Úc chấm dứt thỏa thuận với Trung Quốc sau những lo ngại nghiêm trọng về nhân quyền

Giúp NTDVN sửa lỗi

Cảnh sát Liên bang Úc (AFP) khẳng định rằng họ sẽ không gia hạn thỏa thuận đã ký với Trung Quốc sau khi các tổ chức nhân quyền quốc tế cáo buộc nước này cho phép Trung Quốc lạm dụng nhân quyền trên bình diện quốc tế.

Ngày 25/5, giới chức AFP thông báo với Thượng viện Úc rằng cơ quan này sẽ không gia hạn Biên bản ghi nhớ (MOU) với Ủy ban Giám sát Quốc gia Trung Quốc (NCS). Biên bản ghi nhớ này sẽ hết hạn vào cuối năm nay.

Khi Thượng nghị sĩ James Paterson đặt câu hỏi về phán quyết của AFP, ông Ian McCartney, Phó ủy viên của AFP, tuyên bố rằng đã có sự thay đổi trong mối quan hệ song phương với Trung Quốc.

Ông McCartney cho biết: “Trên thực tế, chúng tôi thấy không cần phải tiếp tục nỗ lực này. Có rất ít sự tương tác với cơ quan đó trên phương diện công việc”.

Lo ngại về vi phạm nhân quyền

Biên bản ghi nhớ của Úc với Trung Quốc làm dấy lên lo ngại của Safeguard Defenders, một nhóm nhân quyền quốc tế. Tổ chức này nói rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang cố gắng thiết lập tính hợp pháp của cơ quan giám sát quốc gia với tư cách là một đối tác pháp lý toàn cầu thông qua các thỏa thuận hợp tác như vậy.

Theo Safeguard Defenders, NCS ở Trung Quốc chịu trách nhiệm về “Chiến dịch Săn cáo” (tạm dịch: Chiến dịch Fox Hunt) của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trên 120 quốc gia và khu vực. Chiến dịch này đã vi phạm chủ quyền quốc gia và tư pháp của các quốc gia trên toàn thế giới, đồng thời phạm tội chống lại loài người thông qua hình thức giam giữ gọi là “liuzhi” (giam giữ biệt lập) của họ đối với những vụ mất tích cưỡng bức.

NSC sử dụng một hình thức giam giữ gọi là “liuzhi”. Đây là một siêu cơ quan mới được thành lập vào tháng 3 năm nay để điều tra các hành vi sai trái và tham nhũng trong các quan chức nhà nước. Những người bị giam giữ theo hình thức này có thể không được gặp luật sư hoặc gia đình của họ trong vòng 6 tháng.

Trong khi đó, “Chiến dịch Săn cáo” của Trung Quốc là cuộc truy đuổi công dân nước này bị tình nghi tham ô bỏ trốn đến nước khác. Chiến dịch này được các cơ quan thực thi pháp luật quốc tế cũng như các quốc gia cho phép.

Ông Ian McCartney, Phó ủy viên của AFP, xác nhận cơ quan này sẽ không gia hạn thỏa thuận đã ký với NCS của Trung Quốc. (Ảnh chụp màn hình qua The Epoch Times/YouTube)

Hơn nữa, năm 2022, tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Tây Ban Nha đã cảnh báo trong một báo cáo có tiêu đề “110 OVERSEAS Chinese Transnational Policing Gone Wild” (tạm dịch: Hệ thống 110 hải ngoại: Chính sách đàn áp xuyên quốc gia của Trung Quốc) rằng ĐCSTQ có hơn 100 đồn cảnh sát ở hải ngoại tại ít nhất 53 quốc gia trên toàn cầu. ĐCSTQ có thể lợi dụng những đồn cảnh sát này để "sách nhiễu, đe dọa, uy hiếp và buộc các mục tiêu phải quay về Trung Quốc để bức hại" dưới nhiều danh tính khác nhau và dưới chiêu bài hỗ trợ người Hoa ở hải ngoại.

Theo một nghiên cứu của Freedom House có tiêu đề "Transnational Repression Is a Growing Threat to Global Democracy” (tạm dịch: Đàn áp xuyên quốc gia là mối đe dọa ngày càng tăng đối với nền dân chủ toàn cầu), được công bố vào tháng 2/2021, ĐCSTQ muốn gây ảnh hưởng đến các tiêu chuẩn quốc tế dưới chiêu bài "Chiến dịch Săn cáo", nhắm vào các đối thủ chính trị và những người bất đồng chính kiến trên phạm vi quốc tế.

Hoa Kỳ là quốc gia dân chủ đầu tiên ký thỏa thuận như vậy với Trung Quốc.

Sau thất bại của Đan Mạch trong việc gia hạn Biên bản ghi nhớ trước đó với Trung Quốc, Úc có vẻ là quốc gia công nghiệp duy nhất còn duy trì thỏa thuận như vậy.

“Trung Quốc đã nỗ lực xây dựng tính hợp pháp xung quanh NCS với tư cách là một đối tác trong hợp tác tư pháp quốc tế bằng cách ký kết các thỏa thuận hợp tác”, theo một tuyên bố ngày 25/5 từ Safeguard Defenders.

