4 hạn chế quân sự nếu Trung Quốc đánh Đài Loan

Giúp NTDVN sửa lỗi

Cách đây vài ngày, cựu trung tá Diêu Thành (Yao Cheng) của Bộ tư lệnh Hải quân Trung Quốc đã nói trong một cuộc phỏng vấn với "Vision Times" rằng, quân đội Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chưa có đủ điều kiện để dùng vũ lực xâm chiếm Đài Loan. Tất cả các động thái tấn công Đài Loan đều chỉ là bom khói. Hiện tại quân đội Trung Quốc đang tích cực tìm kiếm thời cơ, nếu xâm lược Đài Loan vào thời điểm này thì sẽ vô cùng bất lợi cho chế độ.

Theo ông Diêu, có 4 hạn chế nếu Trung Quốc đánh Đài Loan, bao gồm:

Thứ nhất là các hoạt động chống can thiệp, bởi vì có Hoa Kỳ đứng giữa. Trước khi xâm lược Đài Loan, Trung Quốc phải có một hoạt động chống can thiệp để buộc quân đội Hoa Kỳ ra khỏi vùng biển của Đài.

Mặc dù quân đội ĐCSTQ đã đạt được nhiều tiến bộ về vũ khí và trang bị, nhưng hiện tại hệ thống tác chiến trên không, trên biển và không gian còn xa mới hạn chế được quyền tự do tác chiến của quân đội Mỹ. Hơn nữa, họ cũng không có lợi thế tuyệt đối ở eo biển Đài Loan đến mức có thể đe dọa quân đội Mỹ không dám đến gần. Nếu quân đội Mỹ cản ở giữa, ĐCSTQ sẽ không thể trực tiếp sử dụng vũ lực với Đài Loan.

Hạn chế thứ hai là vị trí của ông Tập Cận Bình trong đảng. Nếu vị trí trong đảng của ông Tập không ổn định và không thể thực sự nắm quyền kiểm soát quân đội, thì sẽ không có cách nào để chỉ huy quân đội. Đây là một vấn đề trong nội bộ ĐCSTQ. Dù sao thì ông Tập cũng chưa tái đắc cử nhiệm kỳ 3. Thế cục hiện tại không loại trừ khả năng xảy ra tình huống bộc phát.

Nếu ông Tập Cận Bình kiên quyết tấn công Đài Loan, ông ta sẽ phải trả giá ngày càng lớn và có thể không có cơ hội chiến thắng. Nói về sự chuẩn bị trên phương diện chính trị, ĐCSTQ chưa sẵn sàng. Hơn nữa có đánh hay không thì trong đảng vẫn chưa đạt được sự đồng thuận. Trong đảng có lực lượng phản đối tấn công Đài Loan.

Thứ ba là sự chuẩn bị quân sự của ĐCSTQ. Cuộc tấn công vào Đài Loan không phải là một trận chiến nhỏ. Nội bộ quân đội ĐCSTQ cũng đánh giá rằng mức độ ác liệt của cuộc chiến sẽ là chưa từng có trong lịch sử nhân loại, đặc biệt là trong bối cảnh chiến tranh hiện đại. Lực lượng hải quân, không quân và tên lửa của ĐCSTQ vẫn chưa hoàn toàn có thể nắm được phần thắng nếu khai chiến.

Phương châm chiến lược quân sự của ĐCSTQ nhấn mạnh đến việc không đánh những trận không có sự chuẩn bị và những trận không có sự chắc chắn. Đối với cuộc chiến ở eo biển Đài Loan, quân đội Trung Quốc phải xem xét đầu tư bao nhiêu, rủi ro bao nhiêu, và sau đó xác suất chiến thắng là bao nhiêu. Sự chuẩn bị quân sự hiện nay của ĐCSTQ là chưa đủ. Không có ai trong quân đội dám nói rằng họ hoàn toàn chắc chắn có thể thôn tính Đài Loan.

