Ukraine đã 'cứu' Trung Quốc như thế nào?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Việc bị cô lập trong cuộc chiến thông tin toàn cầu do Mỹ dẫn đầu đã khiến Nga “rơi vào vòng tay của Bắc Kinh”, đúng thời điểm nền kinh tế Trung Quốc đang trên đà nở rộ và rất cần nguồn năng lượng và thực phẩm từ Nga.

Cuộc chiến của Nga với Ukraine đã cứu ĐCS Trung Quốc.

ĐCS Trung Quốc hiện nay phụ thuộc ngày càng nhiều vào Nga, một nguồn lực cần thiết cho sự tồn tại của quốc gia này.

Trung Quốc, với tư cách là nhà nhập khẩu lương thực và năng lượng lớn nhất thế giới, hiện có dự trữ ngoại tệ ngày càng giảm, và Nga nhận thấy rằng không còn cách nào khác ngoại trừ việc bắt tay với ĐCS Trung Quốc.

Phải mất vài thập kỷ, cả thế giới mới tái xuất hiện lưỡng cực về mặt chiến lược.

Lời cảnh tỉnh đối với Bắc Kinh được đưa ra sau cuộc tấn công "tình cờ" ngày 7/5/1999. Một quả bom dẫn đường (JDAM) của Hoa Kỳ đã tấn công trực tiếp vào Đại sứ quán Trung Quốc ở Belgrade, trong Chiến dịch Đồng minh của Mỹ/NATO. Cuộc tấn công không chỉ khiến Bắc Kinh và người dân Trung Quốc tức giận mà còn kích hoạt một đánh giá nội bộ về tình trạng của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA). Vụ việc có tác động tương tự đối với các nhà hoạch định chiến lược của Nga.

Ngày 07/05/1999, trong quá trình NATO oanh tạc Nam Tư, năm quả bom dẫn đường JDAM của Hoa Kỳ đã đánh trúng vào đại sứ quán Trung Quốc tại quận Novi Beograd thuộc thủ đô Beograd, làm thiệt mạng ba nhà báo Trung Quốc và khiến công chúng Trung Quốc cảm thấy bị xúc phạm. Theo Chính phủ Hoa Kỳ, mục đích là oanh tạc Cục Tiếp tế và Thu mua Liên bang Nam Tư nằm gần đó. Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton sau đó đã lên tiếng xin lỗi về vụ oanh tạc, nói rằng đó là sự tình cờ. Giám đốc CIA George Tenet điều trần trước một ủy ban quốc hội rằng đây là vụ hành động duy nhất trong chiến dịch do cơ quan ông tổ chức và chỉ đạo, và rằng CIA xác định tọa độ sai của một mục tiêu quân sự Nam Tư trên cùng phố đó. Chính phủ Trung Quốc ra tuyên bố trong cùng ngày rằng đây là một "hành động dã man".

Đây có thể coi là hành động 'tự đập đá vào chân mình' gây thiệt hại không nhỏ cho Hoa Kỳ kể từ khi Tổng thống Jimmy Carter rút Hoa Kỳ khỏi quyền kiểm soát kênh đào Panama vào năm 1977.

Kể từ thời điểm đó, cả Bắc Kinh và Moscow bắt đầu xem xét các cách thức để đi tắt đón đầu học thuyết hoạt động và công nghệ của Hoa Kỳ trong lĩnh vực quân sự, kết quả là tạo ra những khả năng vượt qua cả Hoa Kỳ trong nhiều lĩnh vực.

Bước khởi đầu của hành động Nga chống lại Ukraine năm 2022 đã kích hoạt giai đoạn tiếp theo trong quá trình đánh giá của Bắc Kinh về triển vọng xung đột và cạnh tranh trong thập kỷ tới.

Vậy thì các mối quan tâm của Bắc Kinh là gì?

Moscow hiện đang thống trị Cán cân Á - Âu

Bắc Kinh nhận ra rằng, Moscow đang nổi lên mạnh mẽ hơn từ cuộc chiến Ukraine, về mặt quân sự và chiến lược, ngay cả khi nước này bị cô lập khỏi các thị trường và nguồn vốn của phương Tây.

