TT Joe Biden hủy bỏ chương trình không gian của tỷ phú Elon Musk, nguy cơ “giúp” Trung Quốc vượt mặt Mỹ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Có thể nói chỉ trong vòng hơn nửa tháng “đăng quang”, Tổng thống Joe Biden đã làm đảo lộn các chính sách có lợi cho nước Mỹ của cựu Tổng thống Donald Trump, mà một trong những tác động tiêu cực mới nhất chính là hủy bỏ chương trình chinh phục không gian của tập đoàn SpaceX của tỷ phú Elon Musk.

Trong cuộc bầu cử Tổng thống 2020, mục tiêu mà Tổng thống đương nhiệm Donald Trump khi ấy là đưa nước Mỹ trở lại cuộc đua không gian bằng sứ mệnh đưa người lên Mặt Trăng vào năm 2024. Bên cạnh đó, ông cũng khẳng định sẽ chấm dứt hỗ trợ tài chính trực tiếp cho Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) vào năm 2025 và chuyển quyền điều hành cho các công ty không gian tư nhân.

Theo chương trình Artemis của NASA, chính quyền của Tổng thống Donald Trump dự kiến ​​sẽ đưa các phi hành gia Mỹ trở lại Mặt trăng vào năm 2024. NASA đã thực hiện sứ mệnh đó như một tiền đề cho chuyến du hành đầu tiên của con người lên sao Hỏa trong tương lai.

Còn ứng viên Joe Biden khi ấy lại theo đuổi chính sách ngược lại, khi kêu gọi hoãn nhiệm vụ đưa người lên Mặt Trăng, đồng thời đề xuất kéo dài việc cấp ngân sách cho ISS nếu ông trở thành ông chủ Nhà Trắng. Việc ông Joe Biden không ủng hộ chương trình đưa người lên Mặt Trăng, hay thám hiểm Sao Hỏa sẽ khiến các sản phẩm tên lửa đẩy hay tàu không gian của các hãng tư nhân Mỹ như SpaceX của tỷ phú Elon Musk khó còn có động lực để phát triển. Và nay đã trở thành hiện thực.

Theo Washingtontimes, nước Mỹ đang trong cuộc cạnh tranh gay gắt với Trung Quốc để giành quyền thống trị không gian.

Mặc dù người Mỹ đã đưa người lên Mặt Trăng và gửi nhiều tàu thăm dò tiên tiến lên bề mặt sao Hỏa vào thời điểm sau Chiến tranh Lạnh, nhưng Trung Quốc đã bắt kịp, thách thức sự thống trị của người Mỹ trong vùng không gian chiến lược tối quan trọng này.

Trung Quốc có tham vọng lớn về không gian. Không chỉ Trung Quốc có kế hoạch đánh bại người Mỹ trong việc chinh phục thám hiểm bề mặt sao Hỏa vào cuối thập kỷ này, mà Bắc Kinh còn muốn kiểm soát các quỹ đạo quan trọng xung quanh Trái đất. Bằng cách kiểm soát các quỹ đạo này, quân đội Trung Quốc sẽ có được những lợi thế đáng kể so với quân đội Mỹ.

Ngoài ra, Trung Quốc có kế hoạch tham vọng là khai thác Mặt Trăng để lấy các nguồn tài nguyên quý giá. Mặt Trăng chứa hàng trăm tỷ, nếu không muốn nói là hàng nghìn tỷ đô la tài nguyên chưa được khai thác, bao gồm hàng tấn kim loại quý thuộc nhóm bạch kim (scandium và yttrium) được sử dụng trong thiết bị điện tử hiện đại. Ngoài ra còn có rất nhiều Helium-3, một loại khí rất hiếm, có tiềm năng cung cấp nhiên liệu cho các nhà máy điện nhiệt hạch hạt nhân sạch. Và quan trọng nhất là đất hiếm (Rem).

Đất hiếm là một trong những "ngòi nổ" trong chiến tranh thương mại Mỹ - Trung dưới thời Tổng thống Trump. Cuối năm 2019, truyền thông của ĐCSTQ đã kêu gọi chính quyền Bắc Kinh hạn chế xuất khẩu đất hiếm sang Mỹ để trả đũa.

