Úc thiết lập Sứ quán ở các quốc đảo Thái Bình Dương để đối chọi với Bắc Kinh

Giúp NTDVN sửa lỗi

Sau khi thành lập các cơ quan đại diện ngoại giao ở Tuvalu và Quần đảo Cook trong những năm gần đây, hôm 4/5, Úc thông báo rằng nước này đã mở Đại sứ quán tại Quần đảo Marshall và Tổng lãnh sự quán tại Polynésie thuộc Pháp.

Hai đại sứ quán và lãnh sự quán mới mở nhằm tăng cường sự hiện diện của Úc trong khu vực

Bộ trưởng Ngoại giao Úc Marise Payne và Bộ trưởng Bộ Phát triển Quốc tế và Các vấn đề Thái Bình Dương của Úc - Thượng nghị sĩ Zed Seselja, đã thông báo trong một tuyên bố chung hôm 4/5 rằng “hai cơ quan ngoại giao của Úc mới được thành lập ở Cộng hòa Quần đảo Marshall và Polynesia thuộc Pháp bắt đầu đi vào hoạt động từ hôm nay (4/5)”.

Tuyên bố nêu rõ, hiện tại, ở các quốc gia thành viên của "Diễn đàn Quốc đảo Thái Bình Dương" đều có cơ quan đại diện chính thức của Úc, có nhiệm vụ thực hiện cam kết chính của chính phủ là tăng cường sự hiện diện ở khu vực Thái Bình Dương. Hai cơ quan đại diện ngoại giao mới mở đã bắt đầu thực hiện cam kết này.

Tuyên bố cũng nêu rõ, nhằm xây dựng một khu vực Thái Bình Dương thịnh vượng và an toàn, Úc sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác với các đối tác Thái Bình Dương trong các lĩnh vực như an ninh hàng hải và cơ sở hạ tầng, nhằm hỗ trợ ứng phó với đại dịch và thúc đẩy phục hồi kinh tế trong khu vực.

Có nguồn tin cho biết Úc vô cùng lo lắng trước sự bành trướng của Bắc Kinh ở Nam Thái Bình Dương trong những năm gần đây. Hãng Reuters đưa tin hôm 4/5 rằng, việc Úc thông báo mở các sứ quán mới tại Quần đảo Marshall và Polynesia thuộc Pháp cho thấy nước này đã đẩy nhanh tốc độ nhằm chống lại ảnh hưởng của chính quyền Bắc Kinh.

Cuộc chiến "vùng xám" của Bắc Kinh chống lại Úc có khả năng phát triển thành một cuộc chiến tranh thực chất

Truyền thông Úc đưa tin hôm 4/5, khi đang là Tư lệnh Lực lượng Đặc nhiệm Úc vào tháng 4 năm ngoái, Thiếu tướng Adam Findlay đã có một cuộc họp mật với các binh sĩ Lực lượng Đặc nhiệm Úc.

Bài báo cho biết, Tướng Findlay đã nói với Lực lượng Đặc biệt rằng Trung Quốc (của hiện tại) là mối đe dọa chính của Úc.

Theo tờ The Sydney Morning Herald, Tướng Findlay tuyên bố rằng Trung Quốc đã tham gia vào một cuộc chiến "vùng xám", và Úc phải chuẩn bị cho việc "cực kỳ có thể" diễn biến thành một cuộc xung đột quân sự thực sự.

Cuộc họp nhấn mạnh rằng Bắc Kinh là "đối thủ ngang sức ngang tài" đầu tiên của Úc kể từ Thế chiến II, và hiện cũng là quốc gia khởi nguồn của mọi sự uy hiếp đối với Úc. "Một khi Trung Quốc bước qua vạch giới, chúng ta sẽ rất tức giận và Úc sẽ oanh tạch họ".

Thiếu tướng Findlay nói rằng Trung Quốc có 26.000 lính đặc nhiệm. Một khi xung đột quân sự nổ ra, Úc sẽ không những cần năng lực tác chiến trên bộ, trên biển và trên không theo phương thức truyền thống mà còn cần cả khả năng tác chiến trên không gian và mạng Internet.

Từ góc độ chiến tranh, "chiến tranh vùng xám" có nghĩa là "chuẩn bị chiến tranh", và đặc điểm của nó là các hoạt động quân sự của kẻ "chuẩn bị [gây ra] chiến tranh" là thường xuất hiện trong các khu vực biên duyên bất hợp pháp, hoặc các khu vực xám, chờ phía bên kia có sai lầm hoặc các cơ hội khác.

Úc cân nhắc hủy thỏa thuận cho thuê cảng với Trung Quốc

Chỉ một ngày trước khi Bộ trưởng Ngoại giao Úc tuyên bố mở đại sứ quán và lãnh sự quán ở hai quốc đảo thuộc Thái Bình Dương, tân Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Úc Peter Dutton đã nói với báo chí hôm thứ Hai (3/5) rằng thỏa thuận cho thuê Cảng Darwin đang được xem xét. Ông nói rằng nếu thỏa thuận này không phù hợp với lợi ích quốc gia của Úc và gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia, thì việc hủy bỏ thỏa thuận này cũng sẽ được cân nhắc.

Được biết, chính quyền Lãnh thổ Bắc Úc đã ký thỏa thuận cho thuê Cảng Darwin với Tập đoàn Lam Kiều Sơn Đông (Shandong Landbridge) của Trung Quốc vào năm 2015. Theo thỏa thuận, Cảng Darwin đã được Trung Quốc thuê trong 99 năm.

Theo báo cáo, Cảng Darwin là cảng quan trọng nhất ở bờ biển phía bắc của Úc và là cảng gần nhất với Châu Á, đây cũng là căn cứ địa để Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ luân phiên ra vào Úc.

Đông Phương

Theo Sound Of Hope



BÀI CHỌN LỌC

Úc thiết lập Sứ quán ở các quốc đảo Thái Bình Dương để đối chọi với Bắc Kinh