Từ chối hộ chiếu vaccine: WHO lo sợ điều gì?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Công chúng cũng bày tỏ sự nghi ngờ đối với việc hàng loạt các chính khách và công ty thúc giục sớm cho ra đời loại hộ chiếu này. Có hay chăng việc chính khách bắt tay với các công ty vaccine? Lợi nhuận nếu cung ứng vaccine cho toàn thế giới để ra được hộ chiếu vaccine sẽ là bao nhiêu?

Hộ chiếu vaccine đã không còn là một khái niệm mới với người dân thế giới trong giai đoạn đại dịch đang phát triển. Thậm chí một số nước còn coi đó là cứu cánh và mong muốn triển khai thật sớm để họ tự do đi lại, kinh doanh. Nhưng với các chủng biến thể virus liên tục được phát hiện, vấn đề tự do cá nhân được lựa chọn tiêm hay không tiêm, vấn đề có những người có vấn đề về sức khỏe không thể dùng vaccine hay sự thiếu đồng đều trong cung cấp vaccine là những thách thức lớn khi triển khai. Ngoài ra, công chúng cũng bày tỏ sự nghi ngờ đối với việc hàng loạt các chính khác và công ty thúc giục sớm cho ra đời loại hộ chiếu này, có hay chăng việc chính khách bắt tay với các công ty vaccine? Lợi nhuận nếu cung ứng vaccine cho toàn thế giới để ra được hộ chiếu vaccine sẽ là bao nhiêu?

Tờ Breitbart đưa tin, ngày 6 tháng 4 vừa qua, người phát ngôn của WHO, Margaret Harris, phát biểu tại một cuộc họp báo tại Geneva (Thụy Sĩ): “Với tư cách là WHO, chúng tôi không muốn xem hộ chiếu tiêm chủng là yêu cầu nhập cảnh hoặc xuất cảnh ở giai đoạn này vì chúng tôi không chắc chắn rằng vaccine có thể giúp ngăn ngừa lây truyền bệnh ở giai đoạn này".

“Còn rất nhiều những khía cạnh khác cần phải cân nhắc ngoài việc tiếp cận bình đẳng với vaccine giữa các nhóm người khác nhau trong xã hội”, “Ít nhất là chúng ta cần tìm hiểu thêm về việc liệu hộ chiếu vaccine có ngăn chặn việc truyền bệnh hay không”, bà Harris nói.

Liên đoàn Tự do Dân sự Mỹ (ACLU) cũng đưa ra nhận định tương tự về việc cấm sử dụng hệ thống hộ chiếu vaccine, trong đó viện dẫn những lo ngại về quyền riêng tư và đặt ra câu hỏi liệu hệ thống như vậy có được lưu giữ trong cơ sở dữ liệu tập trung hay không. Một số người, như Thống đốc tiểu bang Florida Ron DeSantis, đã nói rằng họ sẽ tạo ra một hệ thống phân loại gồm những người đã được tiêm chủng và không được tiêm chủng.

Tiến sĩ Michael Ryan, giám đốc Chương trình Khẩn cấp Y tế của WHO, phát biểu tại một cuộc họp báo hôm 8 tháng 3 rằng: “Vắc-xin không có đủ cho mọi người trên toàn thế giới và chắc chắn không được cung cấp dựa trên cơ sở công bằng”.

Ông Ryan cho biết WHO, cơ quan y tế chính thức của Liên hợp quốc (LHQ), khuyên không nên sử dụng hộ chiếu vaccine coronavirus trong khi vẫn còn “những cân nhắc thực tế và đạo đức” xung quanh việc thực hiện chúng.

Thống đốc Bang Florida gần đây đã cam kết chống lại các nỗ lực nhằm phổ cập áp dụng Hộ chiếu vaccine.

Thống đốc bang Florida Ron DeSantis trong cuộc họp báo được tổ chức vào ngày 07 tháng 10 năm 2019 ở Fort Lauderdale, Florida. (Ảnh của Joe Raedle / Getty Images)
Thống đốc bang Florida Ron DeSantis trong cuộc họp báo ở Fort Lauderdale, Florida. (Ảnh của Joe Raedle / Getty Images)

“Hôm nay tôi đã ban hành một lệnh hành pháp, trong đó cấm sử dụng cái gọi là hộ chiếu vaccine COVID-19,” DeSantis viết trên Twitter vào ngày 2 tháng 4. “Cơ quan lập pháp đang làm việc để đưa ra những biện pháp bảo vệ lâu dài cho người dân Florida và tôi mong sớm ký thành luật quy định này”.

