100 triệu người tu luyện Pháp Luân Công năm 1999 ấy, họ giờ đang nơi đâu?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trong những năm 1990, pháp môn tu luyện thân và tâm Pháp Luân Đại Pháp (còn gọi là Pháp Luân Công) với chân lý luôn sống theo "Chân - Thiện - Nhẫn" đã thu hút từ 70 triệu đến 100 triệu người Trung Quốc tin theo và thực hành. Nhưng chỉ sau một đêm, họ trở thành nạn nhân của một chiến dịch càn quét sâu rộng từ ĐCSTQ hòng "bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính, hủy hoại thân thể" của họ, và những con người thiện lương bị cầm tù ấy đã trở thành kho dự trữ cho ngành công nghiệp cấy ghép tạng phồn thịnh của Trung Quốc...

Nếu bạn đã từng đến Trung Quốc, bạn có thể thấy rằng mọi người dân nước này đều thích luyện tập các hình thức khí công (chuyển hóa năng lượng) khác nhau ở ngoài trời, chủ yếu là trong công viên. Tuy nhiên, vào đầu những năm 1990, có một pháp môn thiền định với các bài tập theo tôn chỉ "hoãn mạn viên" đang ngày càng trở nên phổ biến tại Trung Quốc. Nhưng chỉ sau một đêm, hầu như tất cả các học viên của pháp môn này đột nhiên biến mất.

Hàng chục nghìn người, thuộc mọi tầng lớp trong xã hội và ở mọi lứa tuổi, đã cùng nhau đến các khu vực công cộng khác nhau trên khắp Trung Quốc vào mỗi buổi sáng để thực hiện các bài tập nhẹ nhàng của môn khí công này trong một hoặc hai giờ, trước khi đi làm hoặc đi học. Rồi đột nhiên sau ngày định mệnh 20/7/1999, người ta không còn thấy họ ở bất kỳ đâu.

Pháp môn luyện tập ấy là gì? Tại sao mọi người lại bị thu hút bởi hệ thống các bài tập thiền định đặc biệt này? Và tại sao tất cả những công dân bình thường, tuân thủ pháp luật này lại biến mất?

Các học viên Pháp Luân Đại Pháp (Pháp Luân Công) luyện công nhóm tại Nhà máy ô tô số 1 của thành phố Trường Xuân trước tháng 7/1999. (Ảnh: Minh Huệ)
Các học viên Pháp Luân Đại Pháp (Pháp Luân Công) luyện công nhóm tại Nhà máy ô tô số 1 của thành phố Trường Xuân trước tháng 7/1999. (Ảnh: Minh Huệ)

Nguồn gốc của khí công ở Trung Quốc vốn rất sâu xa, và người dân nước này thường quan tâm đến khí công vì tác dụng tích cực của nó đối với sức khỏe của mỗi người. Khí công là một hệ thống các bài tập thiền của Trung Quốc, và có rất nhiều loại. Nhưng một hình thức khí công đã xuất hiện vào năm 1992, hoàn toàn miễn phí và khuyến khích mọi người cải thiện bản thân từ nội tại.

Được ông Lý Hồng Chí giới thiệu vào năm 1992, Pháp Luân Đại Pháp (còn được gọi là Pháp Luân Công) đã trở thành một cái tên quen thuộc trong suốt những năm 1990 tại Trung Quốc. Mọi người dân trên toàn nước này đã nói với bạn bè và gia đình của họ để thực hành theo pháp môn tự tu luyện thân và tâm này, bởi vì họ thấy được tác dụng thực sự — nhiều người theo học Pháp Luân Đại Pháp đã báo cáo về những cải thiện trong tinh thầnthể chất mà họ thể nghiệm. Ngoài ra, pháp môn này cũng giúp họ chữa lành các loại bệnh mà dù Tây y hay các phương pháp điều trị Đông y đều không thể chữa khỏi.

Mọi người dân Trung Quốc đều đón nhận Pháp Luân Đại Pháp, không chỉ vì các bài tập thiền định mà còn vì bộ phận các bài giảng dạy đề cao đạo đức trong pháp môn này. Nội dung các bài giảng có thể được tóm tắt trong 3 từ: “Chân - Thiện - Nhẫn”.

Những người có tính khí nóng nảy đã có thể cải thiện bản thân và trở nên khoan dung hơn. Những người có mối quan hệ căng thẳng với vợ/chồng hoặc các thành viên trong gia đình của họ có thể đạt được một môi trường gia đình hài hòa. Những người từng là sinh viên hoặc công nhân sẽ tập trung vào việc làm thế nào để trở thành sinh viên tốt hơn hoặc công nhân tốt hơn. Những người này được truyền cảm hứng để tự ứng xử theo các tiêu chuẩn đạo đức cao hơn.