Một biểu trưng thương mại của ngân hàng VTB của Nga được trưng bày trên tòa nhà trụ sở chính của ngân hàng này ở Moscow vào ngày 31/3/2019. (Ảnh Getty Images)
Một biểu trưng thương mại của ngân hàng VTB của Nga được trưng bày trên tòa nhà trụ sở chính của ngân hàng này ở Moscow vào ngày 31/3/2019. (Ảnh Getty Images)

Điều này hoàn toàn không phải 'tin lành' đối với Bắc Kinh, nhưng ít nhất thì nó mang lại cho Trung Quốc sự thoải mái trong ngắn hạn.

Bắc Kinh hiểu rằng, Moscow hiện đang chi phối mối quan hệ Trung - Nga, giống cái cách mà Liên Xô thời Chiến tranh Lạnh đã chi phối mối quan hệ Xô - Trung. Trong thời kỳ nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng mạnh thời hậu Chiến tranh Lạnh, một Moscow yếu ớt thời hậu Xô Viết đang khao khát thương mại và hỗ trợ từ Bắc Kinh. Nga đã phải bán những viên ngọc quý giá của mình - công nghệ ngoài không gian và quân sự tối tân nhất - cho ĐCS Trung Quốc, đồng thời dung thứ cho việc Bắc Kinh đánh cắp tài sản trí tuệ của Nga.

Những khó khăn kinh tế của Trung Quốc kể từ khoảng năm 2012 đã tạo cơ hội cho Moscow giành lại ưu thế trong mối quan hệ này, đặc biệt là sau khi Mỹ rút quân khỏi Afghanistan vào tháng 8/2021. Nga nhanh chóng xây dựng lại ảnh hưởng ở Trung Á, và Bắc Kinh thu lợi ít hơn nhiều so với kỳ vọng từ sự kiện đó.

Sự cô lập của Nga với thế giới phương Tây mang lại sự nhẹ nhõm không nhỏ cho Bắc Kinh, bao gồm cả viễn cảnh rằng sức mạnh đáng kể của Nga trên thị trường ngũ cốc toàn cầu có thể chuyển sang cung cấp lương thực cho Trung Quốc và nhiều nguồn năng lượng hơn từ Nga.

Trong vài năm, đã có một động lực lớn để tạo ra một thị trường nội bộ giữa Trung Quốc, Nga, Iran và các quốc gia nhỏ hơn ở Trung Á, Châu Phi và Châu Mỹ.

Bài học nào rút ra từ Đài Loan?

Về mặt quân sự, có rất ít điểm tương đồng giữa hoạt động quân sự của Nga ở Ukraine và chiến dịch đổ bộ do Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đề xuất nhằm đánh chiếm Đài Loan, ngoài việc đánh giá giá trị của các hệ thống vũ khí, đặc biệt là hệ thống phòng không. Nhưng hệ thống phòng không của Đài Loan tinh vi hơn nhiều so với Ukraine.

Trọng tâm thực sự của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) là thách thức của chiến tranh mạng Nga - Ukraine. Nhưng đối với Bắc Kinh, Nga hiếm khi triển khai bất cứ thứ gì như năng lực mạng (hoặc quân sự) một cách đầy đủ, ngoại trừ thời điểm từ tháng 03/2022.

Người dân Đài Loan đã sáng suốt khi để bà Thái Anh Văn tái đắc cử. Một người phụ nữ giản dị nhưng đầy khí phách, có thể khiến nguyên thủ quốc gia các nước lớn phải... nghiêng mình kính nể. (Ảnh Getty Images)

Điều quan trọng nhất đối với Bắc Kinh là, cuộc khủng hoảng Ukraine đã kích thích sự gắn kết của phương Tây, và liệu đây có phải là dấu hiệu cho thấy một phản ứng có thể xảy ra đối với một cuộc tấn công của Trung Quốc vào Đài Loan hay không?

