Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ: ĐCSTQ tiếp tục bức hại các học viên Pháp Luân Công

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) đã công bố một báo cáo mới và một danh sách các nạn nhân của cuộc đàn áp tôn giáo trên khắp thế giới, trong đó chỉ ra rằng, ĐCSTQ vẫn tiếp tục bức hại các học viên Pháp Luân Công.

Báo cáo nêu rõ, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vẫn tiếp tục bức hại các học viên Pháp Luân Công bằng cách cáo buộc họ tiếp tục thực hành các tín ngưỡng mà ĐCSTQ vô thần coi là điều "không thể chấp nhận được". Trong danh sách nạn nhân của cuộc đàn áp tôn giáo, USCIRF đã nêu tên Xu Na, một học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc.

Theo tiểu sử về danh sách nạn nhân của Bộ Ngoại giao Mỹ và hồ sơ vụ án trên Minghui.org, một tổ chức tình nguyện có trụ sở tại Hoa Kỳ chuyên đưa tin về cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc, Xu Na là một họa sĩ chuyên nghiệp cư trú tại Bắc Kinh. Cô bị cảnh sát Bắc Kinh bắt cóc và giam giữ vào ngày 19/7/2020. Sau đó, Xu Na bị Tòa án Nhân dân Đông Thành, Bắc Kinh kết án 8 năm tù và phạt 20.000 nhân dân tệ (2.864 USD).

Xu Na là một nhân chứng cho hai cuộc đàn áp liên tiếp từ Bắc Kinh. Cô là một người tham gia cuộc biểu tình tại Quảng trường Thiên An Môn do sinh viên lãnh đạo năm 1989 nhằm kêu gọi các quyền tự do dân chủ lớn hơn. Sau khi các quan chức tuyên bố các cuộc biểu tình là một cuộc bạo động và phát động một cuộc đàn áp quân sự đẫm máu - một chủ đề cấm kỵ ở Trung Quốc ngay cả ngày nay - cô đã từ bỏ kế hoạch trở thành một nhà báo để phục vụ mục đích tuyên truyền cho ĐCSTQ.

Hiện nay, Xu vẫn đang bị giam tại Trung tâm giam giữ Đông Thành, Bắc Kinh. Các thành viên gia đình cô không được phép đến thăm hoặc liên lạc với cô.

Cô Xu đã bị bỏ tù từ năm 2001 đến năm 2006 vì cung cấp chỗ ở cho các học viên Pháp Luân Công khác. Cô bị tra tấn, bị ép lao động khổ sai và bị ngược đãi trong tù. Cô và chồng mình đã bị cảnh sát của chính quyền giam giữ vào năm 2008, sau đó cô bị bỏ tù ba năm.

Ảnh Đại Kỷ Nguyên
Anh Yu Zhou và vợ Xu Na (phải). Cô Xu Na bị kết án tám năm tù vì tin vào Pháp Luân Công vào ngày 14/1/2022. (Ảnh: Được sự cho phép của Minghui.org)

Chồng cô là Yu Zhou, một nhạc sĩ nổi tiếng ở Bắc Kinh và là một học viên Pháp Luân Công, đã bị tra tấn đến chết trong khi bị giam giữ vào ngày 6/2/2008.

Pháp Luân Công, hay Pháp Luân Đại Pháp, là một môn khí công tu luyện cổ truyền theo nguyên lý Chân - Thiện - Nhẫn. Môn này gồm bộ phận tu tâm tính theo tiêu chuẩn Chân - Thiện - Nhẫn; và luyện 5 bài công pháp nhẹ nhàng, trong đó có một bài thiền định. Thông qua việc vừa tu, vừa luyện, học viên Pháp Luân Đại Pháp có thể đạt đến trạng thái thân thể khỏe mạnh, vô bệnh, và thăng hoa về cảnh giới tinh thần.

