Ba mục tiêu lớn của ông Tập trong Đại hội đảng lần thứ 20: Quyền lực tuyệt đối, lãnh đạo suốt đời và xâm lược Đài Loan

Giúp NTDVN sửa lỗi

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã bước vào giai đoạn quan trọng, và ba mục tiêu lớn của ông Tập Cận Bình đã lộ diện. Trong đó, việc thôn tính Đài Loan bằng vũ lực được cho là mục tiêu lớn thứ 3 của ông Tập nếu tái đắc cử.

Trung Quốc đang bước vào giai đoạn nhạy cảm nhất về chính trị, trước Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ); đây là giai đoạn sắp xếp nhân sự, thực chất là định ra người nắm quyền và thế lực chủ chốt của ĐCSTQ trong 5 năm tới.

Quyền lực tuyệt đối của ông Tập còn chờ 'sự đồng thuận' trước thềm Đại hội đảng

Theo tiết lộ mới nhất của truyền thông Hong Kong, bản thảo Báo cáo của Đại hội đảng lần này, các vấn đề nhân sự đã được tiến hành và sắp xếp một cách lặng lẽ. Các nhà quan sát, chuyên gia và nguồn tin từ Hong Kong tin rằng ông Tập Cận Bình đã tiết lộ 3 mục tiêu lớn trong Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 20.

Tờ Minh Báo của Hong Kong, ngày 16/2/2022 đã đăng một bài báo bình luận, ĐCSTQ đặt ưu tiên hàng đầu trong năm 2022 là tổ chức Đại hội toàn quốc lần thứ 20 của ĐCSTQ. Theo quy trình của các đại hội trước, dự thảo báo cáo của Đại hội lần này đã bắt đầu được thực hiện, trong đó vấn đề sắp xếp nhân sự là vô cùng trọng yếu.

Bài báo phân tích rằng do trưởng nhóm soạn thảo báo cáo của các kỳ đại hội gần đây đều là Tổng Bí thư ĐCSTQ hoặc người kế nhiệm của ông ấy là trưởng nhóm soạn thảo, do đó, trưởng nhóm soạn thảo báo cáo đại hội lần này khả năng cao là ông Tập Cận Bình kiêm nhiệm. Mặc dù còn hơn 7 tháng nữa Đại hội mới bắt đầu, nhưng Báo cáo chắc chắn đã phải bắt đầu soạn thảo và danh sách nhân sự sắp xếp có lẽ sẽ hoàn thành ngay sau "hai phiên họp".

Tờ Duoweiwang có trụ sở tại Bắc Kinh hôm 18/2/2022 đưa tin rằng nếu không có bất thường, gần nửa năm sau "hai kỳ họp" của ĐCSTQ vào tháng 3 năm nay sẽ là thời gian thảo luận nội bộ căng thẳng nhất giữa các nhân sự cấp cao về sắp xếp nhân sự. Các "ngôi sao chính trị", vấn đề "nhiệm kỳ thứ ba" và các cuộc thảo luận cấp cao khác nối tiếp nhau.

Theo bài báo của Duoweiwang, nhiệm kỳ thứ ba của ông Tập Cận Bình có thể bắt đầu. Bài báo dùng từ "hoặc" cho khả năng tái cử nhiệm kỳ 3 của ông Tập, có vẻ truyền thông ở Bắc Kinh cũng không hoàn toàn chắc chắn với khả năng tái đắc cử của Tập Cận Bình trong Đại hội toàn quốc lần thứ 20 của ĐCSTQ.

Báo cáo sau đó nói rằng mặc dù Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã viết "hệ tư tưởng về chủ nghĩa xã hội với các đặc điểm của Đảng Cộng sản Trung Quốc" của Tập Cận Bình vào Điều lệ đảng, và xác lập vị trí cốt lõi của ông Tập trong Ban Chấp hành Trung ương Đảng của Tập Cận Bình, trong toàn đảng, tiếp tục củng cố vị trí của ông Tập, nhưng tất cả những vấn đề này vẫn nằm trong 10 vấn đề cần 'sự đồng thuận' trong nội bộ ĐCSTQ. Điều này có nghĩa là "sự đồng thuận" về đường đi, quyền lực tuyệt đối của ông Tập trong nội bộ ĐCSTQ vẫn chưa thực sự đạt được?

Quyền lực tuyệt đối, lãnh đạo suốt đời và xâm lược Đài Loan

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 của ĐCSTQ, ông Tập Cận Bình có ba mục tiêu lớn nhất.

