WHO thay đổi thái độ với vaccine, nghi ngờ rằng vaccine không thể kết thúc đại dịch COVID

Giúp NTDVN sửa lỗi

Vào tháng 5, Giám đốc Khu vực Châu Âu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Hans Kluge nói: "Đại dịch sẽ chấm dứt khi chúng ta đạt được tỷ lệ tiêm chủng tối thiểu 70%". Tuy nhiên, cuối tuần trước, ông trở nên bi quan về khả năng của vaccine trong việc chấm dứt đại dịch COVID, khi các biến thể mới làm tiêu tan hy vọng đạt được khả năng miễn dịch cộng đồng thông qua chương trình tiêm vaccine.

Tờ ET Healthworld đưa tin, thứ Sáu ngày 10/9, ông Hans Kluge, Giám đốc Khu vực Châu Âu của WHO nói với báo giới: "Đối mặt với khả năng virus có thể tồn tại trong nhiều năm, các quan chức y tế hiện phải có kế hoạch dự kiến về việc điều chỉnh chiến lược tiêm chủng, đặc biệt là về vấn đề liều lượng bổ sung".

Khi được AFP hỏi liệu tỷ lệ tiêm chủng cộng đồng tối thiểu 70% có còn là mục tiêu hay không hay liệu có cần nâng tỷ lệ tối thiểu đó lên hay không, ông Kluge thừa nhận rằng tình hình đã thay đổi do các biến thể mới có khả năng lây truyền cao hơn, chẳng hạn như Delta.

Ông nói: “Tôi nghĩ rằng nó khiến chúng ta thấy rằng mục đích của việc tiêm chủng là hàng đầu và quan trọng nhất là để ngăn ngừa bệnh tiến triển nghiêm trọng hơn, và ngăn ngừa tử vong.

"Nếu chúng ta cho rằng COVID sẽ tiếp tục đột biến và song hành với chúng ta, giống như dịch cúm, thì chúng ta nên có kế hoạch dự kiến để điều chỉnh dần chiến lược tiêm chủng theo sự lây truyền của bệnh dịch và tập hợp các kiến ​​thức thực sự quý giá về tác động của các mũi vaccine bổ sung", ông nói thêm.

Các nhà dịch tễ học hiện nay cho rằng, khả năng tiêm vaccine để miễn dịch cộng đồng là điều không thực tế, mặc dù vaccine vẫn là yếu tố quan trọng để ngăn chặn đại dịch.

Tỷ lệ tiêm chủng cao cũng là điều cần thiết để "giải tỏa áp lực từ các hệ thống chăm sóc sức khỏe" vốn rất cần nguồn lực để điều trị các bệnh khác đang phải chờ đợi vì COVID, ông Kluge nói.

Biến thể Delta được coi là có khả năng lây truyền cao hơn 60% so với biến thể Alpha có ưu thế trước đó và khả năng lây lan gấp đôi so với virus ban đầu.

Theo kết quả nghiên cứu hồi tháng 7/2021 của nhóm khoa học Đại học Oxford, xét nghiệm dịch mũi của những người đã tiêm chủng COVID-19 đầy đủ bị nhiễm COVID-19 chủng Delta cho thấy tải lượng virus gấp 251 lần so với những người bị nhiễm COVID-19 hồi tháng 3-4/2020.

Trong khi giảm nhẹ triệu chứng khi nhiễm virus, vaccine COVID-19 khiến những người được tiêm chủng bị nhiễm biến thể Delta mang theo tải lượng virus cao bất thường mà lúc đầu không biểu hiện triệu chứng bệnh. Do đó, họ có khả năng trở thành những người siêu lây lan không có triệu chứng trong cộng đồng. Hiện tượng này có thể là nguồn gốc của sự gia tăng khủng khiếp sau tiêm chủng ở các quần thể được tiêm chủng nhiều trên toàn cầu.

Báo cáo thống kê mới nhất của bộ Y tế Anh Quốc ngày 3/9 cũng cho thấy, biến thể Delta lây lan mạnh mẽ nhất và là kẻ giết người số hai, sau Alpha. Số liệu cũng chỉ ra rằng: số người tử vong vì biến thể Delta đã tiêm vaccine cao gấp hơn hai lần so với số người chưa tiêm vaccine và chiếm 2/3 tổng số người tử vong vì biến thể này, chủ yếu ở độ tuổi 50 trở lên.

Số liệu thống kê của Bộ Y tế Anh cũng cho thấy một sự thật vốn đã được kết luận qua số liệu thống kê toàn cầu, là nhóm người dưới 50 tuổi có thể vượt qua COVID-19 hoặc biến thể Delta dễ dàng hơn, cho dù đã tiêm hay chưa tiêm vaccine. Với biến thể Delta, nhóm người này (thông thường có bệnh nền ít hơn) có thể vượt qua với tỷ lệ tử vong thấp.

Tình hình tương tự cũng xảy ra ở Israel, nơi vào tháng 8, Giám đốc Bệnh viện Herzog ở Jerusalem, bệnh viện lớn thứ ba của thành phố, là trung tâm hàng đầu của Israel về chăm sóc, điều trị và nghiên cứu chấn thương tâm lý cho biết, 95% bệnh nhân COVID-19 có triệu chứng nghiêm trọng của bệnh viện là người đã tiêm vaccine. Đồng thời, 85 - 90% tất cả các trường hợp nhập viện là những người đã được tiêm vaccine, theo The Vision Times.

Theo NBC News, Giám đốc CDC, Tiến sĩ Rochelle Walensky cho biết, những người nhiễm biến thể Delta, dù đã tiêm chủng hay chưa tiêm chủng, đều có tải lượng virus cao hơn so với nhiễm những biến thể COVID khác. Điều này có nghĩa là ngay cả những người đã tiêm chủng cũng có thể lây truyền virus cho những người khác.

Bà Walensky cũng cho biết các loại vaccine COVID-19 hiện tại có hiệu quả tốt đối với việc ngăn ngừa các ca bệnh nghiêm trọng, bao gồm cả những trường hợp do các biến thể đã biết của nó gây ra. Tuy nhiên, sự lây lan tiếp tục của virus có thể cho phép căn bệnh này biến thể và vượt ra ngoài khả năng bảo vệ của vaccine, New York Post cho hay.

The Independent News&Media cho hay, các nhà dịch tễ học hiện nay cho rằng việc đạt được miễn dịch cộng đồng thông qua việc sử dụng vaccine là không thực tế.

Virus càng dễ lây lan, thì ngưỡng đạt được miễn dịch cộng đồng càng cao. Khi có đủ số người miễn dịch thì virus ngừng lưu hành. Do vậy, lây nhiễm tự nhiên là cách đạt được miễn dịch cộng đồng.

Vào thứ Năm (ngày 9/9), Cơ quan Thuốc Châu Âu (EMA) đã công bố một biến thể coronavirus mới được gọi là “Mu”. Biến thể này có khả năng trở thành một biến thể đáng lo ngại do khả năng chống lại các kháng thể trong vắc xin cao hơn. Nó hiện có mặt tại 39 quốc gia trên toàn thế giới và 49 tiểu bang của Hoa Kỳ.

Nguyên Hương



BÀI CHỌN LỌC

WHO thay đổi thái độ với vaccine, nghi ngờ rằng vaccine không thể kết thúc đại dịch COVID