Bắc Kinh điều tra và theo dõi nhóm học viên Pháp Luân Công đang tị nạn ở Hoa Kỳ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Giới chức Bắc Kinh đang nỗ lực truy tìm các học viên Pháp Luân Công trốn khỏi cuộc đàn áp của ĐCSTQ (Đảng Cộng sản Trung Quốc) bằng cách thu thập địa chỉ ở nước ngoài và dữ liệu cá nhân của họ, một số học viên nói với The Epoch Times.

Việc ĐCSTQ sách nhiễu cộng đồng học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc đã trở nên phổ biến kể từ khi chính quyền bắt đầu chiến dịch tiêu diệt Pháp Luân Công ngày 20/7/1999, khiến hàng triệu người bị ngược đãi như tra tấn, bỏ tù, cưỡng bức lao động và thậm chí cưỡng bức mổ cướp nội tạng. Theo trang web của cộng đồng học viên, Pháp Luân Công là một môn tu luyện Phật gia, dựa theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn và bao gôm 5 bài tập công pháp chậm rãi và an hòa.

Trong vài tuần qua, đặc biệt là xung quanh việc triệu tập “Lưỡng hội” nhạy cảm về chính trị của Trung Quốc — cuộc họp thường niên quan trọng nhất của ĐCSTQ — cảnh sát đã thúc ép để 'moi' thông tin cá nhân của một số học viên Pháp Luân Công Hoa Kỳ từ gia đình của họ ở Trung Quốc, cản trở các hoạt động bình thường của các gia đình nếu họ từ chối tuân thủ.

Một học viên Pháp Luân Công là Ling Jilei cho biết, khi cha mẹ của cô bán nhà và cần cập nhật nơi ở của Ling với cảnh sát địa phương, cảnh sát đã ba lần từ chối làm thủ tục thông thường cho họ. Lần đầu tiên, họ không chịu. Sau đó, họ hỏi địa chỉ và số điện thoại của cô. Lần thứ ba, họ yêu cầu cô gửi ảnh chụp cùng con và giấy tờ tùy thân của gia đình, Ling Jilei, một học viên Pháp Luân Công đã trốn khỏi Tân Cương đến Hoa Kỳ 5 năm trước, nói với The Epoch Times.

“Cảnh sát địa phương biết tên tôi,” cô nói. “Tôi đang làm gì, công việc của tôi là gì… con tôi học trường nào. Họ tra xét mọi thứ”.

Ling không phải là người Trung Quốc duy nhất phải sống trong sự giám sát của nhà nước ngay cả khi đã tìm được nơi ẩn náu ở nước ngoài. Nhiều học viên từ thủ đô Bắc Kinh, từ tỉnh Quý Châu ở Tây Nam Trung Quốc, tỉnh Quảng Đông ở phía Nam và tỉnh Sơn Đông phía Đông cũng đã báo cáo những trải nghiệm tương tự.

'Trái tim tôi nặng trĩu'

Sự đe dọa và giám sát dường như khớp với các chỉ thị của chính phủ được thấy trong một tài liệu nội bộ năm 2015 bị rò rỉ từ tỉnh Liêu Ninh thuộc vùng Đông Bắc, trong đó các quan chức ra lệnh thu thập toàn bộ thông tin về các học viên Pháp Luân Công đã rời Trung Quốc, bao gồm cả tên tiếng Trung và tên nước ngoài của họ, ảnh, giấy tờ tùy thân mới như thẻ xanh và các chi tiết quan trọng về gia đình của họ ở Trung Quốc.

Tài liệu giao nhiệm vụ cho các làng xã và các đơn vị công tác địa phương “phân tích mọi cá nhân dựa trên mối quan hệ của họ ở Trung Quốc, thiết lập các kế hoạch làm việc tùy chỉnh” để chính quyền trung ương phê duyệt.

Một tài liệu năm 2020 từ ủy ban thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc cho thấy rằng ĐCSTQ tiếp tục coi việc đàn áp Pháp Luân Công là chìa khóa cho sự ổn định chính trị của mình.

"Dưới sự cai trị của ĐCSTQ, xã hội chưa bao giờ có pháp quyền thực sự", Peng Yongfeng, một luật sư nhân quyền trước khi rời Trung Quốc, nói với The Epoch Times. “Họ chỉ có một mục tiêu cuối cùng: thu thập và lưu trữ càng nhiều thông tin càng tốt từ các cộng đồng người Hoa để tối đa hóa quyền kiểm soát người dân của họ”.

Đối với Ling, người từng bị bắt nhiều lần ở Trung Quốc vì đức tin của mình, có lúc bị cai ngục trói vào bảng gỗ và giật điện, sự theo dõi của cảnh sát đã khơi dậy nỗi sợ hãi trong cô.

Cô Ling hồi tưởng, khi nghe cha cô cho biết vụ việc nơi quê nhà, cô cảm thấy như mình đang ở Trung Quốc. Cả đêm cô thức trắng và thấy tim trĩu nặng. Cô còn sợ mình sẽ bị bắt ngay ngày hôm sau.

Tại Tân Cương, các học viên Pháp Luân Công và các dân tộc thiểu số và nhóm tôn giáo khác đã bị bắt giam vì từ chối từ bỏ tín ngưỡng của họ hoặc đi theo đường lối của đảng. Sau khi Ling kết thúc thời gian thụ án trong trại lao động, cô vẫn phải báo cáo với chính quyền địa phương hàng tuần. Cô cho biết, cảnh sát thường xuyên đến phòng giam hoặc gọi điện để thăm dò các hoạt động của cô. Cô nói rằng, cô đã may mắn thoát ra nước ngoài. Một người bạn của cô, cũng là học viên Pháp Luân Công, đã bị cấm rời khỏi Tân Cương, mặc dù có thị thực Hoa Kỳ.

Khi kể về các báo cáo hàng tuần cho đồn cảnh sát, cô nói: “Nó khiến tôi cảm giác mình đang bị theo dõi”.

Một học viên Pháp Luân Công từ Quý Châu, người yêu cầu được ẩn danh để bảo vệ sự an toàn cho gia đình, cho biết gần đây, ủy ban thôn quê hương yêu cầu anh cung cấp ngày sinh, địa chỉ ở Hoa Kỳ và thông tin chi tiết về nơi làm việc.

Các quan chức làng nói với gia đình anh rằng họ đang tiến hành điều tra dân số. Tuy nhiên, người đàn ông này đã rời Trung Quốc cách đây hai thập kỷ và không sống ở khu vực này trong hơn 30 năm.

Một học viên Pháp Luân Công khác tên là Li Peng người Sơn Đông hiện đang sống ở New York. Cô nói với The Epoch Times rằng cảnh sát ở quê nhà đã gọi cho mẹ cô để yêu cầu cung cấp địa chỉ nơi ở và cơ quan của cô, cũng như quan điểm của cô về các vấn đề liên quan đến Trung Quốc.

"Làm sao ĐCSTQ có thể giám sát những gì mọi người nghĩ", cô nói.

Những gì cảnh sát yêu cầu đối với gia đình Li Peng là một minh chứng cho bản chất "cực đoan" trong mô hình quản lý của ĐCSTQ.

“Họ đang nói rằng, bất kể bạn đang ở Trung Quốc hay ở nước ngoài, miễn là bạn là người Trung Quốc, bạn sẽ thuộc thẩm quyền của chính phủ Trung Quốc”, cô nói.

“Họ coi Pháp Luân Công là kẻ thù của mình vì họ biết điều gì sẽ đến với họ khi những nỗ lực của Pháp Luân Công khiến mọi người nhận thức được bản chất tàn ác xấu xa của họ”.

Nguyên Hương

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Bắc Kinh điều tra và theo dõi nhóm học viên Pháp Luân Công đang tị nạn ở Hoa Kỳ