Bắc Kinh chi phối truyền thông tiếng Trung tại nước ngoài

Giúp NTDVN sửa lỗi

Cục Thống kê dân số Hoa Kỳ chọn công bố thông qua trang truyền thông Trung Quốc thay vì các trang truyền thông phê phán chế độ Trung Quốc.

Cục Thống kê Dân số Hoa Kỳ chuẩn bị công bố điều tra dân số năm 2020 tới cộng đồng Châu Á thông qua các hãng truyền thông đang chịu sự ảnh hưởng từ chính quyền Trung Quốc, bao gồm một pháp nhân nước ngoài. Cơ quan này không sử dụng 2 trang dùng tiếng Trung độc lập có nội dung phê phán chính quyền Bắc Kinh, bất chấp rằng 2 trang này có lượng truy cập cao hơn các trang khác mà họ đã chọn.

Trong danh sách được chọn có Mạng lưới truyền hình quốc tế Trung Quốc (CGTN), tên gốc là Truyền hình Trung ương Trung Quốc - một trong những đại diện phát ngôn cho chính quyền Bắc Kinh, sau đó đổi tên thành CGTN vào ngày 31/12/2016.

CGTN được Bộ tư pháp Hoa Kỳ cấp tư cách pháp nhân nước ngoài vào tháng 9/2018 thông qua luật đăng ký đại diện nước ngoài (FARA). Luật này cho phép các tổ chức với tư cách là đại diện cho chính phủ nước ngoài, được đăng ký và cập nhật hồ sơ định kỳ với Bộ.

Trong khi đó, Cục thống kê dân số Hoa Kỳ lại từ chối đơn đăng ký tham gia của Epoch Times tiếng Trung (còn được biết đến với tên NTDTV tiếng Trung. Hai đại diện này đều có trụ sở đặt tại New York, được biết đến là hai trong những trang truyền thông tiếng Trung có tiếng nói độc lập nhất cũng như luôn lên tiếng bảo vệ việc nhân quyền khi chúng bị chính quyền Bắc Kinh xâm phạm.

Cả Epoch Times và NTDTV đều là thành viên của Epoch Media Group.

Theo xếp hạng các trang truyền thông Hoa Kỳ vào tháng 1/2020 dựa trên phân tích lưu lượng trang web của Alexa, Epoch Times tiếng Trung xếp thứ 1,084 và NTDTV xếp thứ 1,684, trong khi CGTN xếp thứ 42,946. Bảng xếp hạng Alexa cho biết lượng truy cập của các trang truyền thông. Trên phương diện truyền thông số, Epoch Times và NTDTV đều có lượng độc giả truy cập vượt xa so với CGTN.

Trên phương diện truyền thông số, Epoch Times và NTDTV đều có lượng độc giả truy cập vượt xa so với CGTN.
Trên phương diện truyền thông số, Epoch Times và NTDTV đều có lượng độc giả truy cập vượt xa so với CGTN.

Truyền thông tiếng Trung bị chi phối

Chính quyền Bắc Kinh từ lâu đã cố gắng gia tăng ảnh hưởng tới truyền thông quốc tế, bao gồm các trang truyền thông tiếng Trung bên ngoài đại lục, nhằm ngăn chặn bất cứ báo cáo nào phê phán chế độ của họ. Báo cáo của Phóng viên không biên giới vào tháng 3/2019 nêu rõ việc chính quyền Bắc Kinh từng tiến hành chống lại truyền thông toàn cầu dưới chiêu bài “chiến đấu với lực lượng ‘chống đối’ phương Tây". Bên trong lãnh thổ Trung Quốc, các chương trình quốc nội đã đăng tải ít nhất 29 tuyên bố không tự nguyên của các nhà báo hay blogger từ năm 2013.

Vào tháng 11/2018, Học viện Hoover Institution thuộc Đại học Stanford đã có một bài báo cáo về sự bành trướng sức ảnh hưởng của Trung Quốc đến các tổ chức bên trong Hoa Kỳ.

Báo cáo cho biết: SinoVision, China Press và Sky Link TV - 3 trang được chọn để quảng bá cho Điều tra dân số 2020 - đều là chi nhánh của các công ty truyền thông được sở hữu bởi Trung Quốc.

Cũng theo báo cáo này, SinoVision và China Press đều thuộc về Asian Culture và Media Group - hai kênh truyền thông bị chi phối bởi Ban kiều vụ Trung Quốc thuộc Quốc vụ viện Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. China Press là “tờ báo đầu đàn ủng hộ Trung Quốc được xuất bản tại Hoa Kỳ,” và các bài báo của SinoVision thì “gần như giống y hệt các bài báo thuộc truyền thông chính thức tại Trung Quốc", trích từ báo cáo.

