Vị thế trung lập của Trung Quốc trong Chiến tranh Nga - Ukraine sụp đổ?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Bất chấp những lời kêu gọi mạnh mẽ của quốc tế yêu cầu Trung Quốc ngừng hỗ trợ Nga xâm lược Ukraine, nước này vẫn không ngừng 'viện trợ' cho phe xâm lược. Tuy nhiên, trước sự xuất hiện của bên thứ ba - Ấn Độ, liệu mối quan hệ hợp tác 'không giới hạn' của ông Tập dành cho người đồng cấp Putin có còn như xưa?

Hơn một tháng sau cuộc xâm lược và vài ngày sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden cảnh báo người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình không nên cứu cánh cho Nga, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã gặp người đồng cấp Nga, Sergei Lavrov, vào ngày 31/3 và cam kết rằng hai quốc gia “mong muốn tăng cường quan hệ song phương ngày càng bền chặt hơn” và “sự tự tin của họ trong việc phát triển hợp tác trên mọi phương diện thậm chí còn ổn định hơn”.

Theo thông cáo báo chí do Bắc Kinh đưa ra, ông Vương tránh sử dụng từ "xâm lược", đồng thời cáo buộc Hoa Kỳ có "tâm lý chiến tranh lạnh và sự đối đầu giữa khối liên minh quân sự NATO". Ông ca ngợi “những nỗ lực của Nga và tất cả các bên trong việc ngăn chặn một cuộc khủng hoảng nhân đạo quy mô lớn”. Ông cũng nhấn mạnh việc tuân thủ cái gọi là "nguyên tắc an ninh không thể chia cắt", vốn là lý do khiến Nga xâm lược Ukraine.

Thông cáo báo chí cũng dẫn lời ông Vương rằng, Trung Quốc “luôn đứng về phía bên phải của lịch sử”. Nói cách khác, ĐCS Trung Quốc đưa ra lời biện minh về mặt đạo đức cho việc ủng hộ cuộc xâm lược của Nga.

Phái đoàn SCO tại Bắc Kinh họp
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov (T) bắt tay Ủy viên Quốc vụ kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị trước cuộc họp giữa các ngoại trưởng và quan chức của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) tại Nhà khách Quốc gia Diaoyutai ở Bắc Kinh, Trung Quốc, vào tháng 4/2018. (Ảnh Getty Images)

Sau cuộc gặp giữa hai Bộ trưởng ngoại giao, ông Uông Văn Bân, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao tuyên bố rằng, “quan hệ đối tác Trung - Nga là không có giới hạn, vì hòa bình, vì an ninh để chống lại quyền bá chủ”.

Ba điểm “không có giới hạn kể trên” cho thấy Trung Quốc sẽ nỗ lực hết mình để hỗ trợ phe xâm lược. ĐCSTQ cuối cùng đã từ bỏ mặt trung lập, từ đó vô hiệu hóa mọi nỗ lực quốc tế nhằm kiềm chế Nga.

Trung Quốc rất kiên quyết trong việc ủng hộ kẻ xâm lược bởi vì ông Tập đã gặp mặt trực tiếp với ông Putin trên nhiều phương diện.

Thứ nhất, họ có chung tham vọng bá quyền. Ông Putin muốn sắp xếp lại trật tự thế giới để khôi phục vị thế của Nga với tư cách là một cường quốc trên thế giới. Trong khi đó, ông Tập muốn xây dựng một thế giới lấy Trung Quốc làm trung tâm.

Theo thông cáo chung ngày 4/2 được ký kết sau hội nghị thượng đỉnh Nga - Trung ở Bắc Kinh, “phía Nga đánh giá tích cực quan điểm của Trung Quốc về việc xây dựng một 'cộng đồng với một tương lai chung cho toàn nhân loại'” - đó là giấc mơ của ông Tập - trong khi “Trung Quốc tích cực đánh giá những nỗ lực của Nga trong việc thúc đẩy việc xây dựng một hệ thống quan hệ quốc tế công bằng và đa cực”.

