Biểu tình bùng nổ khắp mọi nơi: Điều gì sẽ xảy ra với người dân Trung Quốc và ĐCSTQ?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Các cuộc biểu tình đã nổ ra trên khắp Trung Quốc trong thời gian gần đây, chủ yếu là do các biện pháp hạn chế phong tỏa, phân biệt chủng tộc và các sự cố hỏa hoạn. Nếu các cuộc biểu tình vẫn tiếp diễn, điều gì sẽ xảy ra với người dân Trung Quốc và ĐCSTQ?

Các cuộc biểu tình phản đối các chính sách kiểm soát đại dịch hà khắc của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã nổ ra ở Thượng Hải và Bắc Kinh trong tháng này. Những người biểu tình tụ tập để thắp nến và cầu nguyện cho những nạn nhân đã thiệt mạng trong vụ hỏa hoạn ở Urumqi (Tân Cương).

Vụ việc sau đó đã phát triển thành một cuộc biểu tình khi người dân Thượng Hải bày tỏ sự bất mãn với ĐCSTQ. Vào ngày 26/11, một nhóm thanh niên đã tập trung trên đường Urumqi ở thành phố Thượng Hải để tưởng nhớ các nạn nhân của vụ hỏa hoạn ở Urumqi, theo đài NTD.

Những người biểu tình hô vang “ĐCSTQ, hãy hạ đài!”, “Tập Cận Bình, hãy từ chức!” và “Tự do”.

Sinh viên Đại học Truyền thông Nam Kinh, Đại học Giao thông Thượng Hải và nhiều trường đại học khác cũng tổ chức lễ thắp nến tưởng niệm các nạn nhân ở Urumqi (Tân Cương). Số lượng trường cao đẳng trong danh sách này đã tăng lên 103, theo cập nhật của người dân Trung Quốc vào ngày 27/11.

Vào ngày 1/10, hơn 20 người Mông Cổ ở Paris đã tập trung trước đại sứ quán ĐCSTQ ở Quảng trường Andre ở Paris để phản đối chính sách hủy diệt văn hóa và đàn áp các dân tộc thiểu số ở Nội Mông của ĐCSTQ. Theo tờ France 24, ĐCSTQ đã thực hiện chính sách đồng hóa văn hóa ở Mông Cổ kể từ năm 2020.

Các cuộc biểu tình đã nổ ra cả trong và ngoài nước, bao gồm ở Quảng Châu, Hà Bắc, Thâm Quyến, Vũ Hán và Hắc Long Giang.

Mặc dù không thể biểu tình do Luật An ninh Quốc gia Hong Kong, nhưng người dân Hong Kong đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình khác nhau chống lại ĐCSTQ ở Anh vào tháng 10.Theo tờ The Epoch Times ấn bản tiếng Trung, các cuộc biểu tình đang diễn ra ở hơn 10 thành phố để phản đối việc chính phủ Trung Quốc vi phạm nhân quyền của người Tây Tạng, người Duy Ngô Nhĩ và cư dân Hong Kong. Các thành phố lớn như London, Birmingham, Bristol và Liverpool cũng nằm trong số này. Người dân Hong Kong cũng lên án hành động gây hấn của Trung Quốc đối với Anh và nhiều quốc gia khác.Tổ chức cộng đồng Hong Kong "Reading UK Stands with Hong Kong" đã tổ chức một cuộc biểu tình bên ngoài Tòa thị chính Reading Berkshire ở Anh. Mọi người chỉ trích sự xâm nhập của ĐCSTQ vào Vương quốc Anh, đồng thời nhiều công dân Hong Kong cũng hạ cờ ĐCSTQ để bày tỏ sự bất bình.
Sinh viên Trung Quốc biểu tình bên ngoài Đại sứ quán Trung Quốc ở London, Vương Quốc Anh, hôm 27/11/2022. (Ảnh của Steven Leung/The Epoch Times)

Vẻ đẹp của sự đoàn kết trong gian khó

Ngay cả trong những thời điểm khó khăn này, tình đoàn kết giữa người dân Trung Quốc và người Hong Kong đang ngày càng phát triển.