“Ngoại trừ Úc và Thanh tra Nghị viện Đan Mạch (trong một thời gian ngắn), nỗ lực này chỉ thành công ở một số Quốc gia phi dân chủ, những quốc gia có thể được mô tả tốt nhất là 'những nghi phạm thông thường'. Kể từ đó, nó đã cố gắng xâm nhập vào các quốc gia dân chủ, các khu vực trọng yếu để có thể đạt được tính hợp pháp như vậy cho thực thể mới này".

Thượng nghị sĩ James Paterson nói chuyện với các quan chức AFP tại Thượng viện. (Ảnh chụp màn hình qua The Epoch Times/YouTube)

Thỏa thuận của Úc với NCS là 'một chiến thắng to lớn đối với Trung Quốc trong nỗ lực củng cố tính hợp pháp trong một cơ quan mới được thành lập, hoàn toàn do Đảng lãnh đạo, gây ra mối đe dọa rõ ràng đối với luật pháp quốc tế', Safeguard Defenders lập luận.

NCS không phải là một cơ quan tư pháp hay cơ quan thực thi pháp luật, mà là một phần mở rộng của lực lượng cảnh sát tư nhân của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc (CCDI).

AFP đã từ chối yêu cầu tiếp cận thỏa thuận theo Đạo luật Tự do Thông tin. AFP cũng đã từ chối yêu cầu về Quyền Tự do Thông tin của Safeguard Defenders để truy cập nội dung của thỏa thuận.

Mặc dù việc từ chối không khiến tổ chức phi chính phủ này ngạc nhiên, nhưng Safeguard Defenders vẫn bày tỏ lo ngại về việc AFP thiếu hiểu biết về đối tác Trung Quốc của họ.

"Trong phản hồi của họ, AFP đã thể hiện bằng văn bản sự kém cỏi và thiếu hiểu biết sâu rộng về NCS, thậm chí họ còn coi đây là một cơ quan thực thi pháp luật, điều mà ngay cả khi được quy định rõ ràng theo luật pháp Trung Quốc, nó thì nó không phải như vậy", theo tuyên bố.

Hôm 7/10/2022, Safeguard Defenders đã kháng cáo quyết định của AFP về việc miễn xuất bản Biên bản ghi nhớ, đồng thời cung cấp cho AFP bằng chứng về tội ác chống lại loài người của NSC với ít nhất ba tội danh khác nhau.

“Chúng tôi xin nói rõ rằng sự tồn tại của Biên bản ghi nhớ này - đặc biệt là nếu việc xác minh độc lập các điều khoản của biên bản này bị từ chối khi xin miễn trừ viện dẫn - sẽ gây phương hại lớn hơn đến các mối quan hệ và vị thế quốc tế của Khối thịnh vượng chung, nhất là khi xem xét cam kết đó trong việc thúc đẩy và bảo vệ trật tự quốc tế dựa trên luật lệ và nhân quyền phổ quát".

Ông Trần Dụng Lâm, một cựu quan chức ngoại giao Trung Quốc đã đào tẩu sang Úc và thoái xuất khỏi ĐCSTQ vào năm 2005, đã phát biểu tại một cuộc mít tinh ở Sydney, Úc, vào năm 2015. (Ảnh: Shar Adams/The Epoch Times)

Cựu nhà ngoại giao ĐCSTQ hoan nghênh sự thay đổi

Ông Trần Dụng Lâm (Chen Yonglin), một cựu quan chức ngoại giao của ĐCSTQ, đã đào thoát sang Úc năm 2005, hoan nghênh việc AFP ngừng hợp tác với NCS.

“Xin cảm ơn Thượng nghị sĩ Paterson vì những nỗ lực không ngừng nghỉ của ông. Thông qua nỗ lực này, cuối cùng Úc đã ngừng hợp tác thực thi pháp luật với Trung Quốc để hỗ trợ Chiến dịch Săn cáo của nước này”, ông Chen đăng trên Twitter vào ngày 28/ 5.

Ông Chen cũng đồng tình với lập luận của Safeguard Defenders rằng chống tham nhũng không phải là mục đích thực sự của Chiến dịch Săn cáo.

Ông nói với The Epoch Times vào ngày 29/5 rằng: “Tham nhũng trong giới quan chức ĐCSTQ là một hiện tượng phổ biến. Chiến dịch Săn cáo của ĐCSTQ không chỉ để bắt các quan chức tham nhũng, mà quan trọng hơn là nhắm vào những người chỉ trích”.

“NCS thực sự là một cái tên khác của CCDI… và hoạt động với như một cơ quan của ĐCSTQ. NCS không chỉ nhắm vào cuộc chiến chống ma túy và rửa tiền mà còn nhắm vào các mục tiêu của ĐCSTQ như những tiếng nói bất đồng chính kiến và những nhóm gây bất lợi cho ĐCSTQ”.

Theo The Epoch Times

Lam Giang biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Úc chấm dứt thỏa thuận với Trung Quốc sau những lo ngại nghiêm trọng về nhân quyền