Trẻ em và người lớn tu luyện Pháp Luân Đại Pháp (Pháp Luân Công) tại Quảng trường Cung điện Thanh niên Thạch Gia Trang, Trung Quốc vào đầu năm 1999. (Minh Huệ)
Trẻ em và người lớn tu luyện Pháp Luân Đại Pháp (Pháp Luân Công) tại Quảng trường Cung điện Thanh niên Thạch Gia Trang, Trung Quốc vào đầu năm 1999. (Minh Huệ)
Người dân tập bài công pháp thứ hai của Pháp Luân Đại Pháp (Pháp Luân Công) ở Đông Bắc Trung Quốc vào năm 1998. (Minh Huệ)
Người dân tập bài công pháp thứ hai của Pháp Luân Đại Pháp (Pháp Luân Công) ở Đông Bắc Trung Quốc vào năm 1998. (Minh Huệ)

Chỉ một năm sau khi giới thiệu pháp môn tu luyện này tới công chúng, Đại sư Lý đã giành được tất cả các giải thưởng cao nhất tại Hội chợ Sức khỏe Đông Phương năm 1993 được tổ chức tại Bắc Kinh, bao gồm “Giải thưởng Tiến bộ Khoa học Đột phá” và “Giải Vàng Đặc biệt”. Đồng thời, Đại sư Lý cũng được trao tặng danh hiệu "Bậc thầy khí công được yêu thích nhất". Pháp Luân Đại Pháp cũng được công nhận là trường học “Minh tinh công phái”.

Tờ báo chính thức của Bộ Công an Trung Quốc là Tin tức Công an Nhân dân đã ca ngợi những đóng góp của Đại sư Lý “trong việc thúc đẩy các đức tính truyền thống chống phạm tội của người dân Trung Quốc, trong việc bảo vệ trật tự và an ninh xã hội, và trong việc nâng cao thái độ tôn nghiêm trong xã hội”, theo một báo cáo của Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp (Falun Dafa Information Center).

Đại sư Lý từng 4 lần được đề cử giải Nobel Hòa bình và được Nghị viện Châu Âu đề cử cho Giải Sakharov về Tự do Tư tưởng. Ông cũng là người nhận được Giải thưởng Tự do Tôn giáo Quốc tế của Freedom House, báo cáo nêu rõ.

Đại sư Lý Hồng Chí đã nhận được các giải thưởng và danh hiệu tại Hội chợ Sức khỏe Phương Đông năm 1993 ở Bắc Kinh, Trung Quốc. (Minh Huệ)
Đại sư Lý Hồng Chí đã nhận được các giải thưởng và danh hiệu tại Hội chợ Sức khỏe Phương Đông năm 1993 ở Bắc Kinh, Trung Quốc. (Minh Huệ)

Tại thời điểm đó, các phương tiện truyền thông nhà nước của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã đưa tin về các giá trị tốt đẹp của Pháp Luân Đại Pháp, và ước tính số học viên tu luyện theo pháp môn này tại Trung Quốc vào năm 1999 là khoảng 70 đến 100 triệu người.

Pháp môn tu luyện cả thân lẫn tâm này được khẩu truyền rộng rãi, và ngay cả các quan chức cấp cao trong chế độ nhà nước Trung Quốc cũng áp dụng thực hành theo.

Tuy nhiên, tất cả điều này đã thay đổi khi cựu lãnh đạo ĐCSTQ là ông Giang Trạch Dân coi sự phổ biến của Pháp Luân Đại Pháp là mối đe dọa đối với chế độ độc tài toàn trị và hệ tư tưởng Marxist vô thần của chế độ Trung Quốc. Lãnh đạo Giang đã ra lệnh cho lực lượng an ninh của ĐCSTQ phải “tiêu diệt” pháp môn tu luyện ôn hòa này. Và một chiến dịch truyền bá thông tin sai lệch chưa từng có, với sự tham gia của toàn bộ bộ máy truyền thông nhà nước của ĐCSTQ đã được tung ra toàn lực, với ý định hướng dư luận Trung Quốc chống lại Pháp Luân Đại Pháp.

Xem thêm: Vì sao ĐCSTQ muốn che giấu cuộc đàn áp Pháp Luân Công (P1): Pháp Luân Công là gì?

Ông Giang đã ra chỉ thị cho Bộ Công an và lực lượng cảnh sát trực thuộc ĐCSTQ phải "bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể" của các học viên tu luyện theo Pháp Luân Công.