Bắc Kinh đang chú ý đến việc định vị các năng lực hạt nhân và siêu thanh của Nga để buộc Hoa Kỳ/NATO đứng ngoài cuộc tranh chấp Ukraine. Bắc Kinh cũng sẽ nâng cao khả năng răn đe hạt nhân đối với Đài Loan. Không phải để ngăn cản Hoa Kỳ trực tiếp tiến hành một cuộc tấn công hạt nhân chống lại Trung Quốc, mà là để đe dọa Washington tránh hỗ trợ cho Đài Loan: nhằm gây tê liệt Washington.

ĐCS Trung Quốc cần phải xác định xem liệu cuộc "xung đột" của Ukraine có giảm sự phản kháng của Hoa Kỳ đối với một chiến dịch của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) ở Đài Loan hay không.

Mặt khác, ĐCS Trung Quốc cũng phải cân nhắc xem, việc phương Tây miễn cưỡng cam kết bảo vệ Ukraine nhiều hơn có nghĩa là họ sẽ tiếp tục giữ thế trận của mình để sẵn sàng đối phó với một cuộc tấn công của Trung Quốc hay không.

Sự cân nhắc chính của Bắc Kinh đối với hoạt động ở Đài Loan phụ thuộc nhiều hơn vào các phản ứng độc lập của Ấn Độ và Nhật Bản.

Bắc Kinh nhận thức được sự “tương quan lực lượng”, bất chấp các biện pháp trừng phạt đã được dự đoán trước, đã vô hình trung tạo thuận lợi cho một khối Á - Âu đang trên đà vững mạnh.

Giảm thiểu cạnh tranh Trung-Nga

Một khuôn khổ kinh tế mới rất cần thiết cho cán cân Á - Âu. Điều này đã được xem xét trong một thời gian.

Nga đã có thể phục hồi sự tổn thương về kinh tế vào ngày 1/3/2022, khi bị loại bỏ khỏi quyền truy cập vào hệ thống tài chính SWIFT. Moscow đã mất vài năm để chuẩn bị cho điều này, đồng thời hy vọng vào hệ thống thương mại mới do phương Tây thống trị.

Một tấm biển bên ngoài trụ sở của Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu, hay SWIFT, ở Terhulpen, gần Brussels, Bỉ, hôm 25/02/2022. (Ảnh Getty Images)
Một tấm biển bên ngoài trụ sở của Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu, hay SWIFT, ở Terhulpen, gần Brussels, Bỉ, hôm 25/02/2022. (Ảnh Getty Images)

Sự ra đời của Hệ thống chuyển thông điệp tài chính của Ngân hàng Trung ương Nga (SPFS) khoảng sáu năm trước đó, đã được cân nhắc kỹ lưỡng và đã được các ngân hàng ở Belarus, Armenia và Cộng hòa Kyrgyzstan đưa vào hoạt động. Bắc Kinh đang đàm phán để tham gia hệ thống này.

Khối Á - Âu mới hiện được chia tách khỏi hệ thống thương mại phương Tây. Tuy nhiên, Nga có lượng dự trữ vàng cao, điều này sẽ thiết lập nền tảng vững chắc cho đồng rúp, và sẽ phát huy tác dụng khi mức nợ của phương Tây bắt đầu xói mòn niềm tin vào đồng USD Mỹ và đồng euro. Điều này cũng giải thích tại sao Nga và Trung Quốc tập trung nỗ lực phát triển mối quan hệ tốt đẹp với các quốc gia sản xuất vàng như Mali và Nam Phi.

Dù sao, thế giới đã và đang quay trở lại chế độ song phương hóa thương mại nhiều hơn kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, và điều này có lợi cho phương thức hàng đổi hàng (Barter) và phản giao dịch, một lần nữa sẽ mang lại lợi ích lớn cho Moscow và Bắc Kinh.

Buộc Hoa Kỳ/phương Tây tập trung vào sân khấu châu Âu - Đại Tây Dương

Trong một thời gian dài, Bắc Kinh đã cố gắng tìm ra các yếu tố gây xao nhãng khu vực châu Âu - Đại Tây Dương, điều này sẽ buộc Hoa Kỳ và Vương quốc Anh giảm bớt sự tập trung vào khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Cuộc xung đột Ukraine là một thành công lớn đối với Bắc Kinh.

