Washington nghi ngờ việc Trung Quốc tuân thủ thỏa thuận thương mại

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ngày 13/1, Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc đã dẫn đầu một phái đoàn đến Washington, Hoa Kỳ để ký kết thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung giai đoạn 1. Tuy nhiên, vì trong quá khứ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vốn có tiền sử không giữ lời hứa, nên việc liệu ĐCSTQ có thể đảm bảo tuân theo thỏa thuận này hay không khiến Washington đầy ngờ vực.

Theo thông tin do Hoa Kỳ tiết lộ, sau khi thỏa thuận thương mại Trung - Mỹ giai đoạn 1 được ký kết, ĐCSTQ sẽ tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của Mỹ và sẽ không tiến hành thao túng tỷ giá hối đoái. Hơn nữa, Trung Quốc dự kiến sẽ mua hơn 200 tỷ USD hàng hóa của Mỹ trong vòng 2 năm, để bù đắp cho thâm hụt thương mại không ngừng gia tăng và tổn thất mà nông dân Mỹ phải chịu.

Nhưng theo tin từ tờ Bloomberg của Hoa Kỳ vào ngày 13 /1, mặc dù thỏa thuận giai đoạn 1 có thể coi là một chiến thắng chính trị, nhưng Đảng Cộng hòa và Dân chủ ở Washington cùng có chung nhận thức là: trong nhiều thập kỷ qua, các tổng thống Hoa Kỳ liên tiếp bị ĐCSTQ vốn không giữ lời hứa lừa dối.

Ông Tần Bằng, một nhà phân tích chính trị và kinh tế tại Hoa Kỳ, cho hay: "Việc Washington có những nghi ngờ như vậy là rất bình thường, bởi vì Trung Cộng có tiền sử tuân thủ các quy tắc là rất tệ, cả trong lẫn ngoài nước họ đều thay đổi xoành xoạch, hơi một tí là coi quy tắc vừa ký là “văn kiện đã quá hạn”, hoặc chỉ trích người tuân thủ là “không cần lấy pháp luật làm lá chắn”. Do đó, muốn Trung Cộng không diễn lại trò cũ, việc áp dụng cơ chế thực thi và trừng phạt mạnh mẽ là rất quan trọng".

Liên quan đến cơ chế thực thi thỏa thuận giai đoạn 1, Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ, ông Steven Mnuchin nói trên Fox News: "Đây là một quy định chấp pháp thực sự”. “Hơn nữa, nếu Trung Quốc không tuân thủ thỏa thuận, tổng thống sẽ bảo lưu quyền áp thuế, bao gồm cả thuế đã có và thuế bổ sung".

Ông Tần Bằng nói: "Hơn nữa, Hoa Kỳ đã định ra thời hạn khảo sát 90 ngày. Cố vấn thương mại Nhà Trắng Navarro hôm thứ Hai (13/1) nói rằng, nếu Đại diện thương mại Lighthizer cho rằng vấn đề này chưa được giải quyết một cách thích đáng, Hoa Kỳ có quyền đáp trả với tỷ lệ tương ứng, trong khi Trung Quốc cam kết không được trả đũa".

Ngoài ra, hôm thứ Hai (13/1), việc chính quyền Tổng thống Trump đã loại bỏ Trung Quốc khỏi danh sách quốc gia thao túng tiền tệ cũng được coi là một sự nhượng bộ khi thỏa thuận được ký kết. Hiếm khi hai đảng ở Hoa Kỳ có cùng một nghi vấn, nhưng lần này các nghị sĩ đều nhận định rằng ĐCSTQ đang thao túng tỷ giá hối đoái.

Ông Trịnh Hạo Xương, một nhà bình luận các vấn đề thời sự ở Hoa Kỳ đã phân tích, đối với một ĐCSTQ ‘nói một đằng làm một nẻo’, Hoa Kỳ cần có chiến lược thận trọng và kiềm chế. Về mặt chiến thuật, trong một số giai đoạn đặc thù có thể cần nới lỏng một chút.

Ông nói: "Ở một giai đoạn nhất định, Tổng thống Trump không chỉ phải đối mặt với đối thủ ĐCSTQ. Ông cùng một lúc sẽ phải đối mặt với nhiều đối thủ khó vây quanh. Ông cần có động thái thích hợp, tùy cơ ứng biến. Vì vậy, loại chế ước có chút nới lỏng là hợp lý. Điều quan trọng là Tổng thống Trump phải rất rõ ràng về các mục tiêu chiến lược của mình”.

Trong các cuộc đàm phán kinh tế và thương mại Mỹ - Trung 2 năm qua, ĐCSTQ đã hành xử không đúng mực. ĐCSTQ với tiền sử không giữ lời của mình thậm chí còn khiến cho cộng đồng quốc tế giật mình. Ví dụ, ĐCSTQ gia nhập Tổ chức thương mại (WTO) mười mấy năm qua, nhưng từ đầu đến cuối đều không thực hiện các cam kết. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Ngoài ra, năm ngoái, trước các cuộc biểu tình phản đối Dự luật Dẫn độ của người dân Hồng Kông, các quan chức Trung Quốc đã công khai công bố "Tuyên bố chung Trung - Anh" chỉ là một tài liệu lịch sử và không có bất kỳ ý nghĩa thực tế hoặc ràng buộc nào.

Theo phân tích của ông Tần Bằng, về nội dung của thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung giai đoạn 1, ĐCSTQ có nhiều nhân tố thuận lợi hơn nhân tố bất lợi. Ví dụ: lượng thịt lợn nhập khẩu lớn sẽ giúp giảm tác động của lạm phát do dịch lợn châu Phi ở Trung Quốc; việc các thị trường như dịch vụ tài chính mở cửa sẽ giúp ĐCSTQ thu hút vốn nước ngoài, và cũng sẽ giúp khắc phục ngành công nghiệp tài chính đang gặp khó khăn.. Thứ hai, việc thực thi thỏa thuận cũng có thể ngăn chặn sự leo thang của cuộc chiến thương mại, điều này sẽ có lợi cho việc khôi phục sự ổn định kinh tế của Trung Quốc.

Ông Tần Bằng tin rằng nếu ĐCSTQ vi phạm thỏa thuận giai đoạn 1, ngoài việc tăng thuế, Tổng thống Trump cũng có thể sử dụng các biện pháp trừng phạt tài chính đối với một số quan chức ĐCSTQ và các doanh nghiệp lớn. Đồng thời, ĐCSTQ cũng sẽ phải đối mặt với sự giận dữ cũng như chỉ trích mạnh mẽ của Hoa Kỳ và cộng đồng quốc tế.

Minh Thanh

Theo NTD



BÀI CHỌN LỌC

Washington nghi ngờ việc Trung Quốc tuân thủ thỏa thuận thương mại