Cập nhật diễn biến biểu tình ở Trung Quốc phản đối Zero Covid

Giúp NTDVN sửa lỗi

Cập nhật thông tin mới nhất về các cuộc biểu tình ở Trung Quốc phản đối chính sách Zero Covid của ĐCSTQ.


Ngày 29/11: Trung Quốc nới lỏng một số quy định COVID

  • Chính quyền thành phố Bắc Kinh nói sẽ không còn lập cổng để chặn người dân vào các khu chung cư có người bị COVID.
    “Các lối đi phải được thông thoáng để vận chuyển y tế, thoát hiểm khẩn cấp và cứu hộ”, hãng tin China News Service dẫn lời một quan chức kiểm soát dịch bệnh thành phố tuyên bố.
  • Ngoài việc nới lỏng các quy định ở Bắc Kinh, các quan chức ở Quảng Châu, đô thị sản xuất và thương mại phía nam và là điểm nóng lớn nhất trong làn sóng lây nhiễm mới nhất của Trung Quốc, cho biết một số cư dân sẽ không còn phải xét nghiệm hàng loạt nữa.
  • Urumqi, nơi xảy ra vụ hỏa hoạn chết người, và một thành phố khác ở khu vực Tân Cương phía tây bắc cho biết các chợ và cơ sở kinh doanh ở những khu vực được coi là có nguy cơ lây nhiễm thấp sẽ mở cửa trở lại trong tuần này và dịch vụ xe buýt công cộng sẽ hoạt động trở lại.

Nhà Trắng ủng hộ quyền biểu tình ôn hòa của người dân Trung Quốc

  • Chính quyền Mỹ cho biết, họ ủng hộ quyền biểu tình ôn hòa của người dân Trung Quốc chống lại các chính sách phòng chống dịch của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
  • Phát ngôn viên của Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng John Kirby nói với các phóng viên: “Mọi người nên được cho phép hội họp và phản đối một cách hòa bình các chính sách, luật pháp hoặc mệnh lệnh mà họ cho là có vấn đề. Nhà Trắng ủng hộ quyền biểu tình ôn hòa".

Chi tiết: Nhà Trắng nói họ ủng hộ quyền biểu tình ôn hòa của người dân Trung Quốc


Ngày 28/11: Trung Quốc siết chặt an ninh sau các cuộc biểu tình

  • Vào hôm 28/11, các con phố ở Thượng Hải đã bị phong tỏa bằng hàng rào kim loại để ngăn đám đông tụ tập. Các sĩ quan cảnh sát mặc áo phản quang tuần tra theo cặp khi xe cảnh sát và xe máy đi qua, theo tờ Reuters.
  • Những rào chắn lớn đã được dựng lên dọc theo con đường biểu tình chính ở Thượng Hải và cảnh sát đã thực hiện một số vụ bắt giữ. Cảnh sát đã ngăn mọi người chụp ảnh các cuộc biểu tình và xóa ảnh trên thiết bị của họ.
  • Các trường đại học ở Trung Quốc được lệnh ngăn cấm sinh viên biểu tình và sớm cho sinh viên về quê nghỉ Tết. Trong 2 ngày qua, sinh viên của hơn 100 trường đại học Trung Quốc đã xuống đường phản đối Zero Covid.
  • Giới chức Trung Quốc tuyên bố sẽ tiếp tục duy trì chính sách này, bất chấp sự phản đối ngày càng tăng của công chúng, cũng như những tác động tiêu cực của nó đến nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Chi tiết: Trung Quốc siết chặt an ninh sau các cuộc biểu tình hiếm hoi phản đối chính sách Zero Covid

Cảnh sát chặn đường Wulumuqi, được đặt theo tên Urumqi trong tiếng Quan Thoại, để ngăn người dân biểu tình phản đối chính sách phòng dịch Zero Covid của chính quyền Trung Quốc ở Thượng Hải, Trung Quốc, hôm 27/11/2022. (Ảnh: Hector Retamal/AFP/Getty Images)

Video: Cảnh sát Trung Quốc bắt, lôi người biểu tình trên phố

Biểu tình lan ra Quảng Châu và Hàng Châu (Trung Quốc)

Một video lan truyền trên Twitter cho thấy, người dân quận Hải Châu, thành phố Quảng Châu đang đột phá phong tỏa, lực lượng phòng chống dịch của ĐCSTQ (Đại Bạch/Big Whites) dần bị đẩy lùi.

Theo NTD tiếng Trung, vào tối 28/11, người dân ở Hàng Châu , Chiết Giang tiếp tục xuống đường và bị cảnh sát giải tỏa thô bạo, và có rất nhiều tiếng khóc. Video biểu tình tại Hàng Châu có tại đây.

Video: Làn sóng biểu tình phản đối Zero Covid đã lan sang các trường và cộng đồng nước ngoài


Ngày 27/11: Cơn thịnh nộ chưa từng thấy trong 30 năm

Bloomberg News dẫn lời giáo sư Perry Link tại Đại học California (Mỹ) đã xem các video clip về các cuộc biểu tình ở Thượng Hải và phân tích: “Đây có thể xem là biến cố xuống đường phản kháng mạnh mẽ nhất tại Trung Quốc kể từ sau sự kiện Thiên An Môn năm 1989”.

Biểu tình lan rộng ở Trung Quốc
Người dân hô khẩu hiệu khi tụ tập trên một con phố ở Thượng Hải vào ngày 27/11/2022. Trong đợt biểu tình lần này, người dân đã hô vang những khẩu hiệu yêu cầu tự do, yêu cầu Tập Cận Bình thoái vị, ĐCSTQ thoái vị. (Ảnh: Hector Retamal/AFP qua Getty Images)

“Những cuộc biểu tình này rõ ràng được đông đảo người dân ủng hộ, thông qua các video clip cho thấy có sự liên kết giữa các thành phố khác nhau — đây là một sự kiện phản kháng toàn quốc”, giáo sư Perry Link – người từng biên tập các tài liệu mật về thảm sát tại Quảng trường Thiên An Môn năm 1989 – cho hay.

Tờ “Người Úc” (The Australian) đưa tin, giám đốc David Moser của Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc tại Đại học Sư phạm Thủ đô ở Bắc Kinh, cho biết: “Tôi đã sống ở Trung Quốc 30 năm nhưng chưa bao giờ thấy biểu tình táo bạo, công khai và duy trì được như vậy…. Đây là thách thức nghiêm trọng cho quyền lực của ĐCSTQ”.

Chi tiết: Biểu tình lan rộng tại Trung Quốc: Chưa từng thấy kể từ Thiên An Môn 1989

Làn sóng phản đối lan đến Thượng Hải và Bắc Kinh

Ngày 27/11, làn sóng biểu tình ở Trung Quốc phản đối các chính sách phong tỏa đại dịch Covid-19 đã lan sang Thượng Hải và Bắc Kinh. Những người biểu tình tập trung tại một trong những trường đại học danh tiếng nhất của Bắc Kinh để kêu gọi chính quyền Trung Quốc dỡ bỏ chính sách phong tỏa.

Tòa Bạch Ốc phản ứng về các cuộc biểu tình đang nổ ra trên khắp Trung Quốc
Cảnh sát và người dân đụng độ trong cuộc biểu tình ở Thượng Hải, ngày 27/11/2022. (Ảnh: Hector Retamal/AFP qua Getty Images)

Video: Làn sóng biểu tình lan khắp một nửa Trung Quốc, dân Bắc Kinh đã vào cuộc

  • Tại Thượng Hải, thành phố đông dân nhất của Trung Quốc, người dân tập trung vào tối thứ Bảy (26/11) tại đường Wulumuqi - được đặt theo tên của Urumqi - để thắp nến cầu nguyện cho các nạn nhân của vụ hỏa hoạn. Tuy nhiên, sự kiện này đã biến thành một cuộc biểu tình vào sáng hôm nay (27/11)
  • Tại khuôn viên của Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh, một đám đông lớn đã tụ tập, theo những hình ảnh và video được đăng tải trên mạng xã hội. Một số người cũng cầm trên tay tờ giấy trắng.
  • Vào lúc 2 giờ sáng thứ 2 (28/11), tổng cộng có khoảng 1.000 người biểu tình đã tập trung theo dọc bờ sông Liangma gần Đường vành đai 3 (Bắc Kinh) và không chịu giải tán.
  • Theo các video được đăng tải trên mạng xã hội, cuối tuần qua, các cuộc biểu tình đã diễn ra ở nhiều trường cao đẳng và đại học ở Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, Thành Đô, Vân Nam, Vũ Hán, Trùng Khánh và Ninh Ba. Trong video về cuộc biểu tình ở Thành Đô, người dân hô vang "Chấm dứt nhiệm kỳ suốt đời" và "Nhân dân muôn năm".

Chi tiết: Làn sóng biểu tình phản đối phong tỏa lan đến Thượng Hải và Bắc Kinh


Vì sao người Trung Quốc giơ giấy trắng khi biểu tình?

Những tờ giấy trắng đã xuất hiện phổ biến trong các cuộc biểu tình ở Trung Quốc trong những ngày qua. Giấy trắng được liên hệ với "sách trắng", thể hiện việc mất tự do ngôn luận, theo BBC News.

Maya Wang, nhà nghiên cứu tại Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, nói: “Tôi nghĩ bản thân sách trắng là một hình thức phản đối về việc thiếu tự do ngôn luận ở Trung Quốc".

Thông thường các cuộc biểu tình sẽ mang theo các biểu ngữ, thông điệp phản đối. Nhưng ở Trung Quốc, người biểu tình chỉ mang theo tờ giấy trắng mà không có thông điệp.

Một người biểu tình nói với hãng tin Reuters: “Chúng tôi phát động phong trào tưởng nhớ tờ giấy trắng. Chúng tôi có nói gì trên tờ giấy không? Không. Tất cả những lời buộc tội đều ở trong lòng chúng tôi. Tất cả những suy nghĩ đều ở trong trái tim của chúng tôi".

Cô nói tiếp: “Tờ giấy trắng đại diện cho tất cả những gì chúng tôi muốn nói nhưng không thể nói”.

Xem thêm:



BÀI CHỌN LỌC

Cập nhật diễn biến biểu tình ở Trung Quốc phản đối Zero Covid