Hong Kong đã tiến hành các cuộc biểu tình kể từ thời kỳ hậu bàn giao. Theo Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, nguồn gốc của những cuộc biểu tình này khởi nguồn từ hơn 20 năm trước, khi người dân Hong Kong tìm kiếm và bảo vệ các quyền con người mà họ được hưởng khi thành phố này nằm dưới sự kiểm soát của Trung Quốc vào năm 1997.

Hơn nữa, sự cố gần đây nhất xảy ra vào tháng 2/2019, khi các quan chức Hong Kong đề xuất sửa đổi dự luật dẫn độ cho phép đưa các nghi phạm tới Trung Quốc để xét xử.

Theo tờ Guardian, những người biểu tình ở Hong Kong đã bày tỏ sự đoàn kết để ủng hộ người dân Trung Quốc nhằm phản đối các chính sách phong tỏa hiện hành. Cuộc biểu tình được tổ chức để tưởng nhớ 10 người đã thiệt mạng trong một vụ hỏa hoạn ở Urumqi, thủ phủ của khu vực Tân Cương.

Người dân Trung Quốc và Hong Kong đã giương cao tờ giấy trắng trong các cuộc biểu tình. Nó đại diện cho một biểu tượng chống lại sự kiểm duyệt và tránh sử dụng những khẩu hiệu bị ĐCSTQ cấm, đồng thời nó còn thể hiện nét đẹp của tình đoàn kết.

Theo Đài Á châu Tự do, ĐCSTQ đã nhốt tất cả người Trung Quốc vào một “nhà tù vô hình”. Cư dân Trung Quốc nên phản kháng giống như người biểu tình Hong Kong.

Sinh viên Trung Quốc tập trung trước Tòa thị chính Sydney để ủng hộ biểu tình ở quê nhà, Cảnh sát Trung Quốc ráo riết tìm kiếm người biểu tình, biểu tình ở trung quốc, biểu tình phản đối covid-19 lan rộng, biểu tình chống zero-Covid, Trung Quốc đàn áp người biểu tình và nhà báo, sinh viên trường đại học biểu tình phản đối, cách mạng giấy trắng
Hơn 100 sinh viên Trung Quốc tổ chức một cuộc biểu tình phản đối chính sách zero-COVID và ĐCSTQ độc tài, tại Tòa thị chính, Sydney, Úc, ngày 28/11/2022. (Ảnh: Ling Xiao/ Epoch Times)

Phản ứng của chính phủ Trung Quốc đối với các cuộc biểu tình

ĐCSTQ đã đáp trả các cuộc biểu tình bằng các biện pháp cứng rắn trên toàn quốc. Các chiến thuật này bao gồm một chiến dịch chống lại "các thế lực thù địch và giới truyền thông", cũng như triển khai các cuộc trấn áp của cảnh sát.

Trung Quốc đưa ra cảnh báo sau các cuộc biểu tình chưa từng có tại 10 thành phố phản đối các chính sách chống dịch hà khắc của nước này, theo đài CBS News. Ủy ban Chính trị Pháp luật Trung ương ĐCSTQ tuyên bố động thái này là vì "ổn định xã hội".

Một số sĩ quan cảnh sát đã được cử đến Quảng trường Nhân dân ở Thượng Hải, Đường An Phụ ở Quận Từ Hối và nhiều ga tàu điện ngầm khác. Một người dùng Twitter, "Thầy Lý không phải là giáo viên của bạn", cho biết, cứ sau 50 mét, hai cảnh sát sẽ tiến hành kiểm tra ngẫu nhiên điện thoại của người qua đường.