Ông Yuan Hongbing, một luật gia theo chủ nghĩa tự do nổi tiếng sống ở Australia, hôm 18/2 phân tích rằng ông Tập Cận Bình đã đặt ra 3 mục tiêu tại Đại hội toàn quốc ĐCSTQ lần thứ 20. Mục tiêu thứ nhất là giữ vững vị trí Chủ tịch nước. Mục tiêu thứ hai là tiếp tục tái đắc cử chức Tổng Bí thư. Mục tiêu thứ ba là tạo cơ sở chính sách để giải quyết vấn đề Đài Loan bằng vũ lực; theo đó, kế hoạch của Tập Cận Bình để giải quyết vấn đề Đài Loan cần được thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc ĐCSTQ lần thứ 20.

Trước khi diễn ra Đại hội toàn quốc lần thứ 20, thế lực bất mãn đối với Tập Cận Bình đang tập hợp lực lượng chống đối. Ông Yuan Hongbing nói rằng chính sách tổng thể của Tập Cận Bình đối với các lực lượng chống Tập là: nếu vị ủng hộ tôi đạt được mục tiêu của mình, tôi có thể để vị tham gia quá trình thanh trừng quyền lực. Ngược lại, nếu lực lượng chính trị của đảng phái nào chống ông Tập, đảng phái đó sẽ bị thanh trừng triệt để với danh nghĩa chống tham nhũng.

Nhưng khó khăn trùng trùng: Ông Tập không còn nhiều dư địa

Theo nhận định của ông Yuan Hongbing, ông Tập Cận Bình đã sửa đổi Điều lệ Đảng tại Đại hội toàn quốc Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 19, và sau đó sửa đổi "Quy tắc" tại "Hai kỳ họp" của ĐCSTQ vào năm sau. Tất cả các tạo điều kiện để ông Tập có thể lãnh đạo suốt đời ĐCSTQ. Ông Tập cũng đồng thời quan tâm đến lợi ích của các nhóm khác nhau trong ĐCSTQ và tìm kiếm sự thỏa hiệp trong suốt 10 năm qua.

Nhưng hiện tại, không còn nhiều chỗ cho sự thỏa hiệp của Tập Cận Bình tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20. Lý do là Tập Cận Bình hiện đang đối mặt với tình thế khó xử lớn nhất, đó là nhiều nhóm lợi ích trong ĐCSTQ phản đối việc ông tái đắc cử, và chống lại các thế lực của Tập đã thao túng truyền thông, công kích lại dư luận "mắng Tập".

Về những “ngôi sao chính trị” có thể xuất hiện tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20, ông Yuan Hongbing tin rằng Tập Cận Bình tất nhiên sẽ chọn những người trung thành với mình để vào Bộ Chính trị. Nhưng vấn đề là những người được gọi là trung thành này lại dựa vào khả năng nịnh hót ông Tập. Những quan chức nịnh bợ lên nắm quyền đều là kẻ hai mặt. Họ thực chất chỉ trung thành với lợi ích của bản thân. Những kẻ được gọi là tay chân của Tập Cận Bình có thể phản bội ông bất cứ lúc nào. Đây là rủi ro khó lường nhất mà Tập Cận Bình sẽ phải đối mặt.

Kế hoạch thôn tính Đài Loan là trọng tâm của Đại hội đảng

Vào ngày 2/1/2019, ông Tập Cận Bình lần đầu tiên đề xuất "Kế hoạch Đài Loan: một quốc gia hai chế độ". Hơn hai năm sau, vào cuối năm 2021, Hội nghị toàn thể lần thứ sáu của Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ lần thứ ba đã thông qua nghị quyết lịch sử. ĐCSTQ chính thức đề xuất "Đảng trong kỷ nguyên mới giải quyết vấn đề Đài Loan". Tiếp theo, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20, dự kiến ​​tổ chức vào cuối năm nay, các quyết địn, thỏa thuận mới và các đề xuất mới về Đài Loan sẽ được đưa ra như một trong những mục tiêu trung tâm của Đại hội; điều đã thu hút nhiều sự quan tâm của tất cả các bên.

