Ý kiến chuyên gia: Thế giới nên tập trung vào Hong Kong

Giúp NTDVN sửa lỗi

Những ngày gần đây, ĐCSTQ đang thúc đẩy việc đề xuất "Luật An ninh Quốc gia" đối với Hong Kong, khiến Hong Kong trở thành tâm điểm của sự chú ý toàn cầu.

Ngày 20/5, ông Kyle Bass, giám đốc đầu tư của Hayman Capital Management, đã viết trên Newsweek rằng: “Hong Kong hiện đang trong tình trạng hỗn loạn chính trị tồi tệ nhất kể từ thời kỳ chiến tranh nha phiến. Mọi người nên chú ý đến vấn đề của Hong Kong”.

Bài viết của ông Bass mang tên "Mọi người nên tập trung vào Hong Kong".

Ông Bass cho biết: “Trên trường chính trị quốc tế, có rất ít sự chắc chắn trong những thời điểm bất ổn. Nhưng tôi có thể dự đoán rằng mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Hong Kong đang có những thay đổi lớn”.

Kể từ ngày 22/5, các nhà lãnh đạo của ĐCSTQ đã triệu tập Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc (NPC) hàng năm. Tại cuộc họp, các quan chức này đã đưa ra các bài thảo luận về tình trạng của Hong Kong. Cụ thể, họ sẽ áp đặt các khoản luật, cũng như các quyền khác lên Hong Kong. Ông Bass nói, “nếu dự luật này được thông qua, Hoa Kỳ và Anh sẽ chống trả - với những hậu quả nghiêm trọng về lâu dài.

Xung đột ý thức hệ giữa nền dân chủ tự do của Hong Kong và chế độ cầm quyền độc tài của ĐCSTQ đã biến Hong Kong thành “Chiến địa số 0” (Ground Zero - từ ngữ ám chỉ nơi Tòa Tháp Đôi World Trade Center đã bị khủng bố phá hủy ngày 11/9/2001). Mùa hè năm ngoái, người dân Hong Kong đã chứng minh rằng dù họ ở bất kỳ đâu cũng sẽ giành lại được nền dân chủ. Vào thời điểm đó, hơn 2 triệu người Hong Kong (chiếm 26% tổng dân số) đã xuống đường để kháng nghị một cách hết sức ôn hòa và dũng cảm, nhằm phản đối đề nghị của chính quyền Bắc Kinh về việc áp đặt dự luật dẫn độ vào Hong Kong.

Người dân Hong Kong đã hoàn toàn mất niềm tin vào nhà lãnh đạo tối cao của đặc khu - bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Lin Zheng Yue) (thường được biết đến với tên Carrie Lam) và lực lượng cảnh sát Hong Kong. Những người biểu tình ôn hòa bị đối xử tàn nhẫn, những người ủng hộ dân chủ bị bắt giữ bất hợp pháp và ĐCSTQ tìm mọi cách để can thiệp sâu vào các hoạt động hàng ngày của Hội đồng Lập pháp Hong Kong. Trong cuộc họp lập pháp gần đây nhất ở Hong Kong, một trận chiến khốc liệt đã nổ ra giữa các thành viên “thân” chính quyền Bắc Kinh và các thành viên thuộc Đảng Dân chủ, khiến người ta nghĩ rằng một kịch bản về sự kiện nào đó có thể xảy đến...

Kể từ khi các cuộc biểu tình nổ ra vào năm ngoái, người dân Hong Kong đã nhận được sự quan tâm và hỗ trợ về nhiều mặt từ khắp nơi trên thế giới.

Tuy nhiên, hiện tại các tin tức về vấn đề tại Hong Kong đã bị thay thế bằng những tin tức khác để che đậy. Nhưng trong tuần này, thế giới nên một lần nữa tập trung vào Hong Kong”, ông Bass cho biết.