Pháp Luân Đại Pháp được đón nhận tại trên 100 quốc gia ở 5 châu lục với hơn 100 triệu người theo học.

Đọc thêm:

Pháp Luân Công là gì?

Vì sao ĐCS Trung Quốc muốn che giấu cuộc đàn áp Pháp Luân Công

Trong một bức ảnh chụp vào giữa những năm 1990, các học viên Pháp Luân Công luyện công tại một không gian ngoài trời ở thành phố Quảng Châu. (Ảnh: Minghui.org)

Tuy nhiên, lãnh đạo ĐCSTQ lúc bấy giờ là Giang Trạch Dân coi sự phát triển nhanh chóng như vậy là một thách thức to lớn đối với chiếc ghế quyền lực của mình. Vào tháng 6/1999, Giang Trạch Dân đã thành lập một tổ chức vượt trên cả luật pháp được gọi là "Phòng 610" với mục đích duy nhất là xóa sổ Pháp Luân Công. Một tháng sau, một chiến dịch đàn áp trên toàn quốc đã được phát động.

Kể từ đó, hàng triệu người đã bị giam giữ trong các nhà tù, trại lao động và các cơ sở khác, với hàng trăm nghìn người bị tra tấn trong khi bị giam giữ, theo trang Falun Dafa Information. Tuy nhiên, môn tu luyện này được thực hành tự do ở nhiều quốc gia và đã nhận được sự khen ngợi từ các quan chức trên khắp thế giới.

ĐCSTQ mở rộng danh sách 'dị giáo' để tăng cường đàn áp tôn giáo

Các tòa án của ĐCSTQ áp dụng điều 300 của Bộ luật Hình sự trong luật pháp Trung Quốc, để trừng phạt những người tham gia vào các tổ chức “dị giáo” (heretical) bằng các hình phạt tù nặng nề. Chế độ này cũng công bố danh sách các nhóm như vậy vài năm một lần.

Tuy nhiên, các nhóm tín ngưỡng, dù có trong danh sách hay không, đều bị tòa án Trung Quốc trừng phạt khi trích dẫn điều luật 300. Cả điều luật này lẫn danh sách các nhóm như vậy đều đã bị chính quyền ĐCSTQ sử dụng như một công cụ phỉ báng và đàn áp tôn giáo.

Trong hơn 20 năm, bất chấp cuộc bức hại và tuyên truyền thù hận, Pháp Luân Công không bị liệt vào nhóm dị giáo trong bất kỳ bộ luật và quy định nào của ĐCSTQ.

Ảnh Đại Kỷ Nguyên
Một cảnh sát Trung Quốc tiếp cận một học viên Pháp Luân Công tại Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh khi người này cầm biểu ngữ có chữ Trung Quốc “Chân Thiện Nhẫn”, nguyên lý cốt lõi của Pháp Luân Công. (Ảnh: Được sự cho phép của Minghui.org)

Tuy nhiên, vào ngày 26/7/2022, ĐCSTQ đã lặng lẽ mở rộng danh sách, thêm Pháp Luân Công vào vị trí số một trong danh sách mới được công bố, nhằm biện minh cho cuộc đàn áp tôn giáo.

Các học giả và các tổ chức nhân quyền quốc tế đã chỉ trích ĐCSTQ vì đã sử dụng danh sách này làm vũ khí để đàn áp tôn giáo ở Trung Quốc.

Vào ngày 2/12, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken đã thông báo trên trang web của Bộ Ngoại giao rằng, các quốc gia bao gồm Trung Quốc đã được chỉ định là quốc gia gây 'Quan ngại Đặc biệt' (Countries of Particular Concern) theo Đạo luật Tự do Tôn giáo Quốc tế năm 1998, vì nước này đã tham gia hoặc dung túng những vi phạm đặc biệt nghiêm trọng về tự do tôn giáo.

Thanh Hải

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ: ĐCSTQ tiếp tục bức hại các học viên Pháp Luân Công