Vai trò của WHO trong chiến dịch tuyên truyền của Bắc Kinh

Giúp NTDVN sửa lỗi

Một số thành viên đảng Cộng hòa của Ủy ban Giám sát Hạ viện đang yêu cầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cung cấp thông tin về mối quan hệ của tổ chức này với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), sau khi Bắc Kinh liên tục bị chỉ trích vì những sai lầm khi xử lý đại dịch virus ĐCSTQ.

The Epoch Times gọi virus Corona gây bệnh COVID-19 là virus ĐCSTQ, vì sự che đậy và quản lý sai lầm của ĐCSTQ khiến virus này lây lan khắp thế giới và gây ra đại dịch toàn cầu.

Trong một lá thư ngày 09/4 gửi cho Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus, các nhà lập pháp Hoa Kỳ đã đặt ra mối lo ngại rằng tổ chức quốc tế này đã ưu tiên hỗ trợ phục vụ lợi ích của Bắc Kinh hơn so với những quốc gia khác, bằng cách lặp lại những lời dối trá của chính quyền Trung Quốc về tình hình dịch bệnh và làm giảm mức độ nghiêm trọng của căn bệnh viêm phổi Vũ Hán (COVID-19).

Bức thư được đưa ra trong bối cảnh Ủy ban này đang điều tra về vai trò của ĐCSTQ trong việc lan truyền đại dịch, bao gồm cả chiến dịch tuyên truyền bóp méo thông tin ở quy mô lớn.

Chiến dịch bóp méo thông tin toàn cầu của ĐCSTQ chủ yếu nhằm chuyển hướng chỉ trích, gây bất hòa trên phạm vi quốc tế và khắc họa hình ảnh chính quyền Bắc Kinh đã ngăn chặn đại dịch bùng phát thành công. Các nhà lập pháp cũng chỉ trích nặng nề vai trò của ông Tedros , giám đốc của WHO.

Trong thư, các nhà lập pháp đã viết: “Trong suốt cuộc khủng hoảng, WHO đã né tránh việc điều tra trách nhiệm của ĐCSTQ đối với nguồn gốc của loại virus này”.

“Với tư cách là lãnh đạo của WHO, ông thậm chí đã vượt giới hạn tới mức ca ngợi sự 'minh bạch' của chính phủ Trung Quốc trong cuộc khủng hoảng; trong khi trên thực tế, chính quyền này đã liên tục lừa dối thế giới bằng cách giảm số liệu thống kê về số ca nhiễm và số ca tử vong vì virus Corona Vũ Hán thực tế của họ”.

Các tài liệu chính phủ nội bộ mà The Epoch Times thu thập được đã chứng minh cách thức ĐCSTQ cố tình báo cáo không đúng số liệu thực tế các trường hợp nhiễm virus ĐCSTQ, và kiểm soát các bình luận về sự bùng phát của đại dịch.

Các nhà lập pháp đã yêu cầu xem xét tất cả các tài liệu và thông tin liên lạc giữa WHO và Trung Quốc về sức khỏe cộng đồng và virus Corona Vũ Hán, cũng như số liệu thực của “tổng số người nhiễm bệnh và số người chết liên quan đến đại dịch COVID-19 hiện nay ở Trung Quốc, bao gồm cả những người bị nhiễm virus nhưng không có triệu chứng”.

Ngoài yêu cầu về một cuộc họp ngắn cấp nhân viên muộn nhất là vào ngày 16/4, các nhà lập pháp còn yêu cầu xem xét tất cả các tài liệu có từ tháng 8/2019.

Trong một bài đăng trên Twitter ngày 14/1, WHO đã lặp đi lặp lại tuyên truyền của Trung Quốc, nói rằng “các cuộc điều tra sơ bộ do chính quyền Trung Quốc thực hiện đã không tìm thấy bằng chứng rõ ràng về việc loại virus mới #coronavirus (2019-nCoV) có khả năng lây truyền từ người sang người được xác định ở #Wuhan, #Trung Quốc".

Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus phát biểu trong cuộc họp báo sau ủy ban khẩn cấp của WHO để thảo luận về việc liệu coronavirus, virus giống SARS, bùng phát ở Trung Quốc có phải là một trường hợp khẩn cấp y tế quốc tế hay không, vào ngày 30/1/2020 ở Genève (Ảnh: FABRICE COFFRINI / AFP qua Getty Images)

Tuần trước, một số thành viên đảng Cộng hòa của Ủy ban Giám sát đã gửi một lá thư riêng cho Ngoại trưởng Mike Pompeo, đề nghị ông cho biết thêm thông tin về cách Hoa Kỳ phản ứng với “những nỗ lực tuyên truyền nguy hiểm và không trung thực” của Trung Quốc.

Trong khi đó, ngày càng có nhiều người lên tiếng yêu cầu ngưng tài trợ cho WHO khi nhiều nhà lập pháp Hoa Kỳ tham gia cùng chính quyền Tổng thống Trump trong việc cáo buộc tổ chức này đang giúp che đậy các phản ứng yếu kém của ĐCSTQ. Tổng cộng, các khoản đóng góp tài chính của Hoa Kỳ, chiếm 22% trong số các quỹ được đánh giá của WHO từ các quốc gia thành viên.

Trách nhiệm của ĐCSTQ

Trong một cuộc phỏng vấn với ông Sean Hannity thuộc đài Fox News, Thượng nghị sĩ Lindsey Graham, Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Thượng viện cho biết, Bắc Kinh nên trả phí bồi thường cho Hoa Kỳ vì đã thất bại khi xử lý đại dịch.

Ngày 09/4, ông Graham đã nói với đài này rằng: “Điều đầu tiên tôi muốn làm là đưa Thượng viện Hoa Kỳ vào hồ sơ, trong đó chúng tôi không đổ lỗi cho ông Trump, chúng tôi đổ lỗi cho Trung Quốc. ĐCSTQ phải chịu trách nhiệm cho 16.000 cái chết của Mỹ và 17 triệu người Mỹ đang thất nghiệp”.

Ông Graham nói thêm rằng ông muốn hủy một số khoản vay từ Hoa Kỳ cho Trung Quốc.

Nikki Haley, cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hợp Quốc (LHQ), cũng ủng hộ ý tưởng thực hiện một cuộc điều tra độc lập về WHO.

Ngày 09/4, ông Haley đã nói trên chương trình “Fox & Friends” như sau: “Người dân Mỹ có quyền đặt câu hỏi cho WHO. Người dân Mỹ xứng đáng được biết tại sao Đài Loan bị bỏ qua và Trung Quốc thì được lắng nghe. Đó mới chính là những câu hỏi mà chúng ta cần có câu trả lời thực sự”.

“Tôi đã làm việc với những người này tại LHQ trong một thời gian dài... Họ lật mặt bất cứ khi nào họ bị chỉ trích và họ phải bị buộc chịu trách nhiệm, giống như cách chúng tôi sẽ yêu cầu bất kỳ cơ quan nào của Mỹ chịu trách nhiệm”.

Ngày 07/4, Tổng thống Donald Trump lần đầu tiên tuyên bố sẽ tạm dừng kế hoạch tài trợ cho WHO. Ông nói WHO đã quá “ưu ái” cho Trung Quốc, và chỉ trích tổ chức này đã phản đối quyết định ban đầu của ông về việc cấm du khách từ Trung Quốc nhập cảnh nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus ĐCSTQ sang Hoa Kỳ.

Du Miên

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Vai trò của WHO trong chiến dịch tuyên truyền của Bắc Kinh