Tuy nhiên, người Mỹ luôn có lợi thế trong cuộc cạnh tranh với Trung Quốc để thống trị không gian. Đó chính là các công ty khởi nghiệp không gian tư nhân đầy năng động và sáng tạo, trong đó nổi bật là tập đoàn SpaceX của tỷ phú Elon Musk .

Nhờ thiết kế tên lửa có thể tái sử dụng, công ty của tỷ phú Elon Musk đã cắt giảm được 40% chi phí phóng đáng kinh ngạc. SpaceX khẳng định rằng họ có thể cắt giảm tiếp chi phí xuống thấp hơn nữa. Lợi thế nữa là tên lửa của SpaceX hoàn toàn được sản xuất trong nước. Và khi cuộc chạy đua lên Sao Hỏa đang diễn ra giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng gay gắt, tên lửa tái sử dụng mới của tỷ phú Elon Musk có khả năng được coi là phương tiện để đưa các phi hành gia Mỹ lên Sao Hỏa trước Trung Quốc.

Tập đoàn SpaceX được biết đến với khả năng phát triển Starship – một tên lửa khổng lồ, cao 53m, có sứ mệnh vận chuyển người và hàng hóa lên Mặt Trăng, sao Hỏa và có thể tiến xa hơn nữa với chi phí thấp hơn. Tháng 8/2020, một nguyên mẫu tên lửa Starship có ký hiệu SN5 đã bay thử thành công lên bầu trời bang Texas, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong tham vọng chinh phục vũ trụ, đồng thời củng cố hy vọng mới về khả năng tạo ra “những bước nhảy nhanh” trên Trái Đất.

Thử nghiệm này đã tạo ra điều kỳ diệu và chính quyền Tổng thống Trump khi ấy đã khuyến khích SpaceX phát triển mạnh mẽ hơn nữa với chương trình Starship của họ.

Tuy nhiên, mọi kỳ vọng đã thay đổi khi Joe Biden lên làm tổng thống, và ông đang ngày càng thể hiện rõ ràng những ưu tiên trong chính sách không gian của mình như lời hứa lúc tranh cử.

Vào ngày 28/1 vừa qua, SpaceX dự định phóng tên lửa Starship trong một cuộc thử nghiệm khác tại bang Texas. Mục tiêu của cuộc thử nghiệm là phóng tên lửa lên độ cao 12,5 km, và sau đó tên lửa sẽ chứng minh khả năng hạ cánh thẳng đứng, nhằm tái sử dụng tên lửa đẩy.

Đáng buồn thay, mục tiêu nhìn xa trông rộng trong sứ mệnh đưa người Mỹ lên sao Hỏa đã sụp đổ khi Cục Hàng không Liên bang (FAA) - cơ quan dưới thời chính quyền Tổng thống Trump đã cho phép SpaceX thực hiện các chuyến bay thử nghiệm quan trọng - vừa ra lệnh hủy bỏ cuộc thử nghiệm nguyên mẫu Starship. FAA không nêu lý do của việc ra lệnh hủy bỏ vụ phóng. Tuy nhiên nhiều người suy đoán rằng việc hủy bỏ được đưa ra với lý do "lo ngại về an toàn".

Tháng 12/2020, SpaceX đã thực hiện một cuộc thử nghiệm tên lửa Starship, và khi đạt độ cao 41.000 feet, nó tự định hướng lại để cho phép tên lửa hạ cánh theo phương thẳng đứng thì bị nổ tung. Dù vậy, SpaceX đã học được nhiều bài học quý giá từ thất bại vào tháng 12/2020 cho lần phóng Starship vào ngày 28/1/2021. Tính đến nay, SpaceX đã phóng gần 100 tên lửa chỉ với ba lần thất bại hoàn toàn hoặc bán phần, và tập đoàn đang “sở hữu” một hồ sơ khá thành công về phương diện này.

