WHO: Người tiêm chủng đậu mùa khỉ đều thuộc 'Thử nghiệm lâm sàng' để thu thập dữ liệu

Giúp NTDVN sửa lỗi

Một quan chức hàng đầu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thừa nhận rằng, tất cả những người tiêm chủng đậu mùa khỉ về cơ bản là một phần của một "thử nghiệm lâm sàng", nhằm thu thập thông tin về việc liệu mũi tiêm có hiệu quả hay không.

Bình luận được đưa ra khi Tổng giám đốc WHO, Tedros Adhanom Ghebreyesus, đã gạt bỏ ý kiến từ ban cố vấn của WHO và tuyên bố đậu mùa khỉ là tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu, đây là mức cảnh báo cấp cao nhất của cơ quan này. Lần gần nhất WHO ban hành tình trạng khẩn cấp như vậy là vào đầu năm 2020 khi tổ chức này đưa ra tuyên bố tương tự với COVID-19.

Tim Nguyen người đứng đầu đơn vị phụ trách các sự kiện tác động lớn, trực thuộc phòng ứng phó các mối nguy truyền nhiễm toàn cầu của WHO cho biết hiện chưa rõ hiệu quả của vaccine đậu mùa khỉ vì chưa được sử dụng trên quy mô lớn trước đây.

"Tôi muốn nhấn mạnh một điều rất quan trọng đối với WHO. Chúng tôi không chắc chắn về hiệu quả của những loại vaccine này vì chúng chưa từng được sử dụng trong bối cảnh và quy mô này trước đây", Tim Nguyen cho biết hôm 23/7 giờ địa phương.

Tim Nguyen sau đó nói rằng "khi những vaccine này được bàn giao, chúng sẽ được bàn giao trong bối cảnh nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng rồi thu thập dữ liệu sau đó, để nâng cao hiểu biết của chúng tôi về hiệu quả của những loại vaccine này".

Các ca nhiễm

Cho đến nay, đã có hơn 16.000 ca mắc bệnh đậu mùa ở khỉ ở hơn 75 quốc gia, và 5 ca tử vong ở châu Phi. Bệnh này lây lan chủ yếu ở đồng tính nam trong đợt bùng phát gần đây bên ngoài châu Phi.

Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus trong một cuộc họp báo tại trụ sở WHO, Geneva, 24/2/2020. (Fabrice Coffrini / AFP, qua Getty Images)

Khi tuyên bố tình trạng khẩn cấp, ông Ghebreyesus lưu ý rằng "hiện tại đây là một đợt bùng phát tập trung ở" những người đồng tính và "đặc biệt là những người có nhiều bạn tình". Trước năm 2022, virus chủ yếu phân bố ở miền tây và trung Phi, nơi đậu mùa khỉ là bệnh địa phương.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh của Mỹ (CDC), Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) đã cấp phép cho hai loại vaccine phòng đậu mùa khỉ: JYNNEOS — còn mang tên Imvamune hoặc Imvanex, và ACAM2000.

Theo các quan chức, nhiều trường hợp mắc bệnh đậu mùa ở khỉ của Mỹ nằm ở Thành phố New York. Cơ quan y tế của thành phố nói rằng, họ đã có được thêm nhiều vaccine JYNNEOS.

"Sở Y tế New York đã công bố kế hoạch phân bổ vaccine JYNNEOS tiếp theo của mình", Sở Y tế Thành phố New York cho biết trong một tuyên bố vào ngày 21/7. "Khoảng 26.000 liều bổ sung đã được chuyển đến Thành phố New York như một phần của Giai đoạn 2b từ chính phủ liên bang và tiểu bang, và sẽ được phân phối thông qua các phòng khám, qua các điểm tiêm chủng hàng loạt, và giới thiệu qua cộng đồng. Các cá nhân sẽ có thể đặt lịch hẹn từ ngày 24/7 đến ngày 13/8".

Châu Âu là trung tâm của dịch đậu mùa khỉ, theo các quan chức cho biết. Ông Ghebreyesus cho biết hôm 23/7 rằng "đánh giá của WHO là, nguy cơ mắc đậu mùa khỉ là vừa phải trên toàn cầu và ở tất cả các khu vực, ngoại trừ khu vực châu Âu, nơi chúng tôi đánh giá nguy cơ là cao".

Nhưng tuần trước, CDC Mỹ đã xác nhận ca nhiễm đậu mùa khỉ đầu tiên ở trẻ em tại hai bang riêng biệt. "Cả hai em đó đều được truy vết bệnh đến từ những cá nhân từ cộng đồng đàn ông quan hệ tình dục với đàn ông, cộng đồng đồng tính nam", Giám đốc CDC Rochelle Walensky cũng cho biết. Hiện chưa rõ làm thế nào các em nhiễm virus.

Cao Dương

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

WHO: Người tiêm chủng đậu mùa khỉ đều thuộc 'Thử nghiệm lâm sàng' để thu thập dữ liệu