Các học viên Pháp Luân Đại Pháp (Pháp Luân Công) tại Cung thiếu nhi thành phố Vũ Hán vào ngày 1/5/ 1996. (Minh Huệ)
Các học viên Pháp Luân Đại Pháp (Pháp Luân Công) tại Cung thiếu nhi thành phố Vũ Hán vào ngày 1/5/ 1996. (Minh Huệ)
Các học viên Pháp Luân Đại Pháp (Pháp Luân Công) cùng luyện tập bài công pháp  thứ 5 - đả tọa thiền định - theo nhóm ở Quảng Châu, Trung Quốc trước năm 1999. (Minh Huệ)
Các học viên Pháp Luân Đại Pháp (Pháp Luân Công) cùng luyện tập bài công pháp thứ 5 - đả tọa thiền định - theo nhóm ở Quảng Châu, Trung Quốc trước năm 1999. (Minh Huệ)

Khi chiến dịch khủng bố mang tính diệt chủng này bắt đầu, nỗi kinh hoàng đã tràn khắp đất nước Trung Quốc.

Không ai dám đề cập đến những từ “Pháp Luân Đại Pháp” hay “Chân - Thiện - Nhẫn”. Nếu họ làm vậy, họ sẽ có nguy cơ bị bắt, tra tấn và thậm chí là chết dưới bàn tay của cảnh sát của ĐCSTQ. Ngành công nghiệp viễn thông và mạng lưới Internet bị kiểm duyệt gắt gao của Trung Quốc có thể phát hiện bất kỳ từ nào trong số này, và cảnh sát sẽ ngay lập tức được điều động để truy tìm vị trí của người dùng.

Cũng giống như vậy, 100 triệu học viên từng được tự do thực hành các bài tập thiền định này trong các công viên trên khắp đất nước Trung Quốc, đã không còn có thể làm như vậy nữa.

Cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang cũng thành lập một tổ chức ngoài vòng pháp luật, được gọi là " phòng 610", chuyên phụ trách giám sát cuộc bức hại và chỉ chuyên trách tiến hành cuộc bức hại. Họ sử dụng GDP quốc gia của Trung Quốc và các khoản đầu tư nước ngoài vào nước này để thúc đẩy và duy trì cuộc đàn áp. Theo một báo cáo từ Freedom Hous, “ngân sách hàng năm ước tính cho tất cả các chi nhánh của Phòng 6-10 trên toàn [Trung Quốc] là 879 triệu nhân dân tệ [ước chừng khoảng 135 triệu USD]”.

Cảnh sát Trung Quốc bắt giữ một học viên Pháp Luân Công (Pháp Luân Đại Pháp) tại Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh khi một đám đông theo dõi vào ngày 1/10/2000. (Ảnh Chien-min Chung / AP)
Cảnh sát Trung Quốc bắt giữ một học viên Pháp Luân Công (Pháp Luân Đại Pháp) tại Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh khi một đám đông theo dõi vào ngày 1/10/2000. (Ảnh Chien-min Chung / AP)
Hai cảnh sát Trung Quốc bắt giữ một học viên Pháp Luân Công tại Quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh vào năm 2000. (Epoch Times)
Cảnh tra tấn học viên Pháp Luân Công bị giật điện và đánh bằng roi điện. (Minh Huệ)
Cảnh tra tấn học viên Pháp Luân Công bị giật điện và đánh bằng roi điện. (Minh Huệ)

Đáng kinh ngạc hơn, ĐCSTQ đang sử dụng vô số học viên Pháp Luân Công bị giam giữ bất hợp pháp trong nhà tù làm kho dự trữ nội tạng. Nhiều học viên đã làm chứng về việc họ bị đưa di xét nghiệm máu và được lập danh mục hiến tạng.

Một báo cáo của The Epoch Times vào ngày 21/6/2016 tiết lộ rằng, chính ông Giang đã ra lệnh mổ cướp nội tạng của các học viên Pháp Luân Đại Pháp.

Trong một cuộc điện đàm với các nhà điều tra nhân quyền cải trang vào năm ngoái, cựu Bộ trưởng Y tế Bai Shuzhong của Tổng cục Hậu cần Trung Quốc đã nói rằng: “Vào thời điểm đó, đó là Chủ tịch Giang. Có một chỉ đạo để bắt đầu việc này, việc cấy ghép nội tạng”.

Xem thêm: Vì sao ĐCSTQ muốn che giấu cuộc đàn áp Pháp Luân Công (P2): Âm mưu, thủ đoạn và tội ác

Bản báo cáo nêu rõ, người trò chuyện đã nỗ lực dẫn dắt để ông Bai tin rằng, ông ta đang nói chuyện với các nhà điều tra nội bộ của ĐCSTQ. Khi đó, ông này đang phát biểu vào thời điểm có biến động chính trị. Ông Bai khẳng định, chính ông Giang đã “chỉ thị… bán thận, thực hiện phẫu thuật”, và “sau khi Chủ tịch Giang ban hành lệnh, tất cả chúng tôi đã làm rất nhiều công việc chống lại Pháp Luân Công”.