Tổng thống Nga Putin là nhà lãnh đạo thế giới đầu tiên đồng ý tham dự Thế vận hội Mùa đông 2021 tại Trung Quốc sau khi các quan chức hàng đầu ở các nước khác tẩy chay. (Ảnh Getty Images)

Họ coi sự mở rộng lãnh thổ như một biểu tượng của việc khôi phục lại những vinh quang trong quá khứ. Do đó, ông Putin muốn nuốt chửng Ukraine, tuyên bố rằng nước này luôn là một phần của Nga. Ông Tập có ý định chiếm Đài Loan như một biểu tượng của “sự hồi sinh quốc gia vĩ đại của Trung Quốc” và tuyên bố rằng hòn đảo này về mặt lịch sử là của Trung Quốc.

Cả hai nhà lãnh đạo đều coi Hoa Kỳ là trở ngại lớn để đạt được các mục tiêu thống trị thế giới tương ứng của họ. Bằng cách xác định Hoa Kỳ là kẻ thù chung và đề nghị hỗ trợ lẫn nhau.

Như trong trường hợp Nga xâm lược Ukraine, ĐCS Trung Quốc coi các hành động của Mỹ là nỗ lực nhằm kiềm chế tham vọng “không gian chiến lược” của Nga, thỏa hiệp “môi trường địa chiến lược” và “ngăn chặn con đường phát triển” để “kiềm chế và đàn áp” Nga. Đây cũng là những lời buộc tội được sử dụng trong bài tường thuật của ĐCS Trung Quốc chống lại chính sách Trung Quốc của Hoa Kỳ.

Bên cạnh những mục tiêu chính sách chung này, sự ủng hộ của ông Tập đối với Nga còn xuất phát từ những lo ngại trong nước. Về mặt chiến lược, bằng cách ủng hộ Moscow hiện nay, ông Tập hy vọng sẽ có được sự ủng hộ của Nga nếu ông ra lệnh chiếm Đài Loan bằng vũ lực. Ngoài việc Trung Quốc hỗ trợ Nga, Mỹ sẽ sa lầy vào chiến trường Ukraine, giảm đáng kể áp lực quân sự đối với Bắc Kinh.

Về mặt chính trị, nếu ông Putin khuất phục quá dễ dàng trước sức ép của Mỹ, Washington sẽ có cơ hội hạ gục ông Tập, vì nhiều chuyên gia Hoa Kỳ coi ông Tập là thủ phạm làm rạn nứt quan hệ giữa Trung Quốc và thế giới phương Tây. Do đó, củng cố nước Nga là một cách để duy trì sự bảo vệ của ĐCSTQ và vai trò lãnh đạo của ông Tập.

Một tấm biển bên ngoài trụ sở của Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu, hay SWIFT, ở Terhulpen, gần Brussels, Bỉ, hôm 25/02/2022. (Ảnh Getty Images)

Về mặt tài chính, ông Tập có thể lợi dụng việc Nga bị loại khỏi hệ thống SWIFT để tăng cường sự phát triển của Hệ thống thanh toán liên ngân hàng xuyên biên giới (CIPS) dựa trên đồng nhân dân tệ, cung cấp một giải pháp thay thế cho hệ thống thanh toán quốc tế dựa trên đồng đô la. Đây là hy vọng được ấp ủ từ lâu của Trung Quốc trong việc phá vỡ thế độc quyền và thống trị tài chính của Hoa Kỳ. Mặc dù hiện tại, CIPS không sánh được với SWIFT về khối lượng giao dịch, nhưng nó lại hấp dẫn đối với các quốc gia là mục tiêu trừng phạt tiềm tàng của Hoa Kỳ.