Thứ tư, Đài Loan là trọng tâm của ván cờ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Xu hướng toàn cầu hiện nay cực kỳ bất lợi cho ĐCSTQ, Mỹ đã và đang thực hiện chiến lược vây chặn Trung Quốc. ĐCSTQ có áp lực quân sự đáng kể, điều này cũng ngăn cản nước này tùy ý hành động. Nếu thực sự động đến vũ lực, các khu vực xung quanh Trung Quốc sẽ bùng lên ngọn lửa, bao gồm biên giới Trung - Ấn và Nga ở phía bắc; quyền kiểm soát Biển Đông cũng có thể không giữ được. Việc sử dụng vũ lực có thể khiến ĐCSTQ càng bị động hơn.

Hiện tại, Trung Quốc sử dụng 700 triệu tấn dầu mỗi năm, và 80% năng lượng của nước này cần phải nhập khẩu. Trong đó 500 triệu tấn được vận chuyển vào Đại lục qua eo biển Malacca và qua Biển Đông. Nếu không kiểm soát được Biển Đông, nền kinh tế Trung Quốc sẽ sập ngay lập tức. Không ai có thể gánh được hậu quả này.

Quân đội Trung Quốc tích cực tìm kiếm thời cơ đánh Đài Loan

Cựu trung tá tiết lộ rằng, quân đội ĐCSTQ luôn cho rằng nếu quân đội Mỹ cho Trung Quốc thời gian chuẩn bị từ 3 đến 5 năm nữa, thì họ sẽ chuẩn bị được kỹ càng hơn. Khi quân đội Mỹ ngày càng khó kiềm chế ĐCSTQ thì mới là thời cơ tốt nhất để tấn công.

Phía Mỹ cũng không ngồi yên. Mỹ đang từng bước gây sức ép khiêu khích ĐCSTQ, nhất là về vấn đề Đài Loan. Trong đó bao gồm hàng loạt hành động như kêu gọi đưa Đài Loan vào Liên Hợp Quốc, đều nhằm mục đích gây rối quân đội ĐCSTQ. Hiện nay quân đội Hoa Kỳ đã nhìn thấy điều đó. Họ không thể cho phép ĐCSTQ có được 3 - 5 năm thời gian chuẩn bị.

Tất nhiên, cách giải thích này dựa trên suy đoán có thể coi là lý trí của giới lãnh đạo ĐCSTQ. Họ cho rằng cần chuẩn bị từ 3 - 5 năm nữa thì mới có thể thực sự sẵn sàng. Tuy điều này cũng không nhất định đúng, nhưng ĐCSTQ cần khoảng thời gian này. Loạt hành động hiện tại của quân đội Trung Quốc nhắm vào Đài Loan thực sự chỉ là đe dọa. Nếu thực sự xâm chiếm Đài Loan thì đó nhất định phải là một cuộc tấn công bất ngờ, chứ không phải phô trương thanh thế như vậy.

Nếu muốn bất ngờ đột kích Đài Loan thì đó phải là một trận tốc chiến. Ngay lập tức chiếm giữ Đài Loan và khiến nó trở thành sự việc gạo đã nấu thành cơm. Có nghĩa là quân đội Trung Quốc phải hoàn toàn kiểm soát Đài Loan trước khi liên quân Mỹ - Nhật, bao gồm cả liên quân phương Tây, có thể can thiệp.

Nếu đánh Đài Loan, Trung Quốc có thể bị cuốn vào vòng xoáy giao tranh trên Biển Đông

Ngoài ra, cuộc chiến Đài Loan chủ yếu phụ thuộc vào sức mạnh hải quân, không quân và tên lửa. Nhưng loại chiến tranh cục bộ sử dụng công nghệ cao sẽ không thể kéo dài. Nó không giống như lục quân chiến đấu trên bộ. Trong thế trận giằng co giữa hai bên, liên quân Mỹ và phương Tây có ưu thế vượt trội hơn so với Trung Quốc.