Hình minh họa mô hình ghép nội tạng để mổ sống các học viên Pháp Luân Công (Pháp Luân Đại Pháp). (Báo cáo Nhân quyền Minh Huệ)
Hình minh họa mô hình ghép nội tạng để mổ sống các học viên Pháp Luân Công (Pháp Luân Đại Pháp). (Báo cáo Nhân quyền Minh Huệ)

Sau những cuộc điều tra sâu rộng về hệ thống thu hoạch nội tạng có tổ chức của Trung Quốc, cựu Ngoại trưởng Canada phụ trách khu vực Châu Á - Thái Bình Dương là ông David Kilgour, JD đã xác nhận: “Chúng tôi đi đến kết luận đáng tiếc rằng, những cáo buộc này là đúng sự thật”.

Nhà báo điều tra Ethan Gutmann đã gọi đó là “một hình thức diệt chủng mới”.

Sau cuộc điều tra kéo dài 18 tháng, một tòa án nhân dân độc lập đã kết luận trong toàn bộ phán quyết của mình vào tháng 3/2020 rằng, các tù nhân lương tâm đã bị giết ở Trung Quốc để lấy nội tạng theo yêu cầu “trên một quy mô đáng kể”. Theo tòa án, nguồn cung cấp nội tạng chính đến từ các học viên Pháp Luân Đại Pháp bị ĐCSTQ giam cầm.

Bản án đã lưu ý đến các bằng chứng như, thời gian chờ đợi cực kỳ ngắn của các bệnh viện, quy trình xét nghiệm máu đối với các học viên Pháp Luân Đại Pháp bị ĐCSTQ giam cầm, cùng với các dân tộc thiểu số khác như người Duy Ngô Nhĩ.

Phán quyết cho biết: “Sự sẵn có [nội tạng] trong thời gian ngắn như vậy chỉ có thể xảy ra nếu có một ngân hàng những người hiến tặng còn sống tiềm năng, có thể hy sinh để đặt mua".

Trong khi đó vào tháng 6/2021, một nhóm chuyên gia nhân quyền liên kết với Liên Hợp Quốc cho biết trong một tuyên bố rằng, họ “vô cùng kinh hoảng trước các báo cáo cáo buộc 'mổ cướp nội tạng' nhắm vào người thiểu số, bao gồm các học viên Pháp Luân Công, người Duy Ngô Nhĩ, người Tây Tạng, người Hồi giáo và Cơ đốc giáo, đang bị giam giữ ở Trung Quốc”.

Xem thêm: Cuộc bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ là cuộc diệt chủng, các nhà ủng hộ nhân quyền kỷ niệm 22 năm cuộc bức hại

Các chuyên gia cho biết: “Chúng tôi vô cùng lo ngại trước các báo cáo về việc cách cư xử phân biệt đối xử với các tù nhân hoặc người bị giam giữ dựa trên sắc tộc và tôn giáo hoặc tín ngưỡng của họ".

Các học viên Pháp Luân Công tham gia một cuộc diễu hành đánh dấu 22 năm ngày bắt đầu cuộc đàn áp Pháp Luân Công của ĐCSTQ tại Washington vào ngày 16/7/2021. (Samira Bouaou / The Epoch Times)
Các học viên Pháp Luân Công tham gia một cuộc diễu hành đánh dấu 22 năm cuộc đàn áp Pháp Luân Công của Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Washington ngày 16/7/2021. (Samira Bouaou / The Epoch Times)

Đánh dấu năm thứ 22 kể từ khi cuộc bức hại bắt đầu ở Trung Quốc, khoảng 1.500 học viên Pháp Luân Đại Pháp đã hội tụ ở Washington vào ngày 16/7 để kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại pháp môn tu luyện tinh thần kéo dài hàng thập kỷ của chế độ ĐCSTQ.

Khi nhận thức liên tục được nâng cao về nạn mổ cướp nội tạng sống do nhà nước của ĐCSTQ tài trợ, người dân trên toàn thế giới đang ký tên vào các bản kiến ​​nghị và tổ chức các sự kiện ngồi biểu tình hòa bình trước các lãnh sự quán Trung Quốc trên toàn thế giới, để kêu gọi chính phủ của họ đứng lên chống lại chế độ Trung Quốc. Họ kêu gọi ĐCSTQ phải trả tự do ngay lập tức cho tất cả các học viên Pháp Luân Công và chấm dứt ngay lập tức cuộc bức hại đối với Pháp Luân Đại Pháp.

Theo Epoch Times tiếng Anh



BÀI CHỌN LỌC

100 triệu người tu luyện Pháp Luân Công năm 1999 ấy, họ giờ đang nơi đâu?