90% VPN ở Trung Quốc là do cảnh sát mạng phát triển, vượt tường lửa vẫn bị theo dõi

Giúp NTDVN sửa lỗi

Hôm 19/10, một cư dân mạng có tài khoản Twitter là "Tang Yan" (唐嫣) cho biết, bạn của cô làm trong hệ thống công an Trung Quốc đã tiết lộ rằng, 90% VPN ở Trung Quốc là do cảnh sát mạng phát triển, vậy nên vượt tường lửa vẫn bị theo dõi.

"Tang Yan" cho biết, khi cô nói chuyện với một người bạn làm trong ngành công an, người bạn này đã tiết lộ với cô sự thật về các phần mềm vượt tường lửa VPN lưu hành trên Internet hiện nay: “90% VPN trên mạng là do cảnh sát mạng phát triển! Do trên mạng có quá nhiều VPN nên rất khó để kiểm soát tận gốc, Bộ An ninh Quốc gia (Trung Quốc) đã tự mình phát triển một số (phần mềm VPN) rồi tung lên mạng, để tiện cho việc theo dõi và kiểm soát. Họ không bắt những người vượt tường lửa mà không gây ảnh hưởng gì. Còn những người gây ảnh hưởng lớn như Phương Bân, Lý Tử Việt, thì họ muốn bắt ai là bắt được ngay. Sau đó cứ một khoảng thời gian sẽ lại xuất hiện tin tức về việc người dùng VPN bị bắt giam, mục đích là để hù dọa những người hiếu kỳ muốn vượt tường lửa”.

Ví dụ, vào ngày 19/10, trang mạng Sohu của Trung Quốc đưa tin về một người đàn ông Trung Quốc dùng VPN vượt tường lửa trái phép. Cảnh sát mạng tuần tra trên Internet phát hiện ông Lý ở tỉnh Cát Lâm đã vượt tường lửa để vào các trang mạng nước ngoài. Sau khi triệu tập ông Lý, cơ quan công an phát hiện trong máy điện thoại của ông có một lượng lớn ảnh chụp màn hình trang web nước ngoài. Ông Lý bị cảnh cáo và xử phạt hành chính.

Ảnh chụp màn hình vào bài báo của Sohu đăng ngày 19/10, đưa tin về một người đàn ông Trung Quốc dùng VPN vượt tường lửa trái phép và bị xử phạt hành chính.
Ảnh chụp màn hình vào bài báo của Sohu đăng ngày 19/10, đưa tin về một người đàn ông Trung Quốc dùng VPN vượt tường lửa trái phép và bị xử phạt hành chính.

Vậy phần mềm vượt tường lửa an toàn nhất là gì? Nhiều cư dân mạng ngay lập tức đề xuất Freegate Ultrasurf. "Pin Cong" - một diễn đàn tiếng Trung trực tuyến chuyên bàn luận về các chủ đề chính trị, đã đăng và thảo luận về thắc mắc của cư dân mạng: "Cho đến nay, có trường hợp nào mà người dùng Freegate và Ultrasurf bị phát hiện không?".

Cư dân mạng “Surge” đã trả lời câu hỏi này và đưa ra nhận định như sau: FreegateUltrasurf là hai trong số rất ít phần mềm vượt tường lửa hiện nay có độ an toàn cao.

Người này giải thích rằng có 4 lý do sau:

"1. Nguồn gốc an toàn. Hai phần mềm này là do các học viên Pháp Luân Công phát triển. Từ góc độ xác suất, bất kỳ phần mềm vượt tường lửa hoặc trình duyệt web bảo mật nào khác đều có khả năng bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) mua chuộc một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, cá nhân hoặc tổ chức phát triển ra phần mềm VPN đó sẽ làm ra những việc vi phạm đạo đức kinh doanh cũng như là đe dọa đến sự an toàn của người dùng. Các học viên Pháp Luân Công sẽ không làm vậy, bởi vì họ thực sự có đức tin.

  1. Bảo mật kỹ thuật. FreegateUltrasurf chủ yếu phục vụ cho nhu cầu của một lượng lớn học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc đại lục muốn liên hệ với người ở nước ngoài, và cũng để cho những người dân đại lục phổ thông vượt tường lửa xem tin tức chân thực.

Freegate bị Bộ An ninh Quốc gia, Cảnh sát an ninh nội địa và các cơ quan công an của ĐCSTQ đặc biệt chú ý và theo dõi gắt gao. Vậy nên, yêu cầu của họ (học viên Pháp Luân Công) về an ninh bảo mật cao hơn nhiều so với những người chỉ đơn giản vượt tường lửa để lướt web nước ngoài hay viết một số bình luận kiểu “chống ĐCSTQ” trên các trang mạng xã hội.

Trong 20 năm qua, trang web Minghui.org - cổng thông tin của các học viên Pháp Luân Công chưa từng đưa tin nào về việc do sử dụng hai phần mềm trên mà các học viên Pháp Luân Công bị bắt giam bất hợp pháp. Do đó, tính bảo mật kỹ thuật của hai phần mềm này cũng rất cao.

  1. Bảo mật ẩn danh. Vì hai phần mềm này miễn phí, nên bản thân nó có thuộc tính ẩn danh. Bất kỳ phần mềm vượt tường lửa trả phí nào, ngoại trừ thanh toán bằng tiền mặt hoặc tiền tệ kỹ thuật số phức tạp, thì về cơ bản đều có thể tìm ra thông tin thực của người dùng khi truy theo kênh thanh toán. Do đó, đối với nhóm người nhạy cảm cao và hoạt động mạng mang tính nguy hiểm cao thì Freegate và Ultrasurf càng thích hợp so với việc dùng phần mềm vượt tường lửa trả phí.
  2. Căn cứ vào số lượng người dùng. Hai phần mềm này vừa miễn phí lại rất dễ sử dụng, vậy nên nếu cộng cả số học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc Đại lục và người dân vượt tường lửa phổ thông lại, thì tổng số người dùng là một con số đáng kể. Qua đó có thể thấy mức độ an toàn của chúng khá cao".

Ở Trung Quốc đại lục, ĐCSTQ từ lâu đã đàn áp nghiêm ngặt quyền tự do ngôn luận và phong tỏa Internet, khiến người dân đại lục không thể nắm được thông tin chân thực về Trung Quốc và cả thế giới. Hiện nay, ĐCSTQ tứ bề khốn đốn, trong ngoài đều loạn, tuy nhiên điều mà nó sợ nhất không phải là các thế lực thù địch nước ngoài mà chính là 1,4 tỷ người dân Trung Quốc. Với bản chất xấu xa và giả dối của mình, ĐCSTQ sợ nhất là sự thật, và nó càng sợ người dân biết được sự thật. Chỉ khi người dân Trung Quốc hiểu rõ bản chất của ĐCSTQ, dũng cảm từ bỏ chính quyền chuyên chế này thì họ mới có thể phá vỡ xiềng xích và tìm lại tự do cho chính mình.

Đông Phương

Theo Sound Of Hope



BÀI CHỌN LỌC

90% VPN ở Trung Quốc là do cảnh sát mạng phát triển, vượt tường lửa vẫn bị theo dõi