Bệnh viện Vũ Hán chật kín, bệnh nhân đau khổ trong cơn tuyệt vọng

Giúp NTDVN sửa lỗi

Dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán đã lan ra toàn cầu nhưng Trung Quốc vẫn tiếp tục khống chế dư luận, tuyên truyền rằng dịch bệnh tại Đại Lục đang “suy giảm", các ca bệnh mới tại vùng dịch Vũ Hán cũng nhanh chóng “về 0". Tuy vậy, người dân Vũ Hán tiết lộ, bệnh viện nơi đây vẫn chật kín bệnh nhân, rất nhiều bệnh nhân tới nhưng không được chữa trị, phải chịu nỗi thống khổ giữa lằn ranh sống - chết.

Ngày 14/3, báo Epoch Times đăng tin: Tối ngày 13/3, một bệnh nhân mắc bệnh tim được xe cấp cứu đưa tới vài bệnh viện tại Vũ Hán nhưng không nơi nào nhận chữa, bởi chỗ nào cũng chật kín bệnh nhân rồi.

Khi bệnh nhân được đưa tới phòng cấp cứu bệnh viện tim mạch Á Châu Vũ Hán, bác sĩ nói với bệnh nhân và người nhà rằng họ có thể đi tới viện khác, hoặc gọi điện cho Thị trưởng, bệnh viện không thể nhận thêm bệnh nhân bởi không còn giường bệnh.

Người nhà bệnh nhân không còn cách nào khác, chỉ nói: “Các ông là bệnh viện lớn mà, các ông không thể ngay cả khám bệnh cũng không khám đã đuổi chúng tôi ra ngoài chứ!

Vị bác sĩ nói: “Không còn cách nào khác, hiện tại bên trong người chết còn không có cấp cứu”.

Nhân viên trên xe cấp cứu cũng lên tiếng giúp bệnh nhân: “Chúng tôi đã đi mấy bệnh viện rồi, chúng tôi vừa từ viện 161 tới đây.”

Người nhà bệnh nhân cũng cầu xin bác sĩ rằng nếu không có giường bệnh họ có thể trải dưới đất nằm cũng được, bệnh nhân chỉ mắc bệnh tim.

Dù vậy bác sĩ vẫn không nhận chữa và đuổi họ đi.

Nhân viên trên xe cấp cứu cũng than thở: Tất cả bệnh viện đều không cần bệnh nhân, không chứa nổi nữa rồi.


Bệnh viện Vũ Hán chật kín, bệnh nhân được xe cấp cứu chở đi cũng không tìm được nơi chữa trị

Sự việc mà người bệnh kể bên trên gặp phải chỉ là một trong vô số các trường hợp mà gia đình người bệnh tại Vũ Hán gặp phải.

Đầu tháng 3, cư dân mạng tại Vũ Hán có tên là “二水柚子茶” (Nhị thủy dữu tử trà) cho biết: có anh này kể trên Weibo Trung Quốc rằng mẹ của anh ta nhiễm bệnh nhưng không tìm được bệnh viện nhận chữa, đành ở nhà chịu đau đớn suốt một tuần, khổ sở tới mức chỉ muốn tự sát, sau đó mất máu nhiều dẫn tới tử vong.

Người đó kể:
“Mẹ tôi chịu đau ở nhà nguyên một tuần trời, mỗi tối đều đau không chịu nổi, cả đêm mất ngủ. Cuối cùng tới ngày thứ 10, bà ăn được rất ít, uống được vài ngụm nước, vài muỗng cháo. Đêm hôm đó, bà ấy không ngừng van xin tôi tìm cho bà ấy loại thuốc nào đó giúp bà ấy có thể chết nhanh hơn, sau đó bà cầm con dao gọt hoa quả định cắt cổ tay tự vẫn. Tôi không cách nào ngăn bà ấy lại, bởi vì bà ấy đã chịu quá nhiều đau đớn rồi.

Tôi chỉ có thể gọi 110 báo án. Sau khi cảnh sát tới, mẹ tôi cố gắng chống đỡ để hỏi họ rằng điều này có ảnh hưởng gì tới tôi hay không.

Sáng ngày 9/2, với sự giúp đỡ của bác Miêu Hoà và Trương Đinh Văn, cuối cùng mẹ tôi cũng được 120 (đường dây nóng gọi xe cứu thương tại Trung Quốc) đưa tới bệnh viện Đại Học Nhân Dân Vũ Hán để điều trị, đó là chiếc giường bệnh cuối cùng còn trống. Sau đó tôi tận mắt chứng kiến vô vàn thảm kịch nhân gian: dù bệnh có nặng tới đâu, dù người bệnh có cầu xin thế nào, các bác sĩ cũng không nhận chữa, bởi vì đã hết chỗ chứa rồi.

Tiếng khóc, tiếng cầu xin, tiếng dập đầu quỳ lạy, từng người từng người được 120 chở tới đều lại được xe chở đi, nườm nượp không dứt.