“Luật pháp không yêu cầu phải tiêm vaccine COVID-19”, lệnh hành pháp của thống đốc nêu rõ, đồng thời nói thêm rằng“hồ sơ tiêm chủng là thông tin y tế cá nhân” và không được phép chia sẻ bởi một cơ quan có thẩm quyền. Theo ông, hộ chiếu sẽ làm tổn hại đến tự do cá nhân và quyền riêng tư của bệnh nhân.

“Yêu cầu xuất trình hộ chiếu vaccine để tham gia vào cuộc sống hàng ngày như sự kiện thể thao, đi ăn tại nhà hàng hoặc đi xem phim sẽ tạo ra 2 tầng lớp công dân”, ông DeSantis cho hay.

Thống đốc Texas Greg Abbott, đảng viên Đảng Cộng hòa, hôm 5 tháng 4 cũng đã trở thành thống đốc thứ 2 của Mỹ sau ông DeSantis ban hành lệnh hành pháp cấm hộ chiếu vaccine.

WHO trước đây đã từ chối hộ chiếu coronavirus vào tháng trước do lo ngại rằng điều đó là không công bằng đối với các quốc gia có khả năng tiêm chủng hạn chế.

Vấn đề về hộ chiếu coronavirus đã gây nóng trên toàn cầu nhưng đặc biệt là ở Anh, nơi Thủ tướng Boris Johnson đã ám chỉ về việc giới thiệu hộ chiếu này trong vài tuần qua.

Chính phủ Anh muốn người Anh được lựa chọn hiển thị tình trạng tiêm chủng hoặc kết quả xét nghiệm của họ, đảm bảo những người không thể tiêm chủng vì lý do sức khỏe sẽ không bị thiệt hại hay phân biệt.

“Chúng ta không thể phân biệt đối xử với những người không thể tiêm chủng”, ông nói.

Hiện nay, các chủng virus vẫn đang liên tục xuất hiện các biến thể mới, điều này làm dấy lên câu hỏi về thời hạn hiệu lực của chứng nhận vaccine và những bằng chứng đảm bảo người sở hữu giấy chứng nhận vẫn miễn dịch với các chủng virus đang lưu hành.

Ở góc độ xã hội, việc cấp giấy chứng nhận tiêm vắc-xin nhằm đảm bảo quyền tiếp cận các hoạt động, các địa điểm hoặc du lịch quốc tế chắc chắn sẽ tạo động lực cho việc mở cửa trở lại một số lĩnh vực của nền kinh tế, chẳng hạn như khách sạn, bán lẻ không thiết yếu và du lịch. Tuy nhiên nó cũng có nguy cơ tạo ra phân cấp đối xử trong xã hội, trong đó những người đã được tiêm vaccine thì có những đặc quyền, còn người chưa được tiêm vaccine thì bị từ chối. Ở những quốc gia mà việc triển khai tiêm vaccine đang diễn ra nhanh chóng, sự bất bình đẳng này có thể được giải quyết chỉ trong vài tháng, nhưng ở nhiều nước khác, tình trạng này có thể kéo dài hơn.

Và góc độ quốc tế, trong bối cảnh cung ứng vaccine COVID-19 còn hạn chế như hiện nay và hiện tượng phân phối vaccine không công bằng trên toàn cầu, việc triển khai các chứng nhận tiêm vaccine để đi du lịch sẽ tạo điều kiện cho công dân của các quốc gia có thu nhập cao tự do đi lại hơn so với công dân của các nước có thu nhập thấp và thu nhập trung bình.

Giữ cân bằng giữa việc hỗ trợ phát triển kinh tế và ngăn chặn sự lây lan của SARS-CoV-2 là thách thức chính đối với các chính phủ trên toàn cầu trong suốt đại dịch COVID-19. Cùng với các nguyên tắc về công bằng và bình đẳng, các quyết định đưa ra phải dựa trên bằng chứng khoa học đáng tin cậy khi quyết định triển khai các chứng nhận tiêm vaccine COVID-19.

Đức Duy - Mộc Trà



BÀI CHỌN LỌC

Từ chối hộ chiếu vaccine: WHO lo sợ điều gì?