Bất chấp kinh tế trì trệ, Bắc Kinh tiếp tục bơm tiền cho Quần đảo Solomon và Kiribati

Giúp NTDVN sửa lỗi

Bắc Kinh vẫn tiếp tục bơm thêm tiền vào các dự án phát triển mới ở Quần đảo Solomon và Kiribati. Trong khi đó, chính quyền nước này vẫn duy trì chính sách “Zero Covid”, bất chấp những tác động xấu đến nền kinh tế Trung Quốc.

Trong khi dòng viện trợ của Trung Quốc cho khu vực Thái Bình Dương nói chung đã sụt giảm từ năm 2016 đến năm 2021, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vẫn tiếp tục tăng cường đầu tư vào Quần đảo Solomon và Kiribati. Hai quốc đảo này đã chuyển hướng ủng hộ từ Đài Loan sang Bắc Kinh vào năm 2019, theo Bản đồ Viện trợ Thái Bình Dương của Viện Lowy.

“Nguồn tài chính đáng kể từ Trung Quốc đối với hai quốc đảo đã thay thế cho khoản viện trợ hiện có từ Đài Loan”, theo Viện nghiên cứu chính sách Lowy có trụ sở tại Sydney, Australia.

“Trung Quốc vẫn không từ bỏ việc lợi dụng các khoản hỗ trợ phát triển để củng cố các mối quan hệ then chốt”.

Vào tháng 4, Quần đảo Solomon đã ký một thỏa thuận an ninh với Bắc Kinh, điều này đã khiến cho giới chức Mỹ, Australia và nhiều quốc gia phương Tây khác không khỏi lo ngại. Theo thỏa thuận, các nhân viên an ninh của cảnh sát Trung Quốc đã bắt đầu huấn luyện cho cảnh sát quần đảo Solomon.

Lực lượng cảnh sát hoàng gia Quần đảo Solomon (RSIPF) công bố ngày 29/3/2022 cho thấy các sĩ quan cảnh sát Trung Quốc đang đào tạo các sĩ quan RSIPF diễn tập các kỹ năng chiến đấu phi vũ trang, cách sử dụng gậy dài, khiên tròn, dùi cui chiến thuật, còng tay, chiến thuật súng trường cơ bản và kiểm soát đám đông. (Ảnh: Getty Images)

Chính quyền Kiribati cũng đang phải đối mặt với những chất vấn xung quanh việc chính phủ ngừng các hoạt động tư pháp của nước này.

Đáp lại, phát ngôn viên đối ngoại của Australia, ông Simon Birmingham, cho biết đây là khu vực đáng lo ngại.

Ông nói với hãng thông tấn AAP: “Điều quan trọng là phải đảm bảo sự hợp tác chặt chẽ nhất có thể, cũng như tăng cường phát triển kinh tế giữa các quốc đảo Thái Bình Dương - những người muốn thúc đẩy nền dân chủ của mình. Họ được trao quyền để thực hiện điều đó".

“Tất nhiên, khi các phương tiện truyền thông đưa tin về những hạn chế quá mức, hoặc nơi các quy trình bầu cử và nền dân chủ đang suy yếu, Australia cũng cần lên tiếng về những lo ngại đó”.

Cho đến nay, Australia vẫn là quốc gia viện trợ lớn nhất cho các quốc đảo Thái Bình Dương, theo Bản đồ Viện trợ Thái Bình Dương của Viện Lowy.

Năm 2020, Australia viện trợ 1,23 tỷ AUD (780 triệu USD) cho khu vực Thái Bình Dương, vượt xa mức 375 triệu USD từ Mỹ và 245 triệu USD từ Trung Quốc.

Năm 2021, Bắc Kinh đã chi 145 triệu USD ở Thái Bình Dương, so với 1,7 tỷ AUD (1,1 tỷ USD).

Ông Alexandre Dayant, giám đốc Chương trình Viện trợ Thái Bình Dương, cho biết, có một “vấn đề cung và cầu” đối với các khoản viện trợ của ĐCSTQ.

Thủ tướng Quần đảo Solomon Manasseh Sogavare (phải) và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đi qua đoàn vệ binh danh dự trong buổi lễ chào đón nguyên thủ quốc gia tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh hôm 09/10/2019. (Ảnh: Wang Zhao/AFP/Getty Images)

Ông nói với tờ The Sydney Morning Herald rằng: “Về phía nguồn cung, nền kinh tế Trung Quốc đang chững lại, vì vậy dường như người ta ít muốn đổ tiền ra nước ngoài. Chúng tôi nhận thấy sự chậm lại của sáng kiến Vành đai và Con đường. Rất ít dự án được cam kết trên khắp thế giới”.

Về phía cầu, ông lưu ý rằng các nhà lãnh đạo của các quốc đảo Thái Bình Dương nay đã “thức tỉnh”. Họ đã nhận ra một thực tế rằng, các dự án viện trợ của Trung Quốc có vấn đề rất lớn về chất lượng vì chúng được hỗ trợ bằng những khoản vay đi kèm với các điều kiện thanh toán khó khăn.

Tuy nhiên, ông Dayant lưu ý rằng các nhà lãnh đạo Thái Bình Dương đang ngày càng khôn ngoan khi giao dịch với Trung Quốc nhằm cố gắng "lừa tiền viện trợ" từ các nước phát triển.

Trong ngân sách của tuần trước, chính phủ Australia đã công bố thêm 900 triệu USD viện trợ phát triển cho khu vực Thái Bình Dương trong 4 năm tới.

Huyền Anh

Theo The Epoch Times

Trung Quốc


BÀI CHỌN LỌC

Bất chấp kinh tế trì trệ, Bắc Kinh tiếp tục bơm tiền cho Quần đảo Solomon và Kiribati