Người chung phòng bệnh với mẹ tôi kể cho tôi qua điện thoại, rằng chị ruột của cô ấy bị nhồi máu cơ tim, mãi mới gọi được 120, nhưng liên tục bị 8 bệnh viện từ chối, cuối cùng chết ngay trên xe.

Ông nội của chị họ tôi ngất xỉu tại nhà nên gọi 120, sau 6 tiếng xe mới tới, trực tiếp tuyên bố tử vong rồi báo cho nhà tang lễ tới nhận xác”.

Bài viết còn kể rằng: “Ngày đó, tôi nhìn điện tâm đồ của mẹ tôi chầm chậm dừng chạy mà hoảng loạn khóc lớn, nhân viên hộ lý đi qua trách tôi đang làm ảnh hưởng tới việc trị bệnh của họ. Rất nhanh có người tới đưa thi thể đi, nhân viên bệnh viện giục tôi thu dọn đồ đạc để cùng rời đi. Trong phòng xác, nhân viên công tác nói với tôi, thực ra người lây nhiễm virus viêm phổi chỉ có 3 tầng, còn lại ở đây đều là người chết do bị tước đi quyền chữa trị nên tử vong, nhiều người bệnh nặng như mẹ tôi, đặc biệt nhiều nhất là người bị ung thư hoặc phải lọc thận.

Hỏa táng người chết vì virus Vũ Hán phải xếp hàng
Điều tra của truyền thông Trung Quốc phát hiện thi thể người chết vì virus Vũ Hán đưa tới nhà hỏa táng phải xếp hàng(STR/AFP via Getty Images)

2h chiều, xe của nhà tang lễ quận Vũ Xương (Vũ Hán) tới. Thi thể bị cho vào trong túi đựng xác chẳng khác gì rau cải bị quăng lên xe.

Bởi vì đang trong dịch bệnh, đang trong giai đoạn bất thường, xe của nhà tang lễ đi khỏi bệnh viện này rồi lại tới bệnh viện kế bên thu thi thể, không thể lại giống như lúc bình thường, mỗi người một xe, được nằm trong quan tài để đưa tiễn.

Sau khi về tới nhà tang lễ, trong vòng 2 giờ thì thi thể sẽ được hỏa táng, người nhà không được tham gia, sau khi hết dịch sẽ có điện thoại gọi tôi tới nhận tro cốt. Nhưng dưới hoàn cảnh như thế này, tôi hoài nghi rằng liệu mình có được nhận đúng tro cốt của mẹ mình hay không?

Sự trải nghiệm này khiến tôi khắc cốt ghi tâm. Những người bệnh phải chết như mẹ tôi thực sự nhiều không đếm nổi, cũng không được công bố.

Cha dượng của tôi tiểu ra máu cũng không thể đi bệnh viện kiểm tra. Bệnh nhân ở cùng viện cũng không có cách nào làm hoá trị, chỉ có thể chờ các tế bào ung thư lớn dần. Cũng có những phụ nữ có thai cầu cứu trên mạng, rồi cả những người cần phẫu thuật túi mật, phẫu thuật mắt, ruột thừa, người bị viêm loét dạ dày, tai biến mạch máu não dẫn tới liệt nửa người, v.v.”

Bài viết còn cảm thán: “Tuy nhiên, bên ngoài đều là ngợi ca công lao, đều là hình thế tốt đẹp. Tôi đã rất lâu không thấy vị quan chức nào rồi, quá giả dối, thật biết tránh nặng tìm nhẹ, nắm rõ chiều hướng dư luận truyền thông. Đó chính là cách đào tạo của chính phủ đối với người dân, khiến cho tất cả mọi người ngay tại trung tâm của vòng xoáy cũng vẫn lạc quan và không biết chuyện gì đã xảy ra”.

Dịch viêm phổi Vũ Hán đã mất khống chế 3 tháng, người dân Vũ Hán vẫn bị cách ly nghiêm ngặt tại nhà. Chính phủ Trung Quốc những ngày vừa qua công bố số liệu thống kê dịch bệnh tại rất nhiều tỉnh thành đều đã “về 0". Lãnh đạo Vũ Hán còn tuyên bố rằng “tất cả người bệnh đều đã được chữa khỏi", nhanh chóng dỡ bỏ hết các bệnh viện dã chiến. Nhưng các video đăng tải cho thấy, tình trạng nhân viên nhà nước đi vào các khu nhà thu nhận thi thể vẫn tiếp diễn.

Ngày 13/3, một người tự nhận là tình nguyện viên đã gửi tin nhắn cho bạn thân: Bệnh viện dã chiến Vũ Hán nhanh chóng bị dẹp bỏ bởi vì đó là yêu cầu từ chính phủ, trên thực tế 90% bệnh nhân xuất viện vẫn còn nhiễm virus viêm phổi, vì thế không ít người sau khi về nhà lại tái phát, dẫn tới tình trạng lây nhiễm tập thể, cả một khu vực bị lây nhiễm trên diện rộng.

Hoàng Hoa

Theo NTDTV

Trung Quốc


BÀI CHỌN LỌC

Bệnh viện Vũ Hán chật kín, bệnh nhân đau khổ trong cơn tuyệt vọng