Bí mật đen tối của ĐCSTQ sau chiếc đồng hồ Quảng trường Thiên An Môn?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Chiếc đồng hồ đeo tay Quảng trường Thiên An Môn được trao như một phần thưởng "để kỷ niệm việc dẹp yên cuộc nổi dậy" dành cho quân nhân Trung Quốc - những người đã tàn sát vô số công dân Trung Quốc ủng hộ dân chủ vào ngày 4 tháng 6 năm 1989 (được gọi là vụ Thảm sát Quảng trường Thiên An Môn).

Một nhà đấu giá ở Anh chuyên về đồng hồ xa xỉ và những món đồ trang sức độc đáo - đã thu hồi một chiếc đồng hồ - được trao làm phần thưởng cho những người lính Trung Quốc tham gia vụ thảm sát ở Quảng trường Thiên An Môn.

Chiếc đồng hồ đeo tay Quảng trường Thiên An Môn “do Ủy ban Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và chính quyền thành phố Bắc Kinh tặng cho quân đội” - với hình ảnh một người lính đội mũ xanh, trên mặt đồng hồ có dòng chữ “để kỷ niệm việc dẹp yên cuộc nổi dậy”.

Theo tổ chức chuyên về “đồng hồ sang trọng, hàng hiệu và đồ trang sức độc đáo” Fellows Auctioneers có trụ sở tại Birmingham, chiếc đồng hồ này được bán với giá từ 3.400 USD đến 4.800 USD. Nguồn gốc của nó đã được nghiên cứu cẩn thận.

Mặt đồng hồ có hình vẽ Quảng trường Thiên An Môn ở vị trí bên trên, cùng với hình người lính đội mũ quân đội màu xanh lá cây và dòng chữ “89.6 để kỷ niệm việc dẹp yên cuộc nổi dậy”.

Mặt sau của đồng hồ có khắc “Ủy ban thành phố Bắc Kinh của ĐCSTQ & Chính quyền nhân dân thành phố Bắc Kinh”.

Đồng hồ ‘Sự kiện Thiên An Môn’ bị loại khỏi cuộc đấu giá do người bán bị đe doạ
Fellows cho biết, chiếc đồng hồ có khắc dòng chữ "89.6 Tưởng nhớ ngày dẹp tan cuộc nổi loạn" đã bị gỡ khỏi cột bán đồng hồ sang trọng vì người bán hàng nhận được nhiều lời chỉ trích từ mạng xã hội và cảm thấy bất an. (Ảnh tổng hợp từ Fellows)

Mặc dù tổ chức Fellows Auctioneers xác nhận rằng theo hiểu biết của họ, thì nhà cung cấp đồng hồ không có liên kết với Quân đội Nhân dân Trung Quốc (PLA), cũng như chính phủ Trung Quốc.

Quan điểm trên mạng xã hội cho rằng nên truy tìm chủ sở hữu chiếc đồng hồ và đưa vụ thảm sát tại Quảng Trường Thiên An Môn - mà chính quyền Trung Quốc đã cố gắng che đậy - ra xét xử.

Thảm sát Quảng trường Thiên An Môn

Sau cái chết của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Hồ Diệu Bang, thiết quân luật đã được tuyên bố để dập tắt các cuộc biểu tình - được tham dự bởi phần lớn các sinh viên với mong muốn kêu gọi dân chủ và cải cách.

Những người dân Trung Quốc bình thường đã tạo ra những rào chắn “bằng người” để ngăn PLA tiến vào Quảng trường Thiên An Môn. Nhiều người dân thường đã bị bắn.

Cuộc biểu tình ôn hòa tại Quảng trường Thiên An Môn đã trở thành cuộc thảm sát đẫm máu như thế nào?
Sinh viên tại Quảng trường Thiên An Môn vào đêm 4/6/1989. (Nguồn ảnh: Internet)

Cựu Đại sứ Anh tại Trung Quốc, Ngài Alan Donald viết: “27 APC của Lục quân [các tàu sân bay bọc thép] đã nổ súng vào đám đông trước khi chạy qua họ. APC chạy qua binh lính và thường dân với vận tốc 40 dặm một giờ”.

