Người biểu tình tại Hồng Kông không còn “Đường lùi”?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Thành phố Hồng Kông chứng kiến ​​những cuộc xung đột bạo lực và hỗn loạn nổ ra thường xuyên trong suốt gần sáu tháng biểu tình rầm rộ. Nhưng mức độ bạo lực căng thẳng leo thang trong tuần qua đã dấy lên nỗi lo sợ không thể tìm được giải pháp cho cuộc khủng hoảng này.

Châm ngòi cho đợt khủng hoảng là cái chết của một sinh viên 22 tuổi vào ngày 8 tháng 11. Cậu bị chết vì chấn thương sau khi rơi từ trên tòa nhà ở một bãi đậu xe, nơi cảnh sát đã bắn hơi cay để giải tán những người biểu tình. Đây là vụ tử vong đầu tiên liên quan đến cảnh sát chống lại người biểu tình trong phong trào ủng hộ dân chủ. Cái chết của cậu thanh niên đã gây ra làn sóng phản đối dữ dội cuối tuần qua.

Vào sáng ngày 11 tháng 11, một người biểu tình tay không đã bị một cảnh sát bắn ở cự ly gần, đây là người biểu tình thứ ba bị thương do cảnh sát bắn bằng đạn thật. Sự việc làm dấy lên làn sóng giận dữ mới đối với chính quyền Hồng Kông, những người biểu tình kêu gọi một cuộc đình công trên toàn thành phố và làm gián đoạn giao thông nhằm gây áp lực khiến chính phủ phải lắng nghe yêu cầu của họ.

Căng thẳng leo thang vào ngày 12 tháng 11 khi những người biểu tình và cảnh sát đụng độ trong cuộc giao tranh kéo dài hàng giờ tới đêm tại Đại học Trung Văn (CUHK). Cảnh sát đã bắn 1.567 đạn hơi cay, 1.312 viên đạn cao su và 380 viên đạn cườm, nhằm giải tán những sinh viên của trường đã dựng hàng rào, ném gạch và ném bom xăng ngăn không cho cảnh sát tiến vào khuôn viên trường.

Một ngày trước đó, cảnh sát đã đột nhập vào CUHK, các trường đại học khác và một nhà thờ để tiến hành bắt giữ- đây là lần đầu tiên chính quyền xâm nhập những địa điểm như thế để trấn áp người biểu tình.

“Mọi thứ đều đang leo thang cả về tần suất và mức độ”, Jason Ng, luật sư và chủ tịch Nhóm luật sư cấp tiến, một nhóm luật sư địa phương ủng hộ các vấn đề dân chủ, đã nhận xét. “Điều rắc rối và làm tình hình tồi tệ hơn ở chỗ là viễn cảnh này không có hồi kết”.

Người biểu tình (bên trái) và các phóng viên phản ứng sau khi cảnh sát tạt hơi ga tại trường CUHK vào ngày 12/11/2019 byDale DE LA REY / AFP) (Photo by DALE DE LA REY/AFP via Getty Images)

Chỉ đạo từ Bắc Kinh?

Chính phủ Hồng Kông khẳng định họ có thể chấm dứt khủng hoảng và liên tục đổ lỗi cho “những kẻ bạo loạn” làm cho tình hình trở nên căng thẳng. Bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga trưởng đặc khu, tại một cuộc họp báo gần đây, một lần nữa tuyên bố rằng bà sẽ không nhượng bộ các đòi hỏi của người biểu tình, trong đó có yêu cầu về quyền bầu cử phổ thông và điều tra độc lập đối với sự tàn bạo của cảnh sát chống lại người biểu tình.

Phát ngôn của bà được đưa ra sau chuyến thăm Bắc Kinh vào đầu tháng 11, khi Tổng bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình và các quan chức chính quyền hàng đầu phụ trách các vấn đề Hồng Kông, công khai ủng hộ việc bà xử lý các cuộc biểu tình. Một số nhà bình luận đánh giá chuyến đi này được coi như một dấu hiệu ủng hộ từ phía Bắc Kinh đối với việc bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga nên cứng rắn lập trường hơn nữa đối với người biểu tình.

