mục tiêu bằng cách báo cáo sai lệch về hơi cay, báo cáo sai sự thật về việc biểu tình ôn hòa, và thêm vào phần nói giảm nhẹ đối với việc cố ý đốt phá nhà thờ: “Cảnh sát ở Washington, D.C đã sử dụng hơi cay và đạn cao su nhắm vào những người biểu tình ôn hòa để giải tán họ khỏi khu vực nhà thờ St. John gần Nhà Trắng, nơi đã bị một đám cháy nhỏ vào đêm thứ Bảy. Tổng thống Trump sau đó đi bộ đến nhà thờ để chụp ảnh”.

Phóng viên Jack Jenkins, thuộc hãng thông tấn Religion News Service, đã nhận định sai về tình tiết của sự việc.

Phóng viên Jackie Kucinich, thuộc Daily Beast / đài CNN, cũng đăng tin sai sự thật về các cuộc biểu tình ôn hòa và hơi cay. Cô viết: “Đây là một cuộc biểu tình ôn hòa. Và họ đang sử dụng hơi cay. Ở hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Trước Nhà Trắng. Họ xịt hơi cay vào cuộc biểu tình ôn hòa và bắn đạn cao su vào người dân để Tổng thống Trump có thể đi bộ qua công viên đến St. Johns. Đính chính lại… ông ấy đã để cho những người biểu tình bị xịt hơi cay để có thể đi bộ đến nhà thờ St. Johns, cầm quyển Kinh thánh trước nhà thờ, và đưa ra các tư vấn cho việc chụp ảnh. Và sau đó... đi bộ về nhà”. Bất kể những câu nói trước đó có gây cảm động giả dối thế nào đi nữa, đây không phải là tin tức [chân thật] từ báo chí.

Phóng viên Jonathan Swan, thuộc trang tin Axios, xác nhận rằng một quan chức cấp cao Nhà Trắng (giấu tên) đã nói với Axios rằng hơi cay được dùng để giải tán đám đông, để ông Trump có thể đi bộ đến nhà thờ cùng đoàn tùy tùng của mình. Quan chức này cho biết: “Tôi chưa bao giờ thấy xấu hổ hơn thế. Tôi thật sự phẫn nộ. Tôi cảm thấy buồn bã. Và tất cả họ đều ăn mừng việc đó. Họ rất tự hào về bản thân mình”. Nói về sự minh bạch thì nguồn tin này có vẻ thật sự hạn hẹp, và không đáng để gán nhãn “ẩn danh”.

Cựu Thượng nghị sĩ Claire McCaskill của bang Missouri và ông Jonah Goldberg - cộng tác viên của Fox News, cả hai đều đồng tình và sử dụng bài đăng sai sự thật như một phương tiện để phê phán cựu Thống đốc Scott Walker của bang Wisconsin vì đã khen ngợi việc ông Trump đến thăm St. John. Cựu đại sứ [dưới thời Tổng thống Obama] Michael McFaul, người đã nhiều lần lan truyền những tường thuật sai sự thật liên quan đến trò lừa đảo thông đồng với nước Nga [của ông Trump], cũng đồng tình với những tường thuật sai lệch về sự việc này.

Trạm tàu điện ngầm Lake Street/Midtown bị phá hoại sau một đêm bạo loạn, sau cái chết của anh George Floyd, tại Minneapolis, Minn., vào ngày 29/5/2020. (Charlotte Cuthbertson/The Epoch Times)
Trạm tàu điện ngầm Lake Street/Midtown bị phá hoại sau một đêm bạo loạn, sau cái chết của anh George Floyd, tại Minneapolis, Minn., vào ngày 29/5/2020. (Charlotte Cuthbertson/The Epoch Times)

Toàn bộ phần tường thuật mà các phương tiện truyền thông đồng loạt đưa ra là ông Trump được xem như là một con quái vật đã xịt hơi cay vào những người biểu tình ôn hòa để làm điều gì đó vô nghĩa, mặc dù không có điều gì trong đó là đúng sự thật cả. Nhưng phải mất một ngày để bản tin về sự thật được công bố, sau khi những tin sai sự thật đã trụ vững.

Đôi khi, phần đa giới truyền thông dường như “không gì không thể nói dối” nhằm đạt được mục tiêu chính trị của họ. Trong khi các tin tức liên quan (bất chấp sự kích động của truyền thông) và các cuộc thăm dò cho thấy đa số người Mỹ ủng hộ việc sử dụng Vệ binh Quốc gia và quân đội để mang lại hòa bình cho các thành phố [mà theo truyền thông tuyên bố là không bị nhắm vào bởi các cuộc bạo loạn bạo lực].

Tác giả: Mollie Ziegler Hemingway. Cô là biên tập viên cấp cao của The Federalist, là thành viên báo chí cấp cao tại Hillsdale College và là người đóng góp cho Fox News. Cô là đồng tác giả của Công lý về Phiên tòa: Xác nhận Kavanaugh và Tương lai của Tòa án Tối cao.

Thanh Liên

Theo The Federalist



BÀI CHỌN LỌC

Truyền thông tuyên bố sai sự thật về việc Tổng thống Trump chỉ đạo xịt hơi cay để chống lại những kẻ bạo loạn “ôn hòa”