Giả sử ông Tập Cận Bình ra lệnh tấn công Đài Loan ngay lập tức, nhất định sẽ khiến quân đội ĐCSTQ rơi vào vòng xoáy giao tranh liên miên trên Biển Đông. Điều này sẽ gây nguy hiểm cho sự cai trị của ĐCSTQ, đây là điều mà nó lo sợ nhất. Nếu tiếp tục chiến đấu trên Biển Đông, quân đội ĐCSTQ hoàn toàn không có cơ hội chiến thắng, có lẽ họ sẽ phải nhả Đài Loan ra.

Về phía Đài Loan, một số lực lượng trong quân đội Mỹ đã đóng quân ở quốc đảo này. Họ không phải là quân tác chiến mà là các cố vấn quân sự kỹ thuật và chiến thuật. Ý định của quân đội Mỹ là tăng cường khả năng tự vệ cho Đài Loan. Mỹ sẽ bán bất cứ loại vũ khí nào mà Đài Loan muốn. Có thể nói là quân đội Hoa Kỳ tin tưởng vào khả năng phòng thủ của Đài Loan. Đây cũng là một yếu tố khiến ĐCSTQ không dám tấn công Đài. Ngoài ra, Đài Loan cũng không cô độc, họ có Nhật Bản đứng sau.

Trên đây là tất cả những điều mà ĐCSTQ lo sợ. Vì vậy, điều kiện tiên quyết để Trung Quốc đánh Đài Loan là làm tê liệt quân đội Mỹ; và tranh thủ thời gian chuẩn bị từ 3 đến 5 năm. Tuy nhiên rất khó để đạt được cả hai điều kiện này.

Nếu Trung Quốc đánh Đài Loan, rất có thể sẽ 'trộm gà không được còn mất nắm gạo'

Theo ông Diêu Thành, khả năng tự vệ của Đài Loan rất mạnh và không nên coi thường. Đài Loan hiện còn có biệt danh là Đảo Nhím với hơn 20.000 tên lửa. Đài Loan đã thiết lập hai chính sách, một là tấn công vào đầu não; hai là tự chủ sức mạnh chiến đấu.

Nếu Trung Quốc đánh Đài Loan, trước hết phải phá hủy sân bay và bến tàu trên đảo. Nếu không cuộc đổ bộ lên đảo sẽ rất nguy hiểm. Không quân Đài Loan hiện được trang bị chiến cơ F-16v tiên tiến; còn được gắn tên lửa chống hạm Hùng Phong II (HF-2) và Hùng Phong III (HF-3). Ngoài ra, vũ khí mà Hoa Kỳ bán cho Đài Loan cũng đều rất tân tiến. Làm sao để làm tê liệt những vũ khí và trang thiết bị này trước khi xâm lược Đài Loan? Đây là một khó khăn lớn đối với Trung Quốc.

Chỉ cần ĐCSTQ phóng tên lửa, quân đội Đài Loan sẽ phát động cuộc tấn công vào đầu não. Các căn cứ quân sự và căn cứ tên lửa của Trung Quốc dọc theo bờ biển Phúc Kiến và Quảng Đông sẽ bị phá hủy. Một khi Đài Loan phát động phản công, Hoa Kỳ và Nhật Bản nhất định sẽ theo sát. Sẽ không mất đến 2, 3 ngày để hải quân và không quân Trung Quốc bị trúng đòn chí mạng.

Một khi lực lượng hải quân, không quân và tên lửa của ĐCSTQ bị tê liệt, quân đội sẽ không thể đổ bộ. Bởi vì nội bộ ĐCSTQ biết rằng dùng vũ lực xâm chiếm Đài Loan khó như thế nào. Phản ứng của quân đội Trung Quốc trước việc xâm chiếm Đài Loan chỉ là hời hợt bề mặt. Họ không thực sự làm gì.

Đông Phương

Theo Vision Times

Trung Quốc Góc nhìn


BÀI CHỌN LỌC

4 hạn chế quân sự nếu Trung Quốc đánh Đài Loan