YouTube thừa nhận các cụm từ chống ĐCSTQ bị xóa do ‘lỗi kỹ thuật’

Giúp NTDVN sửa lỗi

YouTube thừa nhận rằng trang này đã xóa khỏi phần bình luận một số cụm từ tiếng Trung có ý chỉ trích Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

“Có vẻ như đây là một lỗi trong các hệ thống thực thi của chúng tôi và chúng tôi đang điều tra”, một người phát ngôn của YouTube đã nói với The Verge vào ngày 26/5.

Một tuần trước đó, khi The Epoch Times hỏi Google, công ty sở hữu YouTube, về vấn đề này, công ty đã không thừa nhận rằng việc xóa bình luận đang diễn ra, mặc dù có rất nhiều bằng chứng đã được cung cấp.

Vào ngày 13/5, Jennifer Zeng, một blogger và là người sáng tạo nội dung trên nền tảng YouTube cho biết, các bình luận biến mất một cách khó hiểu và hầu hết các vụ việc này đều tập trung vào các tin tức và bình luận về Trung Quốc.

Cô Zeng đã đăng một video của một người chứng minh việc các bình luận bị xóa và những người khác đã xác nhận điều đó. Đài Loan cũng đã đưa tin về vấn đề này.

The Verge phát hiện rằng những phàn nàn sớm nhất từ một số người dùng đã xuất hiện vào tháng 10/2019 trên các trang trợ giúp chính thức của YouTube.

Một cụm từ có vẻ bị cấm là gongfei - tức “cộng phỉ”. Từ này dường như xuất hiện từ thời nội chiến Trung Quốc.

Một cụm từ khác đã bị xóa là wumao - tức “ngũ mao”, có nghĩa đen là “năm mươi xu”, và thường được sử dụng để ám chỉ đội ngũ dư luận viên mà ĐCSTQ sử dụng để thúc đẩy các chiến dịch tuyên truyền trực tuyến của mình. Có tin đồn cho rằng đội ngũ bình luận viên này từng được trả khoảng 50 xu/1 bình luận cho mỗi bài.

The Epoch Times đã kiểm tra liên tục cả 2 cụm từ trên trong các tài khoản YouTube và các video khác nhau nhưng luôn thu được cùng một kết quả - các bình luận đã bị xóa trong khoảng 20 giây.

Trong một lá thư gửi ngày 26/5, dân biểu Jim Banks đã đặt câu hỏi với Google về việc xóa bình luận, yêu cầu công ty này “phác thảo chính sách của Google để ngăn chặn sự chỉ trích đối với bộ phận tuyên truyền trên Internet của ĐCSTQ”.

Ông Banks đã chỉ ra rằng, một mặt Google đang nói rằng “họ không thể [giám sát nội dung liên quan] đến việc cảnh sát bán thuốc phiện, phối hợp khủng bố hay các nội dung bất hợp pháp” và do đó cần được bảo vệ khỏi trách nhiệm đối với nội dung của người dùng theo Mục 230 của Đạo luật về Thông tin liên lạc; nhưng mặt khác, công ty có đủ nguồn lực để “chặn những lời chỉ trích về một chế độ độc tài tàn bạo”.

Logo của Google và YouTube được nhìn thấy ở lối vào văn phòng Google ở ​​Los Angeles, California, vào ngày 21/11/2019. (Robyn Beck / AFP qua Getty Images)
Logo của Google và YouTube được nhìn thấy ở lối vào văn phòng Google ở ​​Los Angeles, California, vào ngày 21/11/2019. (Robyn Beck / AFP qua Getty Images)

Mối liên hệ với ĐCSTQ

Google đã nhiều lần bị chỉ trích với cáo buộc “cúi đầu” trước ĐCSTQ.

Kể từ năm 2018, công ty này đã hợp tác với một cơ quan nghiên cứu trí tuệ nhân tạo (AI) hàng đầu tại Đại học Tsinghua, một tổ chức học thuật uy tín của Trung Quốc, vốn cũng tiến hành nghiên cứu AI cho quân đội Trung Quốc.

Google cũng phải đối mặt với những lời chỉ trích sau khi có tiết lộ rằng vào năm 2018 họ đã bí mật phát triển một ứng dụng tìm kiếm có tính kiểm duyệt cho thị trường Trung Quốc, như là một phần của dự án có tên là “Dragonfly”.