Tại NPC, ĐCSTQ đã thúc đẩy Hong Kong thực thi một bộ luật với ‘đặc quyền Trung Quốc’, để trao cho chính quyền Bắc Kinh quyền lực có thể làm bất cứ điều gì họ muốn. Điều này sẽ làm “lung lay” Tuyên bố Trung-Anh [ký kết vào] năm 1984, trong đó Trung Quốc đồng ý cho phép Hong Kong tiếp tục hoạt động "độc lập" cho đến năm 2047. Sau 156 năm cai trị của Anh, người dân ở Hong Kong đã được hưởng rất nhiều quyền tự do. Tuy nhiên, ĐCSTQ hiện đang nỗ lực áp chế các cơ quan lập Pháp lên Hong Kong, và người dân hòn đảo này đang tích cực tổ chức các cuộc biểu tình quy mô lớn hơn với hy vọng các quốc gia trên thế giới sẽ chung tay hỗ trợ.

Gần đây, Ngoại trưởng Mike Pompeo tuyên bố rằng, ông sẽ không tiếp tục trao quyền đặc biệt cho Hong Kong cho đến khi ông thấy được kết quả của NPC (có nghĩa là ông Pompeo sẽ không trao quyền tự trị cho Hong Kong cho đến khi NPC mở cuộc họp báo cáo đánh giá).

Tuy nhiên, không rõ làm thế nào ông Pompeo có thể tiếp tục xác minh "quyền tự chủ" đối với Hong Kong, sau khi chứng kiến “một ​​sự việc đẫm máu đầu tiên trên thế giới” vào thời điểm cuối năm 2019 tại hoàn đảo này. Tổ chức Ân xá Quốc tế đã viết một bài báo tiết lộ "các vụ bắt giữ tùy tiện ở Hong Kong bởi những cảnh sát; cảnh sát còn giam giữ, đánh đập tàn nhẫn và tra tấn tàn khốc". Có thể nói rằng đây không phải là một hành động tốt, bất kỳ quốc gia dân chủ nào đều sẽ không chống lại những người biểu tình ôn hòa.

Thật không may cho người dân Hong Kong, đây là một cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng nhất ở Hong Kong kể từ sau chiến tranh nha phiến giữa Trung-Anh. Hiện tại, đặc khu tài chính này đã rơi vào khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất trong lịch sử.

Ông Bass cho biết: “Trong 10 năm qua, tôi đã nghiên cứu kỹ hệ thống ngân hàng của Trung Quốc và Hong Kong. Tôi nhận thấy rằng Hong Kong đang phải duy trì [nền kinh tế của mình] bằng các khoản vay”.

Những gì xảy ra ở Hong Kong sẽ không giới hạn và dừng lại ở hòn đảo này. Một mặt, ĐCSTQ đã dựa vào các yếu điểm của hệ thống chính trị phương Tây để bành trướng, mặt khác chính quyền này ngày càng [ra sức] đàn áp các nền chính trị dân chủ khác. Những hệ lụy này sẽ còn lan sang tới cả Đài Loan. Những cuộc chiến ở Hong Kong đã ảnh hưởng đến chính trị Đài Loan. Khi chứng kiến ​chính quyền Bắc Kinh đang cố gắng kiểm soát Hong Kong, một số lượng lớn cử tri Đài Loan đã lên án các ứng cử viên ủng hộ chính quyền Bắc Kinh và bầu bà Thái Anh Văn (Tsai Ing-wen) làm Tổng thống. Bà Thái Anh Văn đã hứa sẽ bảo vệ nền dân chủ và chủ quyền của Đài Loan. Đây là lý do chính tại sao bà Thái tái đắc cử. Các cử tri Đài Loan cũng sẽ tiếp tục quan sát những tình hình ở Hong Kong, vì họ biết rõ về “một ĐCSTQ đầy tham vọng” và những tiếng xấu lan xa.

Thế giới nên tập trung vào Hong Kong. Đây không chỉ là số phận của hàng triệu người biểu tình ôn hòa, mà còn liên quan đến nền dân chủ thế giới, điều này vi phạm cam kết và trật tự toàn cầu. Nếu chính quyền Bắc Kinh vẫn tiếp tục thay đổi điều kiện tham gia, thì trật tự toàn cầu thật sự sẽ [phát sinh] thay đổi lớn.

Lý Tịnh

Theo Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Ý kiến chuyên gia: Thế giới nên tập trung vào Hong Kong