Số người thiệt mạng không được thống kê, nhưng theo đánh giá nội bộ của chính quyền Trung Quốc thì con số là 10.454 người.

Vụ việc được ghi lại trong một bức ảnh - là một trong những bức ảnh được công nhận nhất mọi thời đại: Người biểu tình đơn độc được gọi là "Tank Man" (người đàn ông xe tăng) - của nhiếp ảnh gia Jeff Widener của AP và nhiếp ảnh gia người Anh Stuart Franklin vào ngày 5 tháng 6 năm 1989.

Vụ việc đã được người dân Trung Quốc tưởng nhớ như là một vụ thảm sát tàn bạo, đẫm máu, phi nhân đạo - nhắm vào những người biểu tình ôn hòa ở Quảng trường Thiên An Môn.

Chiếc đồng hồ này được trao như một phần thưởng dành cho quân nhân Trung Quốc - những người đã tàn sát vô số công dân Trung Quốc ủng hộ dân chủ vào ngày 4 tháng 6 năm 1989 (được gọi là vụ Thảm sát Quảng trường Thiên An Môn) (Ảnh tổng hợp)
Hình ảnh “Người đàn ông xe tăng” - đơn độc đứng trước một hàng xe tăng ở Bắc Kinh vào năm 1989.

Ban lãnh đạo ĐCSTQ luôn khẳng định rằng phong trào sinh viên này là “một cuộc nổi dậy phản cách mạng, chưa từng có trong lịch sử nước Trung Quốc”.

Theo cuốn sách “Mùa xuân Bắc Kinh, 1989: Đối đầu và Xung đột - Các tài liệu cơ bản”, người phát ngôn PLA đã báo cáo với các nhà báo nước ngoài - trong một cuộc họp báo được tổ chức vào ngày 6 tháng 6 năm 1989, rằng “không có ai bị giết ở Quảng trường Thiên An Môn và không có ai bị cán qua bằng xe tăng ở Quảng trường”.

Bắc Kinh cho rằng những người thiệt mạng là những binh sĩ tự vệ trước những cuộc nổi dậy đó và đưa ra con số 5.000 binh sĩ PLA đã thiệt mạng. ĐCSTQ còn tuyên bố rằng chỉ có 300 người trong số những người biểu tình đã thiệt mạng. Các báo cáo khác sau đó “rút xuống” chỉ là 200.

Nhưng chỉ cần nhìn vào bức ảnh "Tank Man" nổi tiếng vào thời điểm đó - sẽ thấy rằng có hàng loạt xe tăng và hàng người biểu tình nhỏ bé ở đó - để hiểu rằng đây là một sự lừa bịp, đảo ngược sự thật của ĐCSTQ. Bắc Kinh đã ngăn chặn các kênh truyền thông nước ngoài, hạn chế các nhà báo nước ngoài, và chỉ cung cấp cho họ những thông tin từ truyền thông của ĐCSTQ.

Quyền sở hữu ảnh ‘Tank Man’

Trong một bước ngoặt khác thường về việc kiểm duyệt tự do ngôn luận và dân chủ, Bill Gates dường như đã “cộng tác với ĐCSTQ - khi vị tỷ phú này đã bán bộ sưu tập ảnh của mình (thuộc sở hữu của Microsoft’s Corbis Entertainment) chứa kho lưu trữ các bức ảnh “vật chứng” - “Tank Man”, cho công ty truyền thông Trung Quốc Visual China Group (VCG) vào năm 2016.

Những người ủng hộ tự do ngôn luận lo ngại rằng điều này sẽ cho phép ĐCSTQ kiểm duyệt nhiều hơn bên trong Trung Quốc và VCG sẽ kiểm duyệt hoàn toàn các hình ảnh Thiên An Môn trong Vạn lý Tường lửa (Great Firewall) của mình.