Phoenix TV, Sing Tao và hàng loạt các trang truyền thông tiếng Trung khác được lựa chọn làm đối tác trong chiến dịch Điều tra dân số Hoa Kỳ đều rất thân cận với chính quyền Bắc Kinh.

“Hệ thống ‘gần như’ chính thức Phoenix TV này có mạng lưới TV toàn cầu kết nối với Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc và có trụ sở chính ở Hồng Kông và chi nhánh trên khắp thế giới (trong đó có Hoa Kỳ), và có một chỗ đứng nhất định trên khắp các nền tảng mạng xã hội lớn tại Hoa Kỳ”, báo cáo cho biết.

“Nhóm báo Sing Tao được thành lập tại Hồng Kông vào năm 1938. Đến năm 2001, nó được mua bởi một doanh nhân ủng hộ Bắc Kinh.”

Trong khi ấy, Epoch Times và NTDTV lại “vẫn nằm ngoài kiểm soát của Trung Quốc".

Một trường hợp khác bị Cục Thống kê dân số Hoa Kỳ từ chối hợp tác là Apple Daily của Hồng Kông - tờ báo đã có những bài viết phê phán sự thao túng của Bắc Kinh tới cuộc phản kháng tại Hồng Kông hiện nay.

Tất cả các đối tác truyền thông “bị ảnh hưởng bởi chính quyền" được chọn trong cuộc Điều tra dân số 2020 đều xếp hạng thấp hơn rất nhiều so với Epoch Times và NTDTV (theo bảng xếp hạng Alexa).

Điều đáng nói ở đây là, hai trang báo Epoch Times và NTDTV đã đăng tải rất nhiều vi phạm nhân quyền của Trung Quốc kể từ năm 2001. Họ là một trong những nguồn cung cấp thông tin sớm nhất về Đại dịch SARS ở Trung Quốc vào năm 2003 và bóc trần sự thật về cuộc đàn áp đẫm máu kéo dài hai thập kỷ về thu hoạch nội tạng tù nhân tại quốc gia này.

Cả hai tờ báo này đều từng là đối tác của Điều tra dân số 2010.

Hai trang báo Epoch Times và NTDTV đã đăng tải rất nhiều vi phạm nhân quyền của Trung Quốc kể từ năm 2001
Hai trang báo Epoch Times và NTDTV đã đăng tải rất nhiều vi phạm nhân quyền của Trung Quốc kể từ năm 2001.

Không có phản hồi

Do đây là một hoạt động lớn bắt buộc được quy định trong Hiến pháp Hoa Kỳ nên Điều tra dân số 2020 được cấp ngân sách 6,3 tỷ USD trích từ ngân khố năm 2020. Theo Kế hoạch tuyên truyền tổng điều tra dân số được phát hành vào ngày 2/6/2017, nỗ lực của cuộc điều tra là nhằm “kết nối con người ở mọi độ tuổi, địa vị xã hội, nền tảng và sự ưa thích ngôn ngữ.”

Kế hoạch nói rõ rằng Cục thống kê dân số Hoa Kỳ “sẽ làm việc để định danh và gắn kết một nhóm các cổ đông đa dạng để xin được phản hồi và giúp nâng cao nhận thức về Điều tra dân số 2020, bảo đảm các tuyến giao thông được thông thoáng và hiệu quả xuyên suốt quá trình triển khai chiến dịch và trong giai đoạn thực thi.”

Dựa theo hướng dẫn từ Cục, Epoch Times và NTDTV đã trình đề xuất tham gia lên vào tháng 5/2019. Cả hai trang truyền thông đều nhận được thông cáo từ chối vào ngày 2/1/2020 từ TDW+Co., một thành viên từ đội truyền thông của Điều tra dân số 2020 (chịu trách nhiệm lựa chọn đối tác truyền thông).

Sau khi nhận được thông cáo, cả hai trang truyền thông này đều gửi yêu cầu tới trụ sở của Cục thống kê dân số Hoa Kỳ tại New York về quá trình lựa chọn đối tác truyền thông. Vào ngày 9/1, TDW+Co. gửi tiếp một email tới Epoch Times và NTDTV, nói rõ rằng họ sẽ không có bất cứ thay đổi nào trong chiến dịch chi trả truyền thông của Điều tra dân số 2020.

Epoch Times gửi yêu cầu đòi giải thích về sự việc này tới cả Cục thống kê dân số Hoa Kỳ và TDW+Co., nhưng đến nay vẫn chưa có bất cứ hồi đáp nào.

Hoàng Hoa
Theo Epoch Times.



BÀI CHỌN LỌC

Bắc Kinh chi phối truyền thông tiếng Trung tại nước ngoài