Báo chí ĐCSTQ ghét thương hiệu nước ngoài: Khoản đầu tư của Starbucks và Tesla gặp nguy

Giúp NTDVN sửa lỗi

Các phóng viên trung thành với ĐCSTQ gần đây ra loạt bài tấn công vào uy tín của Starbucks; nhắm vào vấn đề an toàn thực phẩm. Các nguồn tin này đã khuấy động truyền thông, tạo ra làn sóng tẩy chay Starbucks. Nhưng một số người ngoài cuộc cho rằng sự việc không đơn giản như người ta tưởng.

Sự kỳ thị của các phóng viên báo đảng khiến khoản đầu tư của Starbucks ở Trung Quốc đang gặp nguy hiểm. Được thúc đẩy bởi chính sách ngoại giao sói chiến của ĐCSTQ, tư tưởng bài ngoại ngày càng gia tăng ở quốc gia này. Ngay cả chính sách đối nội của ĐCSTQ, nhiều chính sách cũng mang hơi thở ‘sói chiến’.

Phóng viên ĐCSTQ trở thành điệp viên trong Starbucks

Theo một báo cáo của truyền thông đại lục, các phóng viên của "Tin tức Bắc Kinh" đã cải trang thành người tìm việc vào cuối tháng 10, và sau khi vượt qua ba vòng phỏng vấn, họ đã nộp đơn xin vào cửa hàng Starbucks ở thành phố Vô Tích, tỉnh Giang Tô với tư cách là điệp viên bí mật.

Sau đó, các phóng viên chìm này đã đăng một bài báo điều tra nói rằng có 2 cửa hàng Starbucks dùng nguyên liệu quá hạn sử dụng. Lập tức, các phương tiện truyền thông của ĐCSTQ, như Nhân dân Nhật báo Trực tuyến và Thời báo Hoàn cầu đều đăng các bình luận chỉ trích Starbucks. Thậm chí, trang Nhân dân Nhật báo Trực tuyến cũng đưa ra một thông báo đặc biệt rằng Starbuck nên “ngừng đắm chìm trong vầng hào quang và không thể tự vươn ra”.

Tin tức này ngay lập tức trở thành đề tài nóng, thành cụm từ tìm kiếm nóng trong ngày. Starbucks cũng ngay lập tức đăng thông tin trên Weibo cho biết họ đọc các báo cáo liên quan và vô cùng sốc trước vấn đề an toàn thực phẩm bị cáo buộc; công ty thừa nhận rằng cáo buộc là đúng.

Đôi khi các nhà phê bình nói với giới truyền thông rằng việc phơi bày các vấn đề an toàn thực phẩm là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, ĐCSTQ đã cử các phóng viên truyền thông của đảng tới Starbucks với tư cách là điệp viên bí mật vào đầu tháng 10 năm nay. Sau khi điều tra trong 2 tháng, cuối cùng người ta đã phát hiện ra rằng có vấn đề với hoạt động của Starbucks. Sau đó, hàng loạt phương tiện truyền thông của đảng đã cùng nhau đăng các bài báo chỉ trích và công kích tập thể hãng này.

Làm mới một chiến thuật cũ

Chính phủ ĐCSTQ vẫn luôn sử dụng loại chiến thuật này trong một thời gian dài. Năm 1957, chính quyền ĐCSTQ, dưới thời Mao Trạch Đông, khuyến khích “trăm hoa đua nở, trăm phái tranh luận”; chiến dịch đưa ra nhằm khuyến khích trí thức Trung Quốc dốc lòng nói thật tư tưởng của họ về ĐCSTQ. ĐCSTQ khi đó hứa là sẽ không trả thù. Nhưng đó là một cú lừa lịch sử.

Những người tri thức Trung Quốc vốn đã bất mãn với chính sách cai trị khát máu, tàn bạo của ĐCSTQ, nhận thấy sự dối trá trong các lời hứa về thế giới bình đẳng, bác ái của tổ chức chính trị này; họ không ngại ngần bày tỏ quan điểm của mình; sự phê bình của họ ngày càng trở nên mạnh mẽ.

Và tất cả những người dám nói thật khi đó được liệt kê vào “cánh hữu”, nhóm phản cách mạng (cánh tả). Mao sau đó đã đưa ra chiến dịch chống cánh hữu; truy bắt, tận diệt tất cả những người dám nói thật về ĐCSTQ. Ít nhất 550 nghìn người bị bắt, giết bởi chính quyền ĐCSTQ thời đó. Hầu hết họ là các trí thức bất đồng chính kiến.

Vì để chứng tỏ lòng trung thành với Mao Trạch Đông, người Trung Quốc thời bấy giờ sẵn sàng phản bội tình thân quyến, tình bạn, tình cảm nam nữ để vạch rõ giai cấp, giới tuyến giữa ta và địch.
Vì để chứng tỏ lòng trung thành với Mao Trạch Đông, người Trung Quốc thời bấy giờ sẵn sàng phản bội tình thân quyến, tình bạn, tình cảm nam nữ để vạch rõ giai cấp, giới tuyến giữa ta và địch. (Epoch Times)

Thực tế, những trí thức có tư duy độc lập đã bị ĐCSTQ nhắm tới từ trước; họ muốn loại bỏ nhóm trí thức này, họ tạo ra cái bẫy và các trí thức bất đồng chính kiến đã sa vào bẫy của ĐCSTQ.