Mối quan hệ mật thiết giữa Bill Gates, Quỹ từ thiện của ông với Trung Quốc sâu rộng trong nhiều lĩnh vực, kéo dài qua ba đời lãnh đạo của Trung Quốc: Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào và Tập Cận Bình. (Ảnh tổng hợp)
Mối quan hệ mật thiết giữa Bill Gates, Quỹ từ thiện của ông với Trung Quốc sâu rộng trong nhiều lĩnh vực, kéo dài qua ba đời lãnh đạo của Trung Quốc: Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào và Tập Cận Bình. (Ảnh tổng hợp)

Công ty truyền thông hình ảnh Getty Images hiện có thể phân phối hình ảnh liên quan đến vụ thảm sát này. Sử dụng từ khóa “Xe tăng Thiên An Môn 1989”, tìm kiếm trên Getty Images - sẽ cho ra 79 bức ảnh tưởng niệm vụ thảm sát, nhưng không có bức ảnh nào về sự kiện này.

Có vẻ như ĐCSTQ đã thực sự “thắt chặt” trong việc kiểm duyệt về sự kiện thảm sát Quảng trường Thiên An Môn.

Nhà sản xuất đồng hồ đeo tay Quảng trường Thiên An Môn

Đây không phải là lần đầu tiên một bản sao đồng hồ đeo tay Quảng trường Thiên An Môn sản xuất thủ công - của nghệ nhân đồng hồ Xu Yaonan từ Nhà máy Đồng hồ Bắc Kinh - thuộc sở hữu nhà nước Trung Quốc - được rao bán. Nghệ nhân Xu nói với BBC rằng ông ấy “đã làm ra hàng chục nghìn chiếc” như vậy.

Ông Xu không sẵn sàng thảo luận thêm về chiếc đồng hồ đeo tay Quảng trường Thiên An Môn, vì ông nói rằng chủ đề này vẫn còn nhạy cảm. Ông rõ ràng tự hào về chất lượng và nói rằng đơn đặt hàng rất lớn về đồng hồ Thiên An Môn của Thị trưởng Bắc Kinh đã giúp nhà máy của ông vượt qua thời kỳ khó khăn.

Khi ông được phép nói chuyện với các phóng viên phương Tây ở Trung Quốc vào năm 2015, nội dung cuộc phỏng vấn sẽ bị chính quyền Trung Quốc kiểm duyệt.

Năm 2007, một chiếc đồng hồ đeo tay Quảng trường Thiên An Môn đã được rao bán trên eBay, trong một hành động nhằm nâng cao nhận thức về sự đàn áp nhân quyền của ĐCSTQ. Chủ sở hữu chiếc đồng hồ này là một cựu sĩ quan ưu tú của PLA - là một trong những quân nhân được tặng đồng hồ. Nhưng ông ấy sẽ không tiết lộ bất kỳ chi tiết nào để bảo vệ gia đình mình khỏi sự trả thù của ĐCSTQ.

Số tiền bán đấu giá trên eBay sẽ được quyên góp cho Chiến dịch các bà mẹ Thiên An Môn, một chiến dịch dân chủ Trung Quốc. Chiến dịch này được tổ chức bởi một giáo sư triết học đã nghỉ hưu - ông Ding Zilin, hiện đã 84 tuổi. Ông có một người con trai 17 tuổi là Jiang Jielian - đã bị giết trong vụ thảm sát vào ngày 3 tháng 6 năm 1989.

Chiến dịch này đang vận động đòi công lý cho những người bị binh lính quân đội bắn chết; mục tiêu của ông Ding là buộc ĐCSTQ thừa nhận việc thảm sát và đưa ra lời xin lỗi công khai.

Tâm An

Theo Vision Times



BÀI CHỌN LỌC

Bí mật đen tối của ĐCSTQ sau chiếc đồng hồ Quảng trường Thiên An Môn?