80 học giả quốc tế cùng ký tên gửi thư cho ông Tập Cận Bình, kêu gọi trả lại tự do ngôn luận cho người dân

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ngày 22/2, 61 học giả quốc tế đã gửi thư ngỏ tới Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, kêu gọi trả lại tự do ngôn luận cho người dân. Đến nay, đã có hơn 80 học giả và các nhà hoạt động quốc tế tham gia cùng ký tên vào bức thư...

Những học giả khởi xướng đưa ra bức thư ngỏ này bao gồm học giả người Mỹ Andrew Nathan, Perry Link và ông Trương Luân (Zhang Lun), hiện đang giảng dạy tại trường đại học Pháp. Những người đồng ký tên bao gồm cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Trung Quốc, ông Winston Lord và giáo sư Jerome A. Cohen tại Đại học New York cùng các nhà hoạt động khác.

Kêu gọi đảm bảo quyền tự do ngôn luận theo hiến pháp

Bức thư ngỏ chỉ ra rằng bác sĩ Vũ Hán Lý Văn Lượng, một trong những người thổi còi, cảnh báo dịch Covid-19, không may nhiễm dịch và qua đời. Sau khi anh phát hiện sớm về dịch bệnh và lên tiếng nhắc nhở phòng ngừa, anh đã bị chính quyền cưỡng chế buộc phải im lặng. Mất tự do ngôn luận đã dẫn đến việc cơ chế cảnh báo sớm của Trung Quốc không còn, khiến Covid-19 dễ dàng lây lan bùng phát, gây ra những thảm họa vô cùng bi thảm.

Bức thư ngỏ nói rằng, vụ việc lần này khiến đông đảo nhân dân Trung Quốc phẫn nộ, và việc kêu gọi tự do ngôn luận đã là mong nguyện mãnh liệt của người dân ở Trung Quốc. Tuy nhiên, tại thời điểm này, Hứa Chí Vĩnh (Xu Zhiyong) đã bị bắt, càng làm trầm trọng thêm vấn đề tự do ngôn luận ở Trung Quốc.

Ngày đầu năm mới, Hứa Chí Vĩnh đã đưa ra "Thay đổi - Thông điệp chúc mừng năm mới 2020", chỉ trích chính quyền Bắc Kinh về sự thụt lùi trong các vấn đề đối nội, ngoại giao và kinh tế. Ngày 4/2 anh còn đăng tải nội dung: “Bởi vì một thể chế, chặn hết ngôn luận, chỉ còn a dua nịnh hót, không có tiếng nói bất đồng”. Giữa tháng 2, anh đã bị bắt tại Quảng Châu.
Bức thư ngỏ nhấn mạnh rằng quan điểm của Hứa Chí Vĩnh thuộc về phạm vi tự do ngôn luận và kiến nghị phê bình theo quy định của Hiến pháp. Nhưng mà, chính quyền sử dụng bộ máy cưỡng chế của nhà nước để đàn áp những chỉ trích và tự do ngôn luận, là trái với Hiến pháp Trung Quốc.

Tháng 12/2019, Hứa Chí Vĩnh đã khởi phát buổi tập hợp công dân ở Hạ Môn và những người tham gia trong buổi tập hợp cũng đã bị bắt giữ sau đó. Bức thư ngỏ kêu gọi các nhà chức trách thả Hứa Chí Vĩnh, Đinh Gia Hỉ (Ding Jiaxi), Đới Chấn Á (Dai Zhenya), Trương Trung Thuận (Zhang Zhongshun) và Lý Anh Tuấn (Li Yingjun).

Các nhóm nhân quyền như Liên hiệp Hồng Kông tại Văn phòng liên lạc Chính phủ Nhân dân Trung ương tại Hồng Kông, yêu cầu Bắc Kinh trả tự do ngay lập tức cho Hứa Chí Vĩnh (Xu Zhiyong), Hồ Giai (Hu Jia) và những người khác... (VOA)

"Tự do ngôn luận và quyền sống không thể tách rời"

Ông Lý An Hữu (Li Anyou), người tham gia ký tên vào lá thư ngỏ, nói với Đài Á Châu Tự Do rằng việc đàn áp tự do ngôn luận đã gây ra hậu quả xấu cho y tế cộng đồng: "Bằng cách kiểm soát tự do ngôn luận, chính quyền Bắc Kinh đang làm cho dịch bệnh trở nên tồi tệ hơn, người dân Trung Quốc không thể có kế hoạch tối ưu để bảo vệ chính mình và tốc độ phản ứng bị chậm lại, nhân dân và xã hội muốn tham gia trợ giúp nhưng bất lực".

Ông Lý An Hữu chỉ ra rằng gốc rễ của sự kiểm soát thông tin nằm ở chế độ chuyên chế độc đảng và chính quyền không tin tưởng người dân.

Học giả Trương Luân đã có bài viết trên trang web tiếng Trung của New York Times với tiêu đề "Người Trung Quốc không được lên tiếng làm thế nào vùng dậy?". Bài viết đưa ra nghi vấn, có phải Trung Quốc đang tăng cường ‘bịt miệng’ người dân, hay là người dân có thể tự do biểu đạt và hưởng các quyền lợi cơ bản?". Ông cho rằng nếu nghi vấn đầu tiên là đúng, nhất định sẽ mang tới tai họa.

Ông Trương Luân chỉ ra: "Đây là một rào cản mấu chốt mà Trung Quốc không vượt qua được và mọi công dân Trung Quốc đều phải cố gắng thực hiện quyền tự do ngôn luận. Bởi vì đây không chỉ là vấn đề hư vô, nó ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta, đến tính mạng và hơi thở của chúng ta".

Trên tạp chí của Viện hàn lâm khoa học Trung Quốc, ông Trần Quốc Cường (Chen Guoqiang), Viện trưởng Khoa y học Đại học Giao thông Thượng Hải và Giang Phàm (Yang Fan), Phó viện trưởng Viện hàn lâm khoa học Trung Quốc cùng các chuyên gia y tế khác đã công bố bài viết "Suy nghĩ về Covid-19". Trong đó đề cập tới vấn đề “kịp thời làm rõ sự thật, công bố tình hình thực tế, việc loại bỏ các tin đồn nên đem lại hiệu quả chính diện hơn là chỉ đơn giản ‘xóa bỏ’ các bài viết”. Tuy nhiên bài viết này cũng rất nhanh chóng ‘biến mất’.

Ông Trương Luân bày tỏ quan điểm không nên đặt hy vọng vào chính quyền Trung Quốc, hàng trăm triệu người dân Trung Quốc cần lên tiếng vì bản thân mình. Nếu sau khi dịch bệnh qua đi, người Trung Quốc vẫn ăn uống tiệc tùng, vô tri vô giác và không biết cách bảo vệ quyền lợi của mình thì thảm họa sẽ quay trở lại.

Minh Thanh
- Theo Epoch Times.



BÀI CHỌN LỌC

80 học giả quốc tế cùng ký tên gửi thư cho ông Tập Cận Bình, kêu gọi trả lại tự do ngôn luận cho người dân