Bệnh viện Trung Quốc ‘hướng dẫn’ cách ghi chú phản ứng bất thường sau khi tiêm vaccine COVID-19

Giúp NTDVN sửa lỗi

Gần đây, trên Weibo xuất hiện hình ảnh được cho là hướng dẫn nội bộ của một bệnh viện Trung Quốc cho các nhân viên y tế khi ghi chép phản ứng bất thường sau khi tiêm vaccine COVID-19 do nước này sản xuất.

Vào ngày 20/7, một người dùng Weibo đã đăng hình ảnh một bức màn chiếu có tiêu đề "Điều cần chú ý khi ghi chép về các phản ứng bất thường sau khi tiêm vaccine". Bức ảnh được cho là chụp từ một cuộc họp nội bộ của một bệnh viện ở Trung Quốc. Trong đó đề cập rằng, cấp trên yêu cầu xóa tất cả các ghi chép về phản ứng bất lợi do "tiêm chủng" gây ra trong bệnh án.

Theo bức ảnh lưu truyền trên mạng, các lưu ý bao gồm:

  1. Thuật lại triệu chứng bệnh: Không được viết là “xuất hiện các triệu chứng ... sau khi tiêm chủng”, chỉ được viết là “xuất hiện các triệu chứng…”.
  2. Tình trạng hiện tại: Không được viết là “đã tiêm chủng trước khi phát bệnh”, chỉ có thể ghi là “Lúc … giờ … phút, ngày… tháng … năm 2021 xuất hiện các triệu chứng ...”.
  3. Bệnh sử: Viết rõ là “Tiêm 1 mũi tại điểm tiêm chủng vaccine viêm phổi coronavirus mới … vào lúc … giờ … phút, ngày … tháng … năm 2021”.
  4. Chẩn đoán: Không được ghi các phản ứng có hại sau khi tiêm vaccine coronavirus mới. Nếu thực sự bị dị ứng, có thể ghi là phản ứng dị ứng hoặc sốc... ở phần chẩn đoán, những trường hợp khác như chóng mặt, co giật, v.v. cũng không được ghi là xuất hiện sau khi tiêm vaccine.
Cư dân mạng đăng ảnh cho biết, bức ảnh được chụp từ cuộc họp nội bộ của một bệnh viện, Bí thư Đảng ủy bệnh viện yêu cầu các bác sĩ của bệnh viện “phải tẩy trắng tác dụng phụ của vaccine và không được ghi trong bệnh án”. (Nguồn ảnh: Weibo)
Cư dân mạng đăng ảnh cho biết, bức ảnh được chụp từ cuộc họp nội bộ của một bệnh viện, Bí thư Đảng ủy bệnh viện yêu cầu các bác sĩ của bệnh viện “phải tẩy trắng tác dụng phụ của vaccine và không được ghi vào bệnh án”. (Nguồn ảnh: Weibo)

Hiện tại, không có cách nào để xác minh tin tức này từ phía chính quyền Trung Quốc, nhưng có nhiều suy đoán rằng nó có thể liên quan đến tác dụng phụ của vaccine nội địa nước này.

Bên cạnh việc hạn chế tiết lộ phản ứng có hại, số người tử vong sau khi tiêm vaccine Trung Quốc vẫn luôn là một ẩn số. Tuy nhiên, vẫn có thể quan sát từ góc độ quốc tế.

Các nước lần lượt từ bỏ vaccine Trung Quốc

Theo báo cáo của Reuters, Hiệp hội Y khoa Indonesia (IDI) cho biết, chỉ trong vòng nửa tháng từ ngày 1/7 đến ngày 17/7, cũng là thời gian nước này có kỷ lục tử vong cao nhất, có 114 bác sĩ địa phương đã tử vong vì dịch bệnh. Hiện 95% nhân viên y tế Indonesia đã được tiêm vaccine Sinovac của Trung Quốc nhưng số bác sĩ tử vong trong tháng 7 lại tiếp tục gia tăng. Do đó, Chính phủ Indonesia đành phải cân nhắc việc tiêm thêm vaccine Moderna để làm mũi tăng cường cho những người đã tiêm 2 mũi của Sinovac.

Tờ The Wall Street Journal của Mỹ cũng đưa tin, tuần trước Thái Lan thông báo sẽ thay đổi chiến lược tiêm chủng từ 2 liều vaccine Sinovac sang 1 liều Sinovac cộng với 1 liều vaccine AZ. Tuần trước, Indonesia cũng tuyên bố sẽ tiêm mũi tăng cường Moderna cho nhân viên y tế đã tiêm Sinovac.

Ông Dale Fisher, người phụ trách cảnh báo dịch bệnh của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cho rằng động thái này thể hiện mối quan ngại của Thái Lan và Indonesia về hiệu quả của vaccine Trung Quốc.

Ngoài Thái Lan và Indonesia, Malaysia cũng thông báo sẽ chuyển sang sử dụng vaccine Pfizer sau khi tiêm hết vaccine của Sinovac. Hiện Sinovac vẫn chưa phản hồi về việc này.

Theo BBC của Anh, châu Á là một trọng địa trong chính sách ngoại giao vaccine của Trung Quốc. Hơn 30 quốc gia châu Á đã mua hoặc nhận vaccine sản xuất tại Trung Quốc. Ông Ian Chong, một chuyên gia về Trung Quốc tại Đại học Quốc gia Singapore, đã phân tích về vấn đề này. Chuyên gia này nói rằng mục đích Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vội vàng gửi vaccine đến các quốc gia khác là, nhằm thay đổi ý kiến rằng Vũ Hán là nơi xuất hiện ca nhiễm virus đầu tiên, đồng thời làm nổi bật hình tượng cường quốc khoa học của Trung Quốc.

Ông Ian Chong cũng cho rằng sự chuyển hướng của Thái Lan và Indonesia có thể đã lật tẩy lời dối trá của ĐCSTQ, đồng thời một lần nữa dấy lên nghi ngờ về hiệu quả của vaccine Trung Quốc.

Đông Phương

Theo Vision Times



BÀI CHỌN LỌC

Bệnh viện Trung Quốc ‘hướng dẫn’ cách ghi chú phản ứng bất thường sau khi tiêm vaccine COVID-19