“Tương quan lực lượng” mà nước này phải đối mặt ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đã bị thay đổi bởi nhu cầu chính trị của Hoa Kỳ nhằm tái tập trung vào NATO. Điều này sẽ gây khó khăn hơn cho khối AUKUS non trẻ của Úc, Anh và Hoa Kỳ trong việc giành được lực kéo ở Washington.

Úc, Hoa Kỳ và Vương quốc Anh đã công bố quan hệ đối tác quốc phòng chiến lược mới - được gọi là AUKUS - để chế tạo một lớp tàu ngầm hạt nhân và cùng hoạt động ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Trong ảnh là tàu ngầm của Hải quân Hoàng gia Australia đóng tại HMAS Stirling vào ngày 21/1/2021 tại Garden Island, Úc. (Ảnh Getty Images)
Úc, Hoa Kỳ và Vương quốc Anh đã công bố quan hệ đối tác quốc phòng chiến lược mới - được gọi là AUKUS - để chế tạo một lớp tàu ngầm hạt nhân và cùng hoạt động ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Trong ảnh là tàu ngầm của Hải quân Hoàng gia Australia đóng tại HMAS Stirling vào ngày 21/1/2021 tại Garden Island, Úc. (Ảnh Getty Images)

Ngay cả trong liên minh Quad gồm Ấn Độ, Nhật Bản, Hoa Kỳ và Úc, Ấn Độ hiện đang ở vị thế không rõ ràng với Nga, vốn là đối tác an ninh quốc gia lớn của nước này từ lâu. Việc Hoa Kỳ rút khỏi Afghanistan vào tháng 8/2021 đã khơi mào lại “Trò chơi vĩ đại”, cho phép Ấn Độ cạnh tranh với Moscow và Bắc Kinh về ảnh hưởng ở các quốc gia Trung Á - điều mà không thể thực hiện được kể từ cuối thế kỷ 19.

Hiện tại, Ấn Độ có thể phải tìm ra một phương thức mới với sự hợp nhất của khối cường quốc Á - Âu. Điều này có thể làm giảm khả năng của Ấn Độ trong việc thách thức trực tiếp Trung Quốc trên Cao nguyên Tây Tạng, hoặc trên vùng Kashmir do Pakistan chiếm đóng. Điều này dễ dàng xảy ra nếu Nga ít liên hệ mật thiết với Trung Quốc. Tác động này sẽ đưa Pakistan vào một vị thế mới. Giờ đây, điều này một lần nữa được coi là liên kết ổn định của Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ Dương.

Chiến tranh Ukraine đã ổn định vị thế của ĐCS Trung Quốc khi ông Tập Cận Bình tiến tới củng cố vị thế trong nước của mình trong tại Đại hội Đảng vào tháng 10/2022.

Điều đã giúp chấm dứt Chiến tranh Lạnh là khả năng của phương Tây trong việc khai thác những khác biệt giữa Trung - Xô, bao gồm những lời hứa của Tổng thống Mỹ Ronald Reagan và Thủ tướng Anh Margaret Thatcher với Nga, và những lời hứa trước đó của Tổng thống Mỹ Richard Nixon với Bắc Kinh.

Tuy nhiên, phương Tây không có khả năng sử dụng các công cụ tương tự một cách dễ dàng như vậy trong tương lai.

Quan điểm được trình bày trong bài viết này là ý kiến ​​của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTDVN.

Tác giả Gregory Copley là Chủ tịch Hiệp hội Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế có trụ sở tại Washington. Sinh ra tại Úc, ông Copley cũng là một thành viên của Order of Australia, là một doanh nhân, nhà văn, cố vấn chính phủ, và biên tập viên cho các xuất bản về quốc phòng. Các cuốn sách mới nhất của ông gồm có The New Total War of the 21st Century (Cuộc chiến toàn diện mới của Thế kỷ 21) và The Trigger of the Fear Pandemic (Kích hoạt nỗi sợ hãi đại dịch).

Huyền Anh
Xem thêm:



BÀI CHỌN LỌC

Ukraine đã 'cứu' Trung Quốc như thế nào?