Tên lửa SpaceX phát nổ dữ dội trong vụ thử động cơ
Một nguyên mẫu thứ tư, tên lửa Starship thế hệ tiếp theo của SpaceX, đã phát nổ ngay sau khi thử nghiệm tại công trường của công ty ở phía nam Texas vào ngày 29/5/2020.

Có khả năng FAA quyết định hủy bỏ vụ phóng tên lửa của tập đoàn SpaceX ngày 28/1, như là một phần trong nỗ lực của chính quyền Joe Biden nhằm hủy bỏ chính sách không gian cực kỳ thành công của chính quyền tiền nhiệm Donald Trump.

Thêm vào đó, tầm nhìn về chinh phục không gian của chính quyền cựu Tổng thống Trump rõ ràng là nhằm cản trở Trung Quốc chạy đua trong lĩnh vực này. Không có dấu hiệu nào cho thấy chính quyền Biden muốn tiếp tục chính sách đó, vì ông đang cố gắng hàn gắn mối quan hệ đang xấu đi với Bắc Kinh trong những năm tới.

Mối lo ngại về ý định thám hiểm Sao Hỏa của tỷ phú Elon Musk cũng có thể là một yếu tố khác khiến FAA hủy bỏ vụ phóng tàu Starship. Năm ngoái, ông Musk đã từng bố rằng, bất kỳ thuộc địa nào trên Sao Hỏa của SpaceX trong tương lai sẽ không phải tuân theo bất kỳ “điều luật nào trên Trái đất”. Tập đoàn SpaceX đã được chính phủ Mỹ trao cho những hợp đồng béo bở, và nếu SpaceX tạo ra một thuộc địa trên sao Hỏa thì Washington cũng kỳ vọng thuộc địa đó là một nỗ lực của chính phủ Mỹ.

NASA và SpaceX đã hoàn thành vụ phóng lịch sử tên lửa Falcon 9 từ Trung tâm vũ trụ Kennedy, đánh dấu lần đầu tiên một công ty tư nhân đưa người lên quỹ đạo và lần đầu tiên sau gần một thập kỷ, một tàu vũ trụ đã cất cánh từ đất Mỹ.

Ngoài ra, tỷ phú Elon Musk đã công khai ủng hộ cuộc tranh cãi “GameStonk” gần đây. Ông ủng hộ nhóm các nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ, ẩn danh trên Reddit tăng giá cổ phiếu của Gamestop, và chống lại quỹ đầu tư sừng sỏ Melvin Capital ở Phố Wall.

Sự kiện “GameStonk” có ý nghĩa quan trọng đến mức chính quyền Joe Biden cam kết sẽ ngăn chặn điều tương tự xảy ra lần nữa, và vụ việc này còn lôi kéo cả Quốc hội Mỹ tham gia. Có thể do lo ngại uy tín của tỷ phú Elon Musk và sự ủng hộ mạnh mẽ của ông đối với các nhà đầu tư nhỏ lẻ Redditors đã giúp hạ gục “ông lớn” Melvin Capital, nên chính quyền Joe Biden đã trừng phạt tỷ phú Elon Musk bằng cách hủy bỏ việc phóng tên lửa Starship vào phút chót.

Không chỉ có tỷ phú Elon Musk mới phải chịu tổn thất từ việc FAA hủy bỏ chương trình thử nghiệm của tập đoàn SpaceX, mà người dân Mỹ cũng phải gánh chịu hậu quả khi chính sách này của chính quyền Joe Biden không khác gì trao “cơ hội vàng” cho Trung Quốc vượt mặt Mỹ chinh phục sao Hỏa.

Quyết định của chính quyền Biden về việc gia tăng các quy định đối với lĩnh vực chinh phục không gian của khối tư nhân, sẽ làm cản trở các dự án sáng tạo của các tập đoàn tư nhân (bằng chứng là việc hủy phóng tên lửa Starship vừa qua), sẽ chỉ giúp Trung Quốc nhanh chóng đánh bại nước Mỹ trong cuộc đua chinh phục không gian mới.

Đông Bắc



BÀI CHỌN LỌC

TT Joe Biden hủy bỏ chương trình không gian của tỷ phú Elon Musk, nguy cơ “giúp” Trung Quốc vượt mặt Mỹ