Theo thông tin nội bộ rò rỉ mà The Intercept nắm được, ứng dụng Google được thiết kế để liên kết lịch sử tìm kiếm của người dùng với số điện thoại của họ, giúp chính quyền ĐCSTQ xác định các mục tiêu bất đồng chính kiến ​​dễ dàng hơn.

Các nhà lập pháp, những người ủng hộ nhân quyền và thậm chí một số nhân viên của Google đã lên tiếng chống lại dự án này, nó dường như đã bị gác lại sau đó.

Google đã chạy phiên bản kiểm duyệt của công cụ tìm kiếm tại Trung Quốc từ năm 2006 đến năm 2010, nhưng đã rời khỏi thị trường này sau khi Google cho biết rằng đã có một cuộc tấn công mạng có nguồn gốc từ Trung Quốc, đã nhắm vào tài khoản Gmail của hàng chục nhà hoạt động vì nhân quyền ở Trung Quốc.

Những vi phạm của ĐCSTQ

Theo các cơ quan giám sát, ĐCSTQ là một trong những chính quyền vi phạm nhân quyền tồi tệ nhất thế giới. Trong những thập kỷ gần đây, chính quyền này đã giết chết hàng trăm ngàn tù nhân lương tâm để bán nội tạng của họ làm nguồn cấy ghép. Kết luận này được xác định dựa trên nghiên cứu sâu rộng được thực hiện kể từ khi các cáo buộc về tội ác này lần đầu tiên xuất hiện vào năm 2006.

Năm 2019, một tòa án độc lập ở London đã kết luận rằng việc mổ cướp nội tạng cưỡng bức của ĐCSTQ đối với các tù nhân lương tâm đã diễn ra trong nhiều năm tại Trung Quốc “trên một quy mô đáng kể”, và vẫn đang tiếp diễn cho đến ngày nay.

ĐCSTQ điều hành hệ thống kiểm duyệt Internet tinh vi nhất thế giới, sử dụng hàng chục ngàn người để xóa nội dung theo cách thủ công và tạo các bài đăng, nhận xét tiêu cực hoặc tích cực dựa trên các hướng dẫn của chính quyền này.

ĐCSTQ yêu cầu các công ty nước ngoài hoạt động tại Trung Quốc phải kiểm duyệt các chủ đề mà họ cho là “nhạy cảm”, ví dụ như: dân chủ, nhân quyền, cuộc đàn áp đang diễn ra ở Trung Quốc đối với các học viên Pháp Luân Công, các tín đồ Kitô ngầm, người Duy Ngô Nhĩ, nhà hoạt động nhân quyền, và những người khác. Các công ty cũng buộc phải chia sẻ với chính quyền này bất kỳ dữ liệu nào của họ được lưu trữ ở Trung Quốc.

Philipp Justus (trái), Phó Chủ tịch Google Trung Âu, Sundar Pichai (giữa), Giám đốc điều hành của Google và Giám đốc cao cấp Chính sách công và Quan hệ chính phủ Annette Kroeber-Riel (phải) tạo dánh trước giới truyền thông, trước lễ khai mạc đại diện Berlin của Google Đức ngày 22/1/2019 tại Berlin, Đức. (Ảnh của Carsten Koall / Getty Images)
Philipp Justus (trái), Phó Chủ tịch Google Trung Âu, Sundar Pichai (giữa), Giám đốc điều hành của Google và Giám đốc cao cấp Chính sách công và Quan hệ chính phủ Annette Kroeber-Riel (phải) tạo dáng trước giới truyền thông, trước lễ khai mạc đại diện Berlin của Google Đức ngày 22/1/2019 tại Berlin, Đức. (Ảnh của Carsten Koall / Getty Images)

Giám đốc điều hành Google Sundar Pichai trước đây đã nói rằng công ty đã đầu tư vào Trung Quốc trong nhiều năm và có kế hoạch tiếp tục làm như vậy.

Chính quyền Trump đã nhấn mạnh vào các chiến dịch đẩy lùi ĐCSTQ, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ và mạng.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo cho biết: “Chúng ta cần phải đảm bảo rằng các công ty của chúng ta sẽ không thực hiện các thỏa thuận giúp tăng cường quân đội đối thủ hoặc thắt chặt sự đàn áp của chế độ độc tài ở quốc gia đó (ám chỉ Trung Quốc và chính quyền ĐCSTQ)”.

Du Miên

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

YouTube thừa nhận các cụm từ chống ĐCSTQ bị xóa do ‘lỗi kỹ thuật’