Tờ Apollo News đã chia sẻ ảnh chụp màn hình của một thông báo nội bộ, trong đó các quan chức Trung Quốc yêu cầu kiểm tra điện thoại của người dân để xem chúng có chứa bất kỳ ứng dụng nước ngoài nào không, chẳng hạn như phần mềm vượt tường lửa.

Ngoài ra, một số nhà báo nước ngoài cũng đã bị cảnh sát sách nhiễu khi đưa tin về các cuộc biểu tình gần đây ở Thượng Hải và Bắc Kinh.

Theo trang SwissInfo, cảnh sát Trung Quốc đã bao vây phóng viên Michael Peuker vào ngày 27/11 khi anh tường thuật trực tiếp tình hình biểu tình từ Thượng Hải. Anh Peuker và nhiếp ảnh gia của mình đã bị cảnh sát đe dọa bắt giữ. Tuy nhiên, hai người sau đó đã được thả.

Cùng ngày, một phóng viên đài BBC đã bị cảnh sát bắt giữ và đánh đập. Trong khi hãng tin BBC bày tỏ quan ngại về những gì đã xảy ra với phóng viên, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết người đàn ông này không nhận mình là phóng viên vào thời điểm bị cảnh sát ĐCSTQ bắt giữ.

Ngoài ra, RTi English đã đăng tải video một YouTuber Trung Quốc sống ở Mỹ bị cảnh sát đe dọa vì ủng hộ "cuộc Cách mạng Giấy trắng".

Cảnh sát đã gọi cho Chen, một YouTuber, và đe dọa sẽ bắt giữ anh này vì đã bày tỏ sự ủng hộ đối với các cuộc biểu tình. Cảnh sát ĐCSTQ cũng cảnh báo Chen rằng họ có thể xác định được vị trí của anh này.

Apple tự làm hoen ố hình ảnh khi bắt tay với Bắc Kinh
Tình trạng bất ổn mới bùng phát tại nhà máy của Foxconn ở Trịnh Châu, Trung Quốc, vào ngày 23/11/2022. (The Epoch Times chụp màn hình tài khoản Twitter của Stephen McDonell)

Một cuộc biểu tình quy mô lớn của nhân viên đã diễn ra tại Foxconn, nhà máy sản xuất iPhone lớn nhất thế giới ở Trịnh Châu, trong đó hàng chục nghìn nhân viên đã đối đầu với hàng chục cảnh sát có vũ trang. Hơn 40 người đã bị bắt và nhiều người khác bị thương, theo tờ Apollo News. Các cuộc biểu tình của Foxconn đã nổ ra kể từ ngày 27/11.

Người dân Trung Quốc khao khát tự do đến mức một người đàn ông đã thốt lên trong một video: “Trên đời chỉ có một căn bệnh, đó là mất tự do và nghèo đói, và chúng tôi hiện có tất cả!”.

ĐCSTQ đã đối phó với các cuộc biểu tình và nói rằng động thái này là vì “ổn định xã hội”. Tuy nhiên, sẽ không có lý do gì nổ ra các cuộc biểu tình nếu một phương pháp ngăn chặn đại dịch có hiệu quả. Thay vào đó, truyền thông toàn cầu coi đây là "điểm bùng phát" của Trung Quốc.

Theo tờ France24, Covid-19 đã phá hủy lòng tin giữa người dân Trung Quốc và chính phủ Trung Quốc. Trong khi đó, các cuộc biểu tình đại diện cho "sự kết thúc của một mô hình chính phủ từng được người dân tin tưởng", theo tờ Foreign Policy. Nếu các cuộc biểu tình vẫn tiếp diễn, điều gì sẽ xảy ra với người dân Trung Quốc và ĐCSTQ?

Huyền Anh

Trung Quốc


BÀI CHỌN LỌC

Biểu tình bùng nổ khắp mọi nơi: Điều gì sẽ xảy ra với người dân Trung Quốc và ĐCSTQ?