Về mặt kinh tế, Trung Quốc cũng có thể tận dụng sự cô lập của Nga để đảm bảo một số nguồn cung cấp thiết yếu, chẳng hạn như năng lượng và ngũ cốc, để củng cố kho dự trữ của nước này. Cuộc xâm lược của Ukraine đã khiến giá dầu tăng vọt, và hầu hết dự đoán rằng nó sẽ dẫn đến tình trạng thiếu lương thực nếu chiến tranh không sớm kết thúc.

Trong tình huống như vậy, Trung Quốc có thể mong đợi có được nguyên liệu thô của Nga bằng cách hỗ trợ nỗ lực chiến tranh của Moscow. Điều này rất quan trọng khi Trung Quốc đang trải qua một cuộc khủng hoảng lương thực đang rình rập. Do đó, vào ngày 24/2, khi Nga phát động cuộc tấn công toàn diện vào Ukraine, Cục Hải quan Trung Quốc đã thông báo rằng lúa mì được sản xuất trên khắp nước Nga có thể được nhập khẩu vào Trung Quốc từ ngày đó trở đi. Ngược lại, chỉ có lúa mì từ bảy khu vực ở Nga được phép vào Trung Quốc do vấn đề ô nhiễm. Do đó, ĐCSTQ đang dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu lúa mì của Nga như một cử chỉ đoàn kết và là một biện pháp thiết thực để tăng cường dự trữ lương thực của Trung Quốc.

Tổng thống Nga Vladimir Putin (P) nói chuyện với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (T) trong chuyến thăm nhà máy đóng tàu Zvezda, khi Giám đốc công ty dầu mỏ khổng lồ của Rosneft Nga Igor Sechin (G) tháp tùng họ, bên ngoài cảng Vladivostok ở miền viễn đông Nga vào tháng 9/2019, trước khi bắt đầu Diễn đàn Kinh tế Phương Đông do Nga đăng cai tổ chức. (Ảnh Getty Images)

Nhưng 'tình yêu' của ông Tập dành cho người đồng cấp Putin có thể là 'con đường một chiều'. Tại một cuộc họp báo vào ngày 21/10 năm ngoái, ông Putin nói rằng Nga không có kế hoạch ký kết một liên minh quân sự với Trung Quốc. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Vương Nghị lúc đó đã lúng túng và trả lời rằng "mặc dù không có liên minh quân sự, nhưng mối quan hệ song phương đã cải thiện đáng kể".

Tuy nhiên, trong khi coi thường Trung Quốc về vấn đề này, ông Putin đã ký một hiệp ước quốc phòng kéo dài 10 năm với Ấn Độ, quốc gia có nhiều xung đột biên giới với Trung Quốc. Hơn nữa, theo tuyên bố chung ngày 4/2 được đưa ra sau hội nghị thượng đỉnh Tập-Putin, "cả hai bên đều có ý định phát triển hợp tác trong khuôn khổ 'Nga-Ấn Độ-Trung Quốc'". Nói cách khác, trong khi củng cố tình hữu nghị Trung-Nga, Ấn Độ cũng nên là một phần của thỏa thuận. Điều này cho thấy rõ ràng sự ưu tiên của Putin liên quan đến Trung Quốc và Ấn Độ.

Quan điểm được trình bày trong bài viết này là ý kiến ​​của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTDVN.

Ông Trình Tường (Ching Cheong) là chuyên gia về Trung Quốc, cựu nhà báo thâm niên của The Straits Times và nhà bình luận thời sự người Hoa. Ông tốt nghiệp Đại học Hong Kong. Trong sự nghiệp báo chí kéo dài hàng thập kỷ của mình, ông chuyên viết về tin tức chính trị, quân sự và ngoại giao ở Hồng Kông, Bắc Kinh, Đài Bắc và Singapore.

Huyền Anh



BÀI CHỌN LỌC

Vị thế trung lập của Trung Quốc trong Chiến tranh Nga - Ukraine sụp đổ?