Ông Yuan Hongbing tin rằng phương pháp cụ thể để bành trướng chủ nghĩa quân phiệt toàn trị của ĐCSTQ là tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20, kế hoạch của Tập Cận Bình về vấn đề Đài Loan sẽ được đưa ra. Cốt lõi của kế hoạch này là giải quyết vấn đề Đài Loan vào khoảng năm 2024, thậm chí thông qua leo thang quân sự, đạt được một bước quan trọng trong sự bành trướng toàn cầu của chủ nghĩa cộng sản toàn trị.

"Bằng cách chinh phục Đài Loan tự do, ông ấy muốn đánh đuổi sức mạnh của Hoa Kỳ ra khỏi Tây Thái Bình Dương. Đồng thời, ông ấy muốn làm tan rã liên minh Mỹ-Nhật và liên minh Mỹ-Hàn Quốc bằng cách chinh phục Đài Loan tự do. Điều này sẽ giúp ĐCSTQ hiện thực hóa chiến lược thống trị Thái Bình Dương, Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương”, ông Yuan Hongbing cho biết.

Mâu thuẫn nội bộ gia tăng

Vào ngày 31/1/2022, tỷ phú George Soros của Phố Wall, đã nói tại một cuộc hội thảo do Viện Nghiên cứu Hoover tổ chức rằng Tập Cận Bình có quá nhiều vấn đề và tạo ra quá nhiều kẻ thù; Ông Soros còn khẳng định rằng ông Tập không thể tái đắc cử nhiệm kỳ 3. Soros vốn là tỷ phú thân với gia tộc Giang Trạch Dân, có mối quan hệ bền thắm với ĐCSTQ thời Giang. Việc ông Tập phá hỏng các tập đoàn kinh tế - tài chính cung phụng cho gia tộc và phe phái này đánh vào lợi ích của Soros; điều này cũng làm phật lòng một thế lực phố Wall, vốn từng ưu ái cho Trung Quốc.

Chỉ trong nửa đầu tháng 2/2022, hai bài báo dài với hơn 10 ngàn chữ, "Đánh giá khách quan về Tập Cận Bình" và "Đánh giá khách quan về Bạc Hy Lai", đã thu hút sự chú ý ở nước ngoài. Cả hai bài báo đều chống Tập, không chống ĐCSTQ, và họ ca ngợi Giang Trạch Dân và Bạc Hy Lai.

Ông Yuan Hongbing nói rằng những bài báo này phản ánh cuộc tranh giành quyền lực trong ĐCSTQ và trong hệ thống. Điều này cho thấy trước Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, các thế lực chống ông Tập trong ĐCSTQ sẽ mở một cuộc phản công toàn diện chống lại ông Tập Cận Bình. Toàn bộ cuộc tranh giành quyền lực sẽ diễn ra vô cùng tàn bạo.

Gần đây, vụ "Người phụ nữ đeo xích sắt" ở Từ Châu liên tục được làm nóng trên truyền thông. Sự việc đã thu hút gần 4 tỷ sự chú ý trên mạng, trở thành một vụ bê bối nhân quyền được quốc tế quan tâm. Và sự việc này chỉ là phần nổi của tảng băng chìm trong vô số bi kịch dưới sự cai trị của ĐCSTQ.

Ông Yuan Hongbing tin rằng diễn biến của vụ "Cô gái đeo xích sắt" cho đến ngày nay phản ánh tình hình hiện tại của chính quyền ĐCSTQ trước Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20: hầu như tất cả các quan chức của ĐCSTQ đều nằm im, và không ai làm gì cả. Ít nhất phải có Liên đoàn Phụ nữ và Hội Chữ thập đỏ xuất hiện trong vụ việc. Nhưng không một tổ chức nào do Đảng Cộng sản thành lập quan tâm và quản lý vấn đề này. Đây là một tình huống khó xử mà Tập Cận Bình đã gặp phải.

Nhà văn Pháp Guy Sorman cho rằng việc ông Tập Cận Bình tái đắc cử có thể làm gia tăng cuộc tranh giành quyền lực trong nội bộ ĐCSTQ, do đó gióng lên hồi chuông báo tử của chủ nghĩa cộng sản ở Trung Quốc, như chúng ta đã thấy ở Liên Xô và Cuba, chủ nghĩa cộng sản luôn diệt vong bởi đấu tranh nội bộ và các vấn đề tự thân của nó.

Thanh Đoàn

(Theo Secret China)



BÀI CHỌN LỌC

Ba mục tiêu lớn của ông Tập trong Đại hội đảng lần thứ 20: Quyền lực tuyệt đối, lãnh đạo suốt đời và xâm lược Đài Loan