Cách làm này cho đến nay vẫn giống nhau. ĐCSTQ một mặt kêu gọi, mở cửa đầu tư nước ngoài. Họ cần nguồn tiền này để tạo GDP, việc làm, công nghệ, mô hình quản lý. Sau khi các hãng nước ngoài này thành công rót tiền vào Trung Quốc, kèm theo các lời ca ngợi Trung Quốc và lờ đi trách nhiệm của doanh nghiệp với nhân quyền, ĐCSTQ sẽ thủ tiêu khoản đầu tư này của họ. Cách làm này khiến các thương hiệu nước ngoài không thể tồn tại lâu ở Trung Quốc, chỉ có thể đánh mất khoản đầu tư của họ ở đất nước này, thậm chí bị quốc hữu hoá. Starbucks có thể bắt đầu rơi vào một cái bẫy như vậy và hãng này chắc chắn không phải là trường hợp đầu tiên.

Gã khổng lồ sản xuất ô tô điện Tesla cũng nhiều lần bị giới chức ở Trung Quốc "tố".

Theo các báo cáo, Trung Quốc là thị trường chính giúp Tesla tăng trưởng nhanh chóng trong hai năm qua. Nhưng trong cuộc chiến giành thị trường ô tô điện, đối thủ của Tesla không chỉ là các nhà sản xuất ô tô, mà còn có cả ĐCSTQ. Đầu năm nay, tin tức cho thấy nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc bắt đầu hạn chế lưu hành xe Tesla. Đây là một cú đánh kinh hoàng từ ĐCSTQ dành cho Tesla.

Nên quỳ gối hay không? Ngay cả khi quỳ gối thì có tương lai ở Bắc Kinh hay không?

Tại sao Trung Quốc lại nhắm vào Tesla? Đầu tiên Bắc Kinh cần Tesla; họ cần đánh cắp công nghệ, mô hình kinh doanh thành công này. Sau đó, khi các doanh nghiệp Trung Quốc có thể vững vàng hơn, họ sẽ đánh đuổi Tesla ra khỏi lãnh thổ; hoặc quốc hữu hoá (nếu có thể) một phần các khoản đầu tư của hãng này. Một chiêu giả chết bắt quạ giống chiến lược “trăm hoa đua nở, trăm phái tranh luận của Mao” vậy.

Bắt đầu từ tháng 6/2020, đã có nhiều vụ cháy xe Model 3 ở Trung Quốc, nhưng đồng thời cũng có nhiều vụ cháy xe điện thương hiệu nội địa của Trung Quốc. Tất cả các vụ việc đều bị báo chí của ĐCSTQ ém nhẹm; không một vụ việc nào được điều tra sâu.

Ảnh chụp từ trên không của Tesla Shanghai Gigafactory ở Thượng Hải, Trung Quốc, hôm 29/03/2021. Tesla Shanghai Gigafactory được cho là đang sản xuất khoảng 450.000 xe mỗi năm. (Ảnh: Xiaolu Chu / Getty Images)

Tuy nhiên, khi chiếc Model 3 phiên bản Trung Quốc của Tesla bất ngờ bốc cháy khi đang sạc trong bãi đậu xe, Tesla đã chính thức lên tiếng khẳng định đây không phải vấn đề về thiết kế mà là vấn đề với lưới điện của Nhà nước Trung Quốc; chất lượng điểm sạc điện cho xe kém chính là nguyên nhân gây cháy nổ. Điều này khiến Bắc Kinh hết sức phật lòng.

Từ đầu năm 2020 đến quý đầu tiên của năm 2021, ĐCSTQ đã sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để gây áp lực lên Tesla, bao gồm lệnh cấm khu quân sự, kiện tụng tranh chấp người tiêu dùng và các thông báo chung về khu vực công.

Bắt đầu từ trưa ngày 23/4/2021, trong giới xe điện Trung Quốc đã có thông tin phản ánh từ các chủ xe (sở hữu xe Tesla) ở các thành phố khác nhau về việc họ bị cảnh sát giao thông chặn lại trước khi lên đường cao tốc và yêu cầu xe Tesla không được lưu thông trong hệ thống đường cao tốc.

Một số cư dân mạng cho rằng, sự phát triển của Tesla tại Trung Quốc đang bị ĐCSTQ kìm hãm. Cuối cùng, Tesla có nên quỳ gối hay không, đây là một câu hỏi Tesla phải cân nhắc. Nhưng câu hỏi đặt ra là ngay cả khi Tesla hay Starbucks quỳ gối thì liệu kết cục ở Trung Quốc có sáng sủa hơn không? Đây sẽ câu hỏi quan trọng hơn với các nhà đầu tư nước ngoài đang rất khao khát và mơ mộng ở Bắc Kinh.

Thanh Đoàn

(Theo Secret China)

 



BÀI CHỌN LỌC

Báo chí ĐCSTQ ghét thương hiệu nước ngoài: Khoản đầu tư của Starbucks và Tesla gặp nguy