Ông Ng đã nhận xét: kể từ sau khi Lâm Trịnh Nguyệt Nga gặp gỡ các nhà lãnh đạo Bắc Kinh “thái độ của bà ấy thay đổi rõ rệt, trong cả lời nói và hành động,”

Lời phát ngôn của bà cứng rắn, không khoan nhượng hơn nhiều”, ông Ng nói, và khẳng định rằng những hành động chưa từng của cảnh sát có trong tuần qua đã chứng minh rằng những lời phát ngôn đó đã được hiện thực hóa bằng hành động.

“Chính quyền Trung Quốc và Hồng Kông đã có một ‘âm mưu rõ ràng’, họ sẵn sàng sử dụng ‘lực lượng tàn sát’ để khẳng định quyền kiểm soát với thành phố”, Dan Garrett, tác giả của cuốn ‘Kháng chiến chống bá quyền ở Hồng Kông: hình ảnh biểu tình trong thành phố’, đã chia sẻ với tờ The Epoch Times qua email.

Ông nói rằng giới lãnh đạo cộng sản ở Bắc Kinh dường như đã quyết định rằng sẽ không thể đưa quân đội Trung Quốc vào Hồng Kông để dập tắt các cuộc biểu tình do sự phản ứng dữ dội của quốc tế, vì vậy thay vào đó họ đã sử dụng cảnh sát vũ trang dùng bạo lực để dập tắt các cuộc biểu tình.

“Tuy nhiên, điều này đòi hỏi một chiến dịch tấn công mạnh mẽ để quy kết những người biểu tình thành những kẻ cực đoan và khủng bố vô cùng bạo lực, từ đó đưa ra lý do cần thiết và hợp pháp hóa việc sử dụng vũ lực tàn sát”, Garrett nhận định.

Trong nhiều tháng qua, chính quyền Trung Quốc đã thực thi âm mưu này. Các quan chức Trung Quốc và các phương tiện truyền thông nhà nước thường xuyên phác họa người biểu tình là những kẻ tội phạm và những kẻ cực đoan, và hối thúc chính quyền địa phương đưa ra phản ứng cứng rắn.

Ông Cảnh Sảng, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, tại một cuộc họp báo thường kỳ vào ngày 13 tháng 11 đã gọi những người biểu tình là ‘kẻ thù của nhân dân’. Bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga cũng dùng những từ ngữ tương tự này mô tả người biểu tình vài ngày trước đó. Cảnh Sảng cũng liên tục nhắc lại chính quyền Trung Quốc hỗ trợ quyết liệt chính phủ, cảnh sát và tòa án Hồng Kông trong việc áp dụng các biện pháp hữu hiệu triệt để trừng phạt nghiêm khắc các hoạt động phi pháp và tội phạm.

Nhân viên văn phòng và những người biểu tình ủng hộ dân chủ tập trung tại một cuộc biểu tình ở Trung tâm Hồng Kông vào ngày 12/11/2019 (Photo by ANTHONY WALLACE / AFP) (Photo by ANTHONY WALLACE/AFP via Getty Images)

Theo phân tích của Garrett, chính quyền Trung Quốc đã sớm cho thấy dấu hiệu sẽ thúc đẩy cảnh sát ra tay mạnh mẽ hơn đối với tình hình Hồng Kông ngay từ tháng 7, thời điểm khi các cuộc biểu tình rầm rộ bước sang tháng thứ hai. Ví dụ, một bài xã luận ngày 22 tháng 7 trên tờ báo Global Times của chính quyền viết: “Một nguyên nhân chủ yếu cho hỗn loạn ở Hồng Kông là do cảnh sát bị hạn chế quyền lực rất nhiều”. Tờ báo đã kêu gọi gỡ bỏ hạn chế này.

Sau đó, các quan chức cấp cao tại một hội nghị Đảng diễn ra vào cuối tháng 10 cũng đã nhấn mạnh sự cần thiết phải hoàn thiện hệ thống pháp lý và cơ chế thực thi pháp luật của Hồng Kông, nhằm bảo vệ an ninh quốc gia.

Đường hướng đó được phản ánh trong các tuyên bố gần đây của các quan chức cao cấp. Ví dụ như ông Trương Hiểu Minh (Zhang Xiaoming)- giám đốc Văn phòng Các vấn đề về Hồng Kông trong một bài báo đăng trên trang web chính thức của văn phòng vào ngày 9/11 nói rằng đẩy mạnh thi hành pháp luật của Hồng Kông là một nhiệm vụ cấp bách đối với chính phủ Hồng Kông.

Giận dữ và tuyệt vọng

Các cuộc biểu tình cho thấy không có dấu hiệu thuyên giảm, cảnh sát ngày càng gia tăng bạo lực, khiến tình trạng bất ổn càng trở nên trầm trọng. Trên các kênh mạng xã hội tràn ngập những video cho thấy cảnh sát tấn công, đánh đập những người biểu tình đã bị khống chế, xịt hơi cay vào người dân và nhà báo.

Một video lan truyền gần đây đã tố cáo một cảnh sát xịt hơi cay vào mặt một phụ nữ khi cô tranh cãi với anh ta. Viên cảnh sát xịt tiếp lần nữa khi cô cố đẩy anh ta ra. Sau đó, nhiều cảnh sát đã khống chế đè cô xuống đất.

Hành động của cảnh sát Hồng Kông khiến cộng đồng quốc tế lên án, phẫn nộ.

Nghị sỹ Mỹ Jim McGitas, Gần đây đã mô tả các cảnh sát là những kẻ ‘mất kiểm soát’, trong khi Nghị sỹ Marsha Blackburn đã gọi vụ cảnh sát xả súng gần đây là ‘phiên bản Thiên An Môn thứ 2’, một cuộc đàn áp đẫm máu phong trào sinh viên biểu tình ở Bắc Kinh 30 năm trước tại Quảng trường Thiên An Môn.

Vấn đề sinh viên biểu tình tại Hồng Kông khiến người ta liên tưởng đến các cuộc biểu tình dân chủ đã bị ĐCSTQ đàn áp vào năm 1989 tại quảng trường Thiên An Môn. Đúng 10 năm sau đó, môn khí công Phật gia, Pháp Luân Công, cũng bị chính quyền Trung Quốc thẳng tay đàn áp.

Một báo cáo tháng 9 của Tổ chức Ân xá Quốc tế cho thấy cảnh sát Hồng Kông đang sử dụng các chiêu bài phi pháp và vô lương tâm chống lại người dân trong các cuộc biểu tình.

“Không thể hy vọng người biểu tình không phản ứng khi cảnh sát đánh đập, bắt giữ, hay thậm chí dùng đạn thật bắn họ,

Nhưng những người biểu tình càng phản kháng, cảnh sát càng có cớ trấn áp họ. Jason nói.“Vì vậy, nó trở thành một vòng luẩn quẩn.”

Một người đàn ông bị bắt giữ sau khi cảnh sát bắn hơi cay vào CUHK ngày 12 tháng 11 năm 2019. (Photo by Philip FONG / AFP) (Photo by PHILIP FONG/AFP via Getty Images)

Cùng với sự tức giận của công chúng, người biểu tình ngày càng cảm thấy tuyệt vọng.

Tôi cảm thấy bất lực, tôi không biết làm thế nào để đạt được lý tưởng chính trị”, Chan, một nhân viên văn phòng nói với tờ The Epoch Times Hồng Kông. Anh đã tham gia biểu tình ở khu thương mại trung tâm vào ngày 13/11.

Chan, cựu sinh viên của trường CUHK, cho biết anh hiểu được hành động của những sinh viên đụng độ với cảnh sát tại trường đại học vào ngày 12/11. Đây là một trong những cuộc đụng độ căng thẳng nhất kể từ khi các cuộc biểu tình nổ ra.

‘Họ không biết làm gì để giải quyết vấn đề. Họ đã sử dụng sách lược cuối cùng”, anh nói và bắt đầu khóc. ‘Tôi hy vọng chính phủ có thể nghiêm túc xem xét đòi hỏi của người biểu tình và giải quyết cuộc khủng hoảng này. Nếu không, sẽ có nhiều thương vong. Hồng Kông phải đối mặt ngõ cụt không có đường lui.

Ng tin rằng các cuộc biểu tình đã tới mức ‘sẽ không bao giờ dứt’. Ngay cả khi tình trạng bất ổn giảm bớt trong một thời gian, nếu hành động của chính phủ khiến người biểu tình cảm thấy vô lý, cuộc xung đột căng thẳng khác sẽ xảy ra, ông nói. Nó sẽ biến thành một cuộc khủng hoảng liên miên, và cả thành phố sẽ liên tục náo loạn sục sôi kéo dài trong hàng tháng hoặc thậm chí hàng năm.

Minh Thanh (biên dịch)

Tác giả: Cathy He, Eva Fu

Theo Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Người biểu tình tại Hồng